Phân tích: 'Ngũ lôi oanh đỉnh' nền kinh tế Trung Quốc, ông Tập tiến thoái lưỡng nan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số học giả chỉ ra rằng bất động sản, tài chính, nợ của chính quyền địa phương và các lĩnh vực khác của Trung Quốc hiện đang lần lượt bị oanh tạc, Trung Nam Hải giống như bị “ngũ lôi oanh đỉnh”, còn ông Tập Cận Bình đang phân vân giữa hai lựa chọn cứu hay không cứu.

Một loạt số liệu kinh tế tháng 7 do Bắc Kinh công bố cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng chao đảo, “cỗ xe tam mã” đầu tư, tiêu dùng, xuất nhập khẩu đồng loạt trượt dốc. Đặc biệt là xuất nhập khẩu giảm mạnh với tỷ lệ lần lượt là 14,5 % và 12,4%. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên vẫn tiếp tục tăng, khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản ùn ùn kéo đến.

Trong một chương trình phỏng vấn trên đài NTD hôm 16/8, Giáo sư Tạ Điền (Xie Tian) của Trường Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ, cho biết, có quá nhiều giông bão treo lơ lửng trên đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thực sự là “ngũ lôi oanh đỉnh”!

"Ngũ lôi oanh đỉnh" tức là bị 5 loại sét đánh vào đầu. Theo học thuyết Ngũ hành thì Ngũ lôi bao gồm Kim lôi, Mộc lôi, Thủy lôi, Hỏa lôi, Thổ lôi. Thời xa xưa đã lưu truyền một câu nói rằng kẻ làm nhiều điều ác thì sẽ bị Trời đánh, sét đánh.

Theo Giáo sư Tạ, “ngũ lôi” này có sức tàn phá mang tính hủy diệt đối với nền kinh tế Trung Quốc. Thực tế không chỉ dừng lại ở 5 loại mà còn hơn thế nữa, chúng bao gồm: bất động sản, ngành công nghiệp tín thác, nợ của chính quyền địa phương, ngân hàng ở khu vực nông thôn, xuất nhập khẩu, dây chuyền công nghiệp, công nghiệp chip, ngoại hối và tỷ giá hối đoái, v.v.

Ông nói rằng, nếu ĐCSTQ có thể cứu vãn cuộc khủng hoảng tài chính thì tất nhiên họ đã cứu, nhưng hiện giờ toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đang suy sụp, về cơ bản là muốn cứu cũng không được. Top 100 ông lớn trong ngành bất động sản Trung Quốc như Country Garden, Evergrande, Greenland, New Century... đang đối mặt với tình cảnh vỡ nợ, điều này cũng sẽ kéo ngành ngân hàng và tín thác đi xuống. Hiện giờ ĐCSTQ chỉ đang dồn sức để bảo vệ các ngân hàng.

Một bài bình luận gần đây trên tờ Neue Zürcher Zeitung của Thụy Sĩ đã chỉ ra rằng, trước khủng hoảng hiện nay, chính quyền Bắc Kinh đã không đưa ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế ngoại trừ một số "thông báo trấn an người dân". Ông Tập Cận Bình đang thực sự lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan: một mặt muốn phá vỡ bong bóng nhà đất, nhưng lại không sẵn lòng đưa tay ra giúp đỡ các công ty bất động sản đang rơi vào khủng hoảng.

Mặt khác, chính phủ ĐCSTQ cũng lại phải giữ ngành bất động sản, bởi vì một khi bất động sản sụp đổ, nền kinh tế Trung Quốc có thể bị đẩy vào tình trạng “vạn kiếp bất phục” (mãi mãi không thể phục hồi). Bất động sản đóng góp tới 25 - 29% GDP trong nền kinh tế Trung Quốc.

Bài viết nói rằng, dự kiến trong vài tháng tới ​ngày càng nhiều công ty sẽ vỡ nợ, nó có thể gây ra những hậu quả khó lường đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, và gây tác động dây chuyền sang các lĩnh vực kinh tế khác. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Nam Hải chỉ muốn quanh quẩn trong cuộc khủng hoảng chứ không muốn đưa ra những chính sách kinh tế quyết liệt.

Giáo sư Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang), một nhà bình luận chính trị nổi tiếng, phân tích trên kênh cá nhân vào ngày 18/8 rằng, thị trường bất động sản Trung Quốc đã sụp đổ, e rằng trong vài thập kỷ tới sẽ không có cách nào quay trở lại mức giá như hiện nay. Hơn nữa, vấn đề ở Trung Quốc không chỉ là vấn đề niềm tin thị trường mà còn là vấn đề cơ cấu dân số, trong tương lai khi dân số ngày càng giảm, sẽ càng ít người quan tâm đến việc mua nhà ở.

Ông Chương cho rằng những khó khăn kinh tế của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở bất động sản, hầu như không lĩnh vực nào có thể tồn tại một mình. Trước tình thế tiến thoái lưỡng nan như vậy, lựa chọn của ông Tập Cận Bình là gì? Ông ấy chọn cách nằm im hoàn toàn, giống như khi Trung Quốc mở cửa sau dịch bệnh vào cuối năm ngoái, chính phủ không có chuẩn bị gì và để mặc người dân “tự sinh tự diệt”.

Ông Tạ Điền đã viết một bài báo đăng trên The Epoch Times vào ngày 17/8, nói rằng hiện nay ĐCSTQ đang “chống tham nhũng” trong ngành y tế, rất có thể sau đó sẽ đến lượt các ngành giáo dục, tư pháp, văn học nghệ thuật, thể thao, v.v. Loạt động thái này có thể sẽ khiến toàn bộ xã hội Trung Quốc bị suy yếu và tê liệt, nhưng nó cũng sẽ “rút ruột” nền tảng cai trị của ĐCSTQ.

Ông Tạ cho rằng ông Tập Cận Bình chắc chắn không muốn nhìn thấy một kết cục như vậy, nhưng để bảo vệ đảng và có tiền để vận hành đảng, ông ấy sẽ vẫn phải làm như vậy. Rõ ràng, đây là số mệnh của “tổng gia tốc sư” Tập Cận Bình và cũng là số mệnh của ĐCSTQ.

Theo NTD tiếng Trung

Minh Lý biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Phân tích: 'Ngũ lôi oanh đỉnh' nền kinh tế Trung Quốc, ông Tập tiến thoái lưỡng nan