Phát hiện bằng chứng mới thách thức các lý thuyết về nguồn gốc loài người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quá nhiều bằng chứng trong ngành khảo cổ học cho thấy đã đến lúc nhân loại phải có tư duy mới về loài người và nguồn gốc loài người? 

Một hóa thạch 8,7 triệu năm tuổi được phát hiện gần đây ở Thổ Nhĩ Kỳ buộc các chuyên gia phải đánh giá lại nguồn gốc loài người, cho thấy tổ tiên của chúng ta có thể đã xuất hiện đầu tiên ở châu Âu trước khi di cư sang châu Phi.

Nằm gần Çankırı tại khu khảo cổ Çorakyerler, với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, hóa thạch mới được khai quật thách thức niềm tin rằng loài người ban đầu xuất hiện ở Châu Phi. Hóa thạch này được đặt tên là Anadoluvius Turkae, là bằng chứng thuyết phục rằng loài người bắt đầu xuất hiện ở các vùng của châu Âu, chủ yếu là Địa Trung Hải.

Thay đổi thời điểm xuất hiện của loài người

Nghiên cứu này, do Giáo sư David Begun từ Đại học Toronto và Giáo sư Ayla Sevim Erol của Đại học Ankara dẫn đầu và được công bố trên tạp chí Communications Biology, cho rằng loài người không chỉ xuất hiện đầu tiên ở châu Âu mà còn phát triển mạnh ở đó trong hơn 5 triệu năm. Các khu vực Địa Trung Hải và Anatolian đóng một vai trò quan trọng trước khi chủng người này chuyển đến Châu Phi do những thay đổi về môi trường.

Bằng chứng quan trọng đến từ một phần hộp sọ được bảo tồn đặc biệt, được tìm thấy vào năm 2015. “Tính hoàn chỉnh của nó mang lại những hiểu biết sâu sắc hơn, rộng hơn về quá trình phát triển của con người”, giáo sư Begun giải thích. Vùng mặt gần như nguyên vẹn và phần trán mới được tìm thấy cung cấp thông tin quan trọng trước đây không có ở các hóa thạch cũ.

Lối sống của chủng người cổ đại Anadoluvius

Chủng người xuất hiện đầu tiên có kích thước nhỏ bé, cao hơn một mét. Họ sống chủ yếu ở trên cạn và có vẻ thích những khu rừng khô. Bộ hàm khỏe mạnh với lớp men răng dày của chủng người này cho thấy chế độ ăn của họ là các thức ăn cứng, có trên mặt đất, phản ánh môi trường sơ khai của con người cổ đại ở Châu Phi.

Nhiều loài động vật khác nhau, hiện gắn liền với đồng cỏ châu Phi, sống chung với chủng người cổ đại Anadoluvius. Hệ động vật này, bao gồm hươu cao cổ, lợn mụn cóc và động vật ăn thịt giống sư tử, dường như đã di cư đến châu Phi khoảng 8 triệu năm trước. Giáo sư Sevim Erol cho biết: “Sự di chuyển từ phía đông Địa Trung Hải đến Châu Phi này đã xác định lại sự hiểu biết của chúng ta về hệ động vật thuở sơ khai trên Trái đất”.

Vị trí của chủng người cổ đại Anadoluvius trong quá trình phát triển của nhân loại

Giải phẫu chủng người cổ đại Anadoluvius cho thấy kết cấu nhân thể giống với nhân loại sơ khai. Cùng với dữ liệu từ Đại học Ege, Đại học Pamukkale và Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis, sự đồng thuận ban đầu nghiêng về nguồn gốc của chủng người này là ở châu Âu.

Nghiên cứu này phản đối lý thuyết phổ biến rằng loài người xuất hiện đầu tiên và phát triển ở Châu Phi. Giáo sư Begun nói thêm: “Chúng tôi cần nhiều hóa thạch hơn trong khoảng thời gian từ 8 đến 7 triệu năm để liên kết chặt chẽ các giống người châu Âu và châu Phi.” Đồng thời ông cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải khám phá thêm chủng người này trước khi họ di cư đến Châu Phi.

Theo Curiosmos

Lê Na biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện bằng chứng mới thách thức các lý thuyết về nguồn gốc loài người