Sau 30 năm lặng lẽ mài gươm, Thẩm phán Thomas lên tiếng chấn động nước Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc đọ sức 30 năm, 30 năm lịch sử lặp lại, Thẩm phán Thomas và Tổng thống Biden một lần nữa diễn vai đối thủ của nhau.

Ba mươi năm trước, Clarence Thomas và Joe Biden đã trình diễn màn kịch đối thủ của nhau, gây chấn động toàn quốc. Hơn 30 năm qua, Thomas không thay đổi ý định ban đầu và âm thầm làm việc, dưới sự ủng hộ của các tổng thống ba nhiệm kỳ của Đảng Cộng hòa, Thomas giờ là một Chánh án ngựa ô, và là đối thủ của Tổng thống Biden trước tòa, nghênh đón mùa xuân của chủ nghĩa bảo thủ Mỹ.

Các phán quyết chính của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ về các vấn đề như phá thai, sở hữu súng và môi trường, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bảo thủ đầy tham vọng ở Hoa Kỳ. Im lặng, ít nói trong ba thập kỷ, Thẩm phán bảo thủ Clarence Thomas đã đón nhận đỉnh cao sự nghiệp và danh tiếng của mình.

Trong bầu không khí mà những người cánh tả kiểm soát chính quyền, Quốc hội và giới truyền thông, sáu thẩm phán bảo thủ đã chống lại sự uy hiếp của phe cấp tiến, tích cực gây ảnh hưởng bảo thủ, đã lật ngược luật New York cấm mang súng giấu kín, đã tồn tại hàng thế kỷ, đảo lộn quyền Phá thai trong một nửa thế kỷ. Ngoài ra còn có nhiều phán quyết đã chuyển sang cánh hữu, định hình lại môi trường tư pháp Mỹ.

Thẩm phán trưởng Roberts trên danh nghĩa là người bảo thủ, nhưng thực ra ông ấy là phe ôn hòa. Ông ấy không muốn lật lại các vụ án trong quá khứ một cách dễ dàng, và ông ấy cũng lo ngại về áp lực dư luận, nên dao động giữa cánh trái và phải. Trái lại, Thẩm phán da đen 74 tuổi Thomas, đã kiên trì lập trường truyền thống trong 30 năm, và cuối cùng trở thành nhân vật lãnh tụ trong lĩnh vực tư pháp.

Giới tư pháp Mỹ luôn coi ý kiến ​​của Thomas là một ý kiến ​​kỳ dị, nhưng giờ đây không ai dám xem nhẹ ý kiến ​​của ông. Những người bảo thủ ở Tối cao Pháp viện đang nắm quyền, tiếng nói của ông càng ngày càng có trọng lượng. Ông đưa ra quan điểm đồng tình trong phán quyết phá thai của Tối cao Pháp viện, nói rằng các thẩm phán không chỉ lật ngược vụ Roe kiện Wade, mà còn xem xét lại các tiền lệ khác, bao gồm quyền tránh thai và hôn nhân đồng tính. Điều này không khỏi khiến những người cánh tả (những người theo chủ nghĩa tự do) giật mình kinh hoàng.

Mặc dù những người theo chủ nghĩa tự do luôn công kích ông Thomas, coi ông như một kẻ ngu ngốc, một kẻ hèn nhát, một kẻ phản bội, một con rối, và một thẩm phán không nói nên lời. Nhưng những thời đại đó đã qua. Thomas là người da đen quyền lực nhất nước Mỹ, và là trí thức quần chúng có cá tính nhất. Ông hiểu biết sâu sắc về chủng tộc, quyền lợi và bạo lực, sẽ định hình cuộc sống hàng ngày của người dân. Thomas sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các tòa án, ông sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nước Mỹ.

Sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó, ông là một tín đồ Công giáo sùng đạo

Thomas sinh ra ở Georgia, Hoa Kỳ, trong một gia đình nghèo. Năm 2 tuổi, cha ông bỏ vợ con, rời khỏi gia đình, nên ông không có ký ức về cha. Thomas và em trai sống với mẹ trong một khu ổ chuột của người da đen. Năm Thomas 7 tuổi, mẹ tái giá, không nuôi nổi nên giao các con cho ông bà ngoại nuôi nấng. Ông bà ngoại giàu có nên có thể nuôi Thomas ăn học. Thomas lớn lên là một người Công giáo sùng đạo, học ở trường dòng, và muốn trở thành một linh mục. Sau đó ông vào trường luật và cuối cùng đã tốt nghiệp trường Luật Yale danh tiếng.

Trong thời gian học đại học, Thomas đã tích cực tham gia vào phong trào đòi quyền tự do của người da đen, đã chứng kiến ​​cuộc bạo động ở Quảng trường Harvard năm 1970. Sau khi tiếp xúc với các cuộc biểu tình bạo lực và chủ nghĩa Marx, ông trở nên mất niềm tin vào các phong trào cánh tả, và chuyển sang chủ nghĩa bảo thủ.

Sau đó, Thomas tiếp tục tìm lại niềm tin của mình vào Chúa, và đã nhiều lần nói về đức tin Công giáo của mình trước công chúng. Ông nhấn mạnh rằng giáo dục Công giáo là một trong những "phần cốt lõi" trong tuổi trẻ của ông.

Sau thời gian làm việc tại Washington, Thomas được Tổng thống Reagan đánh giá cao và nhiều lần đề cử, năm 1990, ông được Tổng thống Bush Cha bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa phúc thẩm Liên bang, sau đó được đề cử làm Thẩm phán Tối cao Pháp viện.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Joe Biden phát biểu trong phiên điều trần xác nhận thẩm phán của Thượng viện Hoa Kỳ tại Washington, D.C., vào ngày 10 tháng 9 năm 1991. (Arnie Sachs / CNP / Getty Images)

Thomas đối đầu với Biden, lên án 'tư hình công nghệ cao'

Năm 1991, trong một phiên điều trần của Quốc hội để thông qua việc bổ nhiệm, các đảng viên Đảng Dân chủ đã tìm cách công kích hồ sơ của Thomas và pháp lý học của ông, đặc biệt là lý thuyết luật tự nhiên, để công kích lập trường của ông về vấn đề phá thai. Sau khi làm như vậy thất bại, Anita Hill, người từng làm việc với Thomas, đã lên tiếng tố cáo Thomas quấy rối tình dục cô, và phiên điều trần trên truyền hình quốc gia đã gây ra một sự náo động lớn.

Chính Tổng thống Biden hôm nay là người chủ trì phiên điều trần vào thời điểm đó, khi đó ông là Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Lúc đó Biden tỏ ra trịch thượng và chất vấn Thomas hết lần này đến lần khác.

Thomas đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc quấy rối tình dục. Ông cáo buộc các đảng viên Đảng Dân chủ, người kiểm soát Thượng viện vào thời điểm đó, đã dàn dựng một "tư hình công nghệ cao" chống lại ông, nhưng ông sẽ không nhượng bộ. "Điều này (điều trần) là một gánh xiếc, và một nỗi ô nhục quốc gia" - ông nói tại phiên điều trần.

Thomas không trở thành một người tự do như những người da đen khác, ông là một người bảo thủ điển hình. Ông tin rằng ông đã bị tấn công vì lập trường bảo thủ của mình.

"Theo quan điểm của tôi với tư cách là một người Mỹ da đen, theo như tôi được biết, đây là một tư hình công nghệ cao, nhắm vào những người da đen ‘kiêu ngạo’ dám nghĩ cho bản thân, làm những điều cho bản thân, và dám có suy nghĩ khác biệt. Nó thể hiện một thông điệp rằng, bạn phải quỳ lạy cựu thế lực, nếu không bạn sẽ phải chịu kết quả này, bạn sẽ không bị treo cổ trên cây, nhưng bạn sẽ bị xử bằng quyền lực tư hình, bị hủy hoại, bị một ủy ban của Thượng viện Hoa Kỳ mỉa mai, chế giễu".

Nghe câu này, Biden thì thào với các dân biểu khác trên đài chủ tịch và không có lời nào đáp lại.

Trước sự chất vấn của Thượng viện, Thomas nhấn mạnh rằng, ông thà chết chứ không chịu lùi bước, và không bao giờ chịu khuất phục trước cựu thế lực.

Sau buổi truyền hình, theo các cuộc thăm dò quốc gia, người Mỹ tin lời khai của Thomas với tỷ lệ hơn 2-1. Nhưng Thomas đã được bổ nhiệm bởi một số phiếu sít sao 52-48.

Quá trình xác nhận đề cử của Thomas kéo dài 99 ngày, một thử thách dài đối với ông.

Ông nói tại phiên điều trần rằng, ông đã chết, và Thomas mà các bạn bầu chọn hoặc chống lại đã chết.

Sau những cáo buộc của Hill chống lại Thomas, "quấy rối tình dục" đã trở thành một từ có tần suất xuất hiện cao ở Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, những nhân vật bảo thủ như Tổng thống Trump, Justice Cavallo, và người giàu nhất Elon Musk đều phải đối mặt với những cáo buộc như vậy.

Ứng cử viên thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Clarence Thomas (bên phải) cùng với vợ (bên trái) đang chờ làm chứng chống lại cáo buộc quấy rối tình dục trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện ở Washington, D.C., vào ngày 12 tháng 10 năm 1991. (Jennifer Law / AFP qua Getty Images)

Ba mươi năm kiên trì, Thomas là một người Mỹ gốc Phi phi thường

Sau khi được bổ nhiệm làm thẩm phán, Thomas hiếm khi lộ diện, nhưng các lá phiếu và quyết định của ông cho thấy chủ nghĩa bảo thủ mạnh mẽ. Ông phản đối rõ ràng việc phá thai, ủng hộ quyền sử dụng súng, bác bỏ hầu hết các dự luật về quyền bình đẳng, và cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia rộng rãi vào xã hội.

Thomas là một "người theo chủ nghĩa nguyên bản" điển hình, người tin rằng các thẩm phán nên trung thành tuyệt đối với Hiến pháp. Trung thành với ý định ban đầu của các bậc quốc phụ, các bậc tiên nhân hiền triết, và giải thích Hiến pháp theo đúng nguyên văn, không nên tạo ra những quyền không được Hiến pháp ban tặng, và không nên giải thích Hiến pháp theo cách phù hợp với thời đại.

Nói về điều này, đầu tiên xin giới thiệu sự khác biệt giữa cánh tả và cánh hữu ở Hoa Kỳ. Những người theo chủ nghĩa cực hữu (theo chủ nghĩa truyền thống, bảo thủ) đã kế thừa những giá trị từ Cơ đốc giáo (Kitô giáo), nhấn mạnh rằng Thiên Chúa đã tạo ra con người, rằng phôi thai là sự sống khi nó còn trong bụng mẹ, và cuộc sống đó là tự do và bình đẳng. Vì vậy, chính phủ là một "chính phủ nhỏ”, và chính phủ không thể kiểm soát những quyền như mang súng, tự do ngôn luận.

Những người cánh tả, thường được gọi là những người tiến bộ, cấp tiến, họ chỉ muốn tự do, chẳng hạn như tự do phá thai, tự do tình dục, hay phụ nữ nên được tự do và độc lập hơn. Những năm gần đây, họ càng ngày càng trở nên cực đoan, ngay từ nhỏ bọn trẻ đã được dạy dỗ rằng giới tính không quan trọng, nhà vệ sinh không phân biệt nam nữ, nạo phá thai cũng không phải là chuyện xấu, khiến nam nữ tùy tiện làm loạn. Theo cách này, con người sẽ chẳng ra con người, và quốc gia sẽ chẳng ra quốc gia. Chính phủ có xu hướng trở thành một chính phủ lớn, muốn cung cấp phúc lợi, muốn bình đẳng và muốn điều tiết, cùng mục đích nhưng khác con đường với chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Thomas là người Mỹ gốc Phi, da đen, nhưng có cái nhìn khác với số đông. Ông cho rằng các chính sách tự do của cánh tả đang giết chết cộng đồng người da đen, mặc dù các chính sách đó là trên danh nghĩa giúp đỡ người da đen.

Thomas không bao giờ che giấu niềm tin của mình rằng, cuộc cách mạng quyền lợi đã ảnh hưởng nặng nề đến người da đen. Nó phá hủy sự bảo vệ và hướng dẫn đối với phụ nữ da đen, trẻ em và cha mẹ trong cộng đồng da đen.

Như ông ngoại của Thomas đã nói với ông rằng, phúc lợi "lấy đi bản lĩnh đàn ông của con". Ông lập luận rằng, tự do tình dục lấy đi người chồng và người cha, và các chính sách tư pháp hình sự của cánh tả lấy đi con trai và anh em. Do vị thế yếu ớt của họ trong xã hội Mỹ, người da đen hầu hết cần quyền lực gia trưởng khắc nghiệt, để từ đó sinh ra tính kỷ luật tự giác và sức mạnh cộng đồng.

Thomas phản đối phong trào quyền bình đẳng. Ông tin rằng, phong trào quyền bình đẳng cho phép người Mỹ gốc Phi đạt được một số kết quả mà không cần phải làm việc chăm chỉ như các nhóm dân tộc khác. Điều này khiến người Mỹ gốc Phi phụ thuộc nhiều vào phong trào quyền bình đẳng, và mất đi động lực để dám nghĩ dám làm và tự đấu tranh. Cuối cùng, họ không thể tự đứng vững.

Ông tuyên bố vào năm 1985 rằng, việc cứu chủng tộc của chúng ta phụ thuộc vào "sức mạnh và ý chí của người da đen".

Thẩm phán Tối cao Pháp viện mới tuyên thệ Amy Coney Barrett (thứ hai từ trái sang) và chồng Jesse Barrett (thứ nhất từ trái sang) tại lễ tuyên thệ nhậm chức ở Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng ở Washington, DC, vào ngày 26 tháng 10 năm 2020. Bên cạnh là Tổng thống Trump và Thẩm phán Tối cao Pháp viện Thomas (ngoài cùng bên phải). (Hình ảnh Tasos Katopodis / Getty Images)

Ba mươi năm lịch sử lặp lại, Thomas và Biden lại diễn hai vai đối địch

Là một người da đen, Thomas đương nhiên rất đau lòng khi thấy người dân của mình bị hủy diệt bởi các chính sách tự do của cánh tả. Trận chiến của ông với cánh tả đã bắt đầu cách đây ba mươi năm, tại buổi điều trần đó.

Điều đáng khen là Thomas không hề thay đổi. Ông thường được mô tả là thành viên bảo thủ nhất của tòa án. Nhưng ảnh hưởng của Thomas chỉ mới dần trở nên rõ ràng trong những năm gần đây.

Sau khi ông Trump trở thành tổng thống, nhiều nhân viên cũ của Thomas đã được ông Trump bổ nhiệm vào các chức vụ chính trị và chức vụ thẩm phán.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, ông đã chọn ba thẩm phán để vào Tối cao Pháp viện, thay đổi bản đồ hình thái ý thức của Tối cao Pháp viện, khiến tỷ lệ phe bảo thủ so với phe tự do là 6:3.

Vào ngày 23 tháng 6, Tối cao Pháp viện đã công bố một phán quyết lật ngược luật của bang New York đã có từ một thế kỷ trước, về hạn chế việc mang súng giấu kín, đi ra bên ngoài. Một ngày sau, Tối cao Pháp viện đã lật ngược phán quyết của vụ án Roe kiện Wade năm 1973 đảm bảo quyền phá thai, chấm dứt gần 5 thập kỷ hiến pháp bảo vệ việc phá thai và trao cho các bang quyền cấm phá thai.

Thomas đã không được mọi người hiểu trong suốt 30 năm, và ông đã làm việc chăm chỉ trong suốt 30 năm. Sự phân chia quyền lực ở Hoa Kỳ, phán quyết của Tối cao Pháp viện, là thiêng liêng và có thẩm quyền, Tổng thống và Quốc hội không thể can thiệp.

Ông Biden, người đã chấp thuận đề cử của Justice Thomas tại phiên điều trần năm đó, không ngờ rằng 30 năm sau, ông Biden vẫn diễn vở kịch đối thủ với Thomas.

Chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ hiện đang bị cánh tả chi phối, và một loạt chính sách thiên tả đang được đưa ra. Tối cao Pháp viện đã nghiêng về phía cánh hữu, và 5 phán quyết đã buộc chặt tay chân của Tổng thống Biden. Các chính sách bảo vệ môi trường, chính sách phá thai và chính sách kiểm soát súng của ông Biden đều sẽ bị ràng buộc bởi luật pháp.

Ông Biden đã phản ứng vào ngày hôm đó, ngày 24 tháng 6, ông than thở rằng hôm nay là một ngày buồn đối với nước Mỹ. Đó thực sự là một ngày buồn đối với cánh tả. Cánh hữu (bảo thủ) vui mừng và ăn mừng chiến thắng của năm mươi năm nỗ lực.

Khi Tối cao Pháp viện trở nên bảo thủ hơn, Thomas và các quan điểm pháp lý của ông trở nên có ảnh hưởng hơn trong phòng xử án. Thomas đầy tham vọng, tuyên bố sẽ xem xét lại phán quyết về hôn nhân đồng giới.

Bởi vì các thẩm phán là chế độ suốt đời, một bản đồ như vậy sẽ ảnh hưởng đến xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế Mỹ trong nhiều thập kỷ.

Đại Minh
Theo Đường Thanh - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Sau 30 năm lặng lẽ mài gươm, Thẩm phán Thomas lên tiếng chấn động nước Mỹ