Chuyên gia: Guam là tiền tuyến của Mỹ trong cuộc đọ sức với Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một khi bùng nổ xung đột, quân đội Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở Đài Loan mà còn tiếp tục nhắm đến hòn đảo Guam. Người Trung Quốc hiểu rõ rằng để chiếm Đài Loan, họ phải đánh chiếm đảo Guam trước tiên. Khi tên lửa Trung Quốc đáp xuống hòn đảo, có nghĩa là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Mỹ đang bị tấn công.

Guam là chuỗi đảo thứ hai, chỉ đứng sau Đài Loan, trong cấu trúc địa lý Thái Bình Dương. Chạy gần từ bắc xuống nam là các đảo Ulithi, Palau, Guam, Tinian và Saipan. Ba lãnh thổ cuối cùng gồm Guam, Tinian và Saipan đều thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ.

Đảo Guam là căn cứ có thể hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng Mỹ và đồng minh trong công cuộc bảo vệ Đài Loan.

Đẹp, xa xôi và thường rơi vào quên lãng

Guam chỉ đơn giản là đẹp với những bãi biển tuyệt vời cùng các căn cứ quân sự lớn của Mỹ (thường được các quốc gia đồng minh ghé thăm). Bến cảng thật tráng lệ. Nó lớn hơn và rộng rãi hơn nhiều so với Trân Châu Cảng. Điều này cho phép khả năng phân tán tàu cũng như phòng thủ tốt hơn trong trường hợp có các hành động thù địch. Căn cứ không quân Andersen cũng khá lớn.

Vào đỉnh điểm của Chiến dịch Linebacker II, hàng trăm chiếc máy bay ném bom B-52 đã bay ra khỏi đảo Guam để tàn phá miền Bắc Việt Nam và đưa các quốc gia đến bàn đàm phán hòa bình. Có nhiều căn cứ khác trên đảo Guam đã ngừng hoạt động kể từ sau Chiến tranh Lạnh, hiện nay đã sẵn sàng để kích hoạt lại.

Về mặt lịch sử, Guam là một giải thưởng chiến tranh từ cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha với người Mỹ năm 1898. Tây Ban Nha đã sở hữu nó, và Hoa Kỳ đã lấy nó từ người Tây Ban Nha một cách công bằng và vuông vắn. Có một cơ số dân bản địa, Chamorros với một nền văn hóa và lịch sử tuyệt vời. Nhưng thẳng thắn mà nói, họ đã bị choáng ngợp bởi sự hiện diện của người Mỹ.

Trong Thế chiến thứ II, người Nhật xâm lược và chiếm lấy hòn đảo của Hoa Kỳ, nhưng Washington đã quay trở lại và tái chiếm hòn đảo, cũng công bằng và vuông vắn không kém. Trong Chiến tranh Lạnh, hòn đảo này hội tụ nhiều căn cứ quân sự khác nhau của các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ. Các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Polaris của Mỹ có tầm hoạt động ngắn, cho nên cần phải chuyển tiếp căn cứ cho các tàu ngầm này.

Trong một trong những chuyến đi cuối cùng trước khi nghỉ hưu tại Bộ Quốc phòng vào năm 2018, tôi đã cùng một phái đoàn đánh giá khả năng sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động của Guam ở Thái Bình Dương. Thành thật mà nói, hệ thống cơ sở vật chất từng được cho là tốt nhất, nay cần phải tái vốn hóa đáng kể.

Ngoài ra, ngành du lịch bị người Nhật thống trị trên hòn đảo. Rất ít người Mỹ đi nghỉ mát ở Guam, nhưng về nhiều mặt thì Guam lại là “Hawaii của Nhật Bản”. Nó khá đáng chú ý. Rất tiếc, hầu hết người Mỹ không thể tìm thấy Guam trên bản đồ nhưng người dân Nhật Bản thì có thể. Và những du khách Trung Quốc cũng vậy. Đây là điều đáng chú ý, bởi vì nó có thể đại diện cho một điều gì đó khác ngoài du lịch.

Tàu sân bay không thể chìm

Tất cả các kế hoạch chiến tranh của Mỹ ở Thái Bình Dương đều cần phải dùng đến Guam (và Tinian và Saipan, là những lãnh thổ riêng biệt của Mỹ). Đơn giản là Hoa Kỳ không thể hoạt động ở Thái Bình Dương nếu không có Guam. Guam đang nhận được sự chú ý, nhưng những cải tiến và cần tiến triển nhanh hơn nhiều. Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (có trụ sở tại Hawaii) hiện có một khoản tiền lớn hàng năm cho việc cải tiến các dự án.

Căn cứ Không quân Andersen cần mở rộng và xây dựng các nhà chờ máy bay, có khả năng phân tán để đảm bảo các máy bay trên mặt đất sẵn sàng hoạt động. Phòng thủ tên lửa và phòng không cần được mở rộng và cải tiến nhanh chóng. Trung Quốc sẽ tấn công tên lửa đạn đạo trên đảo Guam trong trường hợp xảy ra xung đột với Đài Loan. Vì vậy tốt hơn hết là Hoa Kỳ cần phải răn đe và chuẩn bị ngay cho tình huống có thể xảy ra này.

Sân bay Quốc tế từng là một Trạm Hàng không Hải quân lớn. Nên mở lại một phía quân sự của sân bay, tăng cường sức chứa cho các máy bay với các hầm trú ẩn và phân tán. Bến cảng lớn sẽ cải thiện khả năng phòng thủ và cần mở lại một căn cứ sửa chữa tàu Hải quân để có thể chủ động sửa chữa các tàu bị hư hỏng trong chiến đấu ngay tại Guam, thay vì quay trở lại Hawaii hoặc đất liền.

Cần đóng thêm nhiều tàu và tàu ngầm hơn tại Guam để chúng có thể đến gần hơn đến khu vực có khả năng xảy ra xung đột. Trong nhiều năm, đã có kế hoạch chuyển các đơn vị Thủy quân lục chiến từ Okinawa đến Guam. Những kế hoạch này đã diễn ra chậm chạp một cách đáng kinh ngạc. Cần phải tăng tốc hơn nữa. Cần phải chuyển Lữ đoàn Dù Lục quân, các đơn vị tên lửa tầm xa của Lục quân và các đơn vị công binh Lục quân nên đến Guam.

Và cuối cùng, Bộ Chỉ huy Hoạt động Đặc biệt (SOCOM) nên thiết lập một dấu ấn lớn hơn ở Guam. Bộ này đã nghiên cứu việc mua lại các loại thủy phi cơ lớn, với hiệu suất cao, một loại thủy phi cơ chưa từng tồn tại trong quân đội Mỹ từ cuối những năm 1960. Guam sẽ là nơi lý tưởng để thiết đặt những chiếc máy bay cổ điển, sáng tạo này.

Có lẽ Hoa Kỳ cần thêm thời gian?

Giống như các bài báo trước của tôi về Panama, Puerto Rico, Bahamas và Hawaii, Guam đại diện cho một ví dụ nữa về sự thiếu quan tâm và chú ý của châu Mỹ. Guam, cũng như Puerto Rico và Hawaii là các lãnh thổ thuộc chủ quyền của Mỹ, nhưng chúng ta dường như coi chúng là điều hiển nhiên hoặc thậm chí không còn nhớ đến chúng. Có lẽ đã đến lúc để các công dân của Guam và Mỹ nên thay đổi cái nhìn về Guam, để hòn đảo nhận được sự quan tâm xứng đáng. Khi nước Mỹ tái thực hiện hệ thống giáo dục công để giáo dục con em mình về lịch sử và công dân Mỹ một cách đúng đắn, Guam cần được giới thiệu lại để các thế hệ tương lai biết đến Guam là một phần quan trọng và sôi động của nước Mỹ.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Tác giả John Mills là cựu giám đốc Chính sách an ninh mạng, chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ.



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Guam là tiền tuyến của Mỹ trong cuộc đọ sức với Trung Quốc