Nhà thiết kế số 1' của ĐCSTQ qua đời, nhiều nghệ sĩ tên tuổi ủng hộ ĐCSTQ cũng lần lượt 'nối gót'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ sau cái chết của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân vào tháng 11/2022 và việc Trung Quốc đột ngột dỡ bỏ chính sách “Zero Covid” trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, một số quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã lần lượt qua đời. Bốn họa sĩ có liên hệ mật thiết với ĐCSTQ từ học viện nghệ thuật hàng đầu của Trung Quốc cũng theo nhau qua đời chỉ trong vòng 6 ngày.

Họa sĩ Chu Linh Chiếu

Nghệ sĩ Chu Linh Chiếu (Zhou Lingzhao), một Họa sĩ, Nhà thiết kế và Giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc tại Học viện Mỹ thuật Trung ương, đã qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 3/1 ở tuổi 104.

Sinh năm 1919 tại huyện Bình Giang, tỉnh Hồ Nam, ông Chu lớn lên với tình yêu nghệ thuật dưới ảnh hưởng của mẹ ông, một giáo viên hội họa Trung Quốc. Sau khi học xong tiểu học, ông theo học một trường cao đẳng nghệ thuật và tiếp tục con đường hội họa.

Ông Chu tham gia các hoạt động tuyên truyền ủng hộ chiến tranh chống Nhật của ĐCSTQ và đến Miến Điện để hỗ trợ Quân đoàn Viễn chinh Trung Quốc được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thành lập. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc với tổ chức ngầm của ĐCSTQ, ông dần dần bị tuyên truyền sai lệch của ĐCSTQ thu hút và gia nhập tổ chức này vào năm 1949 khi đảng này cướp chính quyền.

Công việc chính mà ông Chu làm cho ĐCSTQ là vẽ một bức chân dung của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông, được treo trên Tháp Thiên An Môn tại buổi lễ thành lập nhà nước của ĐCSTQ. Ông Chu cùng vợ và bà Trần Nhược Cúc (Chen Ruoju), học trò của ông, phải mất hơn mười ngày mới hoàn thành xong bức chân dung cao 6 mét (20 foot) và rộng 4,6 mét (15 foot).

Sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền, ông Chu có thiết kế không ít những hình ảnh cho đảng này. Ông từng thiết kế biểu tượng của ĐCSTQ, biểu tượng của Hội nghị Hiệp thương Chính trị ĐCSTQ, lá cờ của Đoàn Thanh niên Cộng sản, lá cờ của Đội Thiếu niên Tiền phong, Huân chương Bát Nhất (phần thưởng cao quý nhất trong quân đội ĐCSTQ), “Huân chương Độc lập Tự do", và “Huân chương Giải phóng".

Ông Chu cũng tham gia thiết kế mỹ thuật cho đồng Nhân dân tệ thứ hai, thứ ba và thứ tư được phát hành lần lượt vào các năm 1950, 1959 và 1978. Ông cũng thiết kế nhiều con tem, tranh tường và tranh sơn dầu cho ĐCSTQ. Có thể nói, ông đã cống hiến hết tài năng của mình cho ĐCSTQ.

Sau khi ông Chu qua đời, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã gọi ông là “nhà thiết kế số 1” của chế độ này.

Điều đáng chú ý là trước khi ông Chu qua đời, một nhóm nghệ sĩ của Học viện Mỹ thuật Trung ương, nơi ông Châu từng làm việc, cũng lần lượt qua đời. Tất cả họ đều là những nhân vật nặng ký trong Học viện và là đảng viên của ĐCSTQ.

Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân Covid-19 trên cáng trong khu cấp cứu của Bệnh viện Liên kết Số Một thuộc Đại học Y Trùng Khánh ở thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, hôm 22/12/2022. (Ảnh: Noel Celis/AFP qua Getty Images)

Họa sĩ Chung Hàm

Một ngày trước khi ông Chu qua đời (2/1), ông Chung Hàm (Zhong Han), một Họa sĩ tranh sơn dầu nổi tiếng, Giáo sư và cựu Giám đốc Ủy ban Học thuật của Học viện Mỹ thuật Trung ương, cũng qua đời ở tuổi 94 tại Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh ở Bắc Kinh.

Ông Chung Hàm cũng gia nhập ĐCSTQ vào năm 1949. Ông đã vẽ một số bức tranh sơn dầu ủng hộ ĐCSTQ, chẳng hạn như “Trên sông Diên Hà” và “Vượt sông Hoàng Hà về phía Đông”.

Họa sĩ Hầu Nghệ Dân

Trước đó một ngày, ông Hầu Nhất Dân (Hou Yimin), Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội tranh tường Trung Quốc, Giáo sư, đồng thời là nguyên Phó Chủ tịch thứ nhất của Học viện Mỹ thuật Trung ương, qua đời vào ngày đầu năm mới ở Bắc Kinh và hưởng thọ 92 tuổi.

Ông Hầu Nghệ Dân gia nhập ĐCSTQ vào năm 1948 và trở thành Bí thư của một chi bộ Đảng ngầm vào cùng năm. Năm 1950, ông đến tiền tuyến của Chiến tranh Triều Tiên với tư cách là phóng viên đặc biệt của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ. Năm 1958, ông cũng tham gia thiết kế bộ Nhân dân tệ thứ ba.

Họa sĩ Lý Hóa Cát

Người thứ tư tử vong là ông Lý Hóa Cát (Li Huaji), một họa sĩ vẽ tranh tường nổi tiếng, Giáo sư và là nguyên Trưởng khoa vẽ tranh tường tại Học viện Mỹ thuật Trung ương. Ông qua đời vào ngày 29/12/2022, hưởng thọ 91 tuổi.

Sau năm 1949, ông Lý Hóa Cát làm biên tập viên Văn phòng báo ảnh của Quân đội dã chiến thứ hai của ĐCSTQ và Quân khu Tây Nam, đồng thời là biên tập viên của tờ Tân Hoa xã tại Trùng Khánh. Ông cũng từng là nhà thiết kế mỹ thuật cho lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á 1990 được tổ chức tại Bắc Kinh.

Một thi thể được chuyển từ ​​xe tang vào thùng chứa đông lạnh ở nhà hỏa táng và nhà tang lễ Đông Giao, một trong số những nơi xử lý thi thể của các bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 18/12/2022. (Ảnh: Getty Images)
Một thi thể được chuyển từ ​​xe tang vào thùng chứa đông lạnh ở nhà hỏa táng và nhà tang lễ Đông Giao, một trong số những nơi xử lý thi thể của các bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 18/12/2022. (Ảnh: Getty Images)

Trong vòng sáu ngày, bốn họa sĩ của Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc liên tiếp qua đời, nhưng cáo phó chính thức của họ không đề cập đến nguyên nhân tử vong. Vào thời điểm virus Vũ Hán (Covid-19) đang bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc, nhiều giáo sư cấp cao có liên hệ với ĐCSTQ lần lượt qua đời, kể cả các giáo sư tại các trường Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh danh tiếng của Trung Quốc.

Ông Quý Đạt (Ji Da), một chuyên gia về Trung Quốc cho biết, những nhân vật chủ chốt đi theo ĐCSTQ đã ảnh hưởng đến cả một thế hệ người dân Trung Quốc.

“Virus Vũ Hán đang nhắm vào ĐCSTQ. Cái chết của Giang Trạch Dân đánh dấu bước khởi đầu cho sự tan rã của đảng này", ông Quý Đạt nói với The Epoch Times vào ngày 6/1.

“Các Đảng viên ĐCSTQ và những người có đóng góp cho đảng này đang bị ‘Thượng Đế’’ bắt đi từng người một. Cách duy nhất để cứu mạng một người là thoái xuất khỏi ĐCSTQ càng sớm càng tốt".

Tiền thân của Học viện Mỹ thuật Trung ương là Đại học Nghệ thuật Quốc gia Bắc Kinh, được thành lập vào năm 1918 trước khi thành lập ĐCSTQ. Tuy nhiên, sau khi ĐCSTQ cướp chính quyền ở Trung Quốc, viện này đã sáp nhập Học viện Nghệ thuật Lỗ Tấn với Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Bắc Kinh, từ đó thành lập Học viện Mỹ thuật Trung ương và bôi nhọ học viện này bằng hệ tư tưởng của ĐCSTQ.

Học viện Mỹ thuật Trung ương là trường nghệ thuật duy nhất trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc và luôn đóng một vai trò then chốt trong giới nghệ thuật của nước này.

Theo The Epoch Times

Thanh Hải biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nhà thiết kế số 1' của ĐCSTQ qua đời, nhiều nghệ sĩ tên tuổi ủng hộ ĐCSTQ cũng lần lượt 'nối gót'