Tổng thống Putin kêu gọi bình thường hóa quan hệ với Nga

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 5/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi cộng đồng quốc tế nên bình thường hóa quan hệ với Nga, đồng thời nói rằng, Nga có thể hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt bởi Điện Kremlin sẽ có được 'năng lực bổ sung'.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng phương Tây và các nước khác nên bình thường hóa quan hệ với nước ông sau các biện pháp trừng phạt đối với cuộc xâm lược Ukraine.

"Chúng tôi không có ý định xấu, không cần leo thang tình hình, áp đặt các hạn chế, chúng tôi thực hiện mọi nghĩa vụ”, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong lễ khai trương một chiếc phà mới - liên doanh giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Buổi lễ được tổ chức theo hình thức trực tuyến, ông Putin phát biểu từ nơi ở của mình bên ngoài thủ đô Moscow hôm 4/3.

“Nếu ai đó không muốn hợp tác với chúng tôi trong khuôn khổ hợp tác đơn lẻ, và làm như vậy gây hại cho chính họ, thì tất nhiên họ cũng sẽ làm hại chúng tôi”, Tổng thống Putin nói. Theo ông, nền kinh tế Nga sẽ phải thích ứng với tình hình hiện tại. “Chúng tôi sẽ chỉ phải di chuyển một số dự án một chút, để có thêm năng lực. Nhưng chúng tôi vẫn sẽ giải quyết được những vấn đề mà chúng tôi gặp phải. Cuối cùng, chúng tôi thậm chí sẽ được hưởng lợi từ điều này bởi chúng tôi sẽ có được năng lực bổ sung”, Tổng thống Nga nói.

Cố vấn tổng thống Nga và trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky (thứ ba bên phải), cùng với đại sứ Nga tại Belarus Boris Gryzlov (thứ tư bên phải) và Leonid Slutsky (đầu tiên bên phải), người đứng đầu ủy ban các vấn đề quốc tế của Quốc hội Nga, phát biểu trước giới truyền thông. hội đàm với các nhà đàm phán Ukraine tại vùng Brest của Belarus vào ngày 2/3/2022, sau khi Nga xâm lược Ukraine. (Ảnh của MAXIM GUCHEK / BELTA / AFP qua Getty Images)

Đàm phán vòng hai giữa Nga và Ukraine kết thúc ngày 3/3 mà không có đột phá, Sputnik đưa tin. Tuy nhiên, hai bên nhất trí về việc thiết lập các hành lang nhân đạo để dân thường thoát khỏi vùng chiến sự ở Ukraine. Trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky nói với báo giới: “Chúng tôi đã thảo luận kỹ lưỡng về ba điểm - quân sự, quốc tế và nhân đạo…. Hai Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine đã nhất trí về việc cung cấp các hành lang nhân đạo cho dân thường và về khả năng có một lệnh ngừng bắn tạm thời ở các khu vực đang diễn ra sơ tán”.

Sau khi bắt đầu xung đột ở Ukraine vào ngày 24/2, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã ban hành các lệnh trừng phạt nặng nề đối với Điện Kremlin, các nhà tài phiệt Nga, Ngân hàng Trung ương Nga, các ngân hàng khác của Nga và các tài sản khác. Một số tập đoàn quốc tế, bao gồm Maersk, Boeing, Microsoft, Apple, và những công ty khác, cũng cho biết họ sẽ không kinh doanh trong nước.

Hôm 4/3, Tổng thống Joe Biden đã công bố danh sách trừng phạt mở rộng bao gồm tám nhà tài phiệt Nga cùng các thành viên gia đình của họ. Những cá nhân này sẽ bị cắt khỏi hệ thống tài chính của Hoa Kỳ, đồng thời tài sản của họ ở Hoa Kỳ sẽ bị đóng băng và phong tỏa sử dụng. Đây được coi là hành động đáp trả cứng rắn trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Tổng thống Biden đọc Thông điệp liên bang tại Phòng họp Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1/3/2022 tại Washington, DC. (Ảnh của Saul Loeb - Pool / Getty Images),Tổng thống Biden đọc Thông điệp liên bang, khẳng định Mỹ không tham chiến tại Ukraine
Tổng thống Biden đọc Thông điệp liên bang tại Phòng họp Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 1/3/2022 tại Washington, DC. (Ảnh của Saul Loeb - Pool / Getty Images)

Cuối tuần trước, Mỹ, Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Anh và Canada thông báo rằng, họ sẽ loại một số ngân hàng của Nga khỏi SWIFT, mạng lưới bảo mật cao kết nối hàng nghìn tổ chức tài chính khắp thế giới, làm dấy lên suy đoán rằng Nga sẽ chuyển sang Trung Quốc và đồng nhân dân tệ để trốn tránh các biện pháp trừng phạt. ĐCS Trung Quốc đã không trừng phạt Nga hoặc bất kỳ tài sản nào của họ. Thụy Sĩ tuyên bố sẽ tham gia áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Người đứng đầu NATO ngày 4/3 cho biết, liên minh quân sự này hiện không xem xét thiết lập khu vực cấm bay ở Ukraine. “Chúng tôi đã nhất trí rằng không nên để máy bay NATO hoạt động trên không phận Ukraine hoặc để binh sĩ NATO trên lãnh thổ Ukraine”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói tại họp báo ở Brussels.

Trong khi đó, trong những ngày gần đây, một số công ty châu Âu và Mỹ cho biết họ sẽ rút khỏi Nga và sẽ không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào trong tương lai gần. Trong đó bao gồm các công ty dầu mỏ khổng lồ ExxonMobil, Shell và BP.

Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Andrei Belousov giải thích rõ hơn về quan điểm của chính phủ đối với các công ty phương Tây kinh doanh tại Nga. Hôm thứ Năm, ngân hàng Pháp Societe Generale cho biết, nhà chức trách Nga có thể thu giữ tài sản của họ tại nước này.

“Công ty vẫn tiếp tục hoạt động bình thường ở Nga", ông Belousov cho biết trong một tuyên bố, theo Reuters. Ông nói thêm: “Các cổ đông nước ngoài chuyển nhượng cổ phần của họ cho đối tác Nga quản lý và có thể quay trở lại thị trường, sau đó 'các công ty sẽ chấm dứt vĩnh viễn hoạt động tại Nga, đóng cửa sản xuất và sa thải nhân viên"'.

Đầu tuần này, ông Putin nói với truyền thông nhà nước rằng cuộc xâm lược ở Ukraine đang diễn ra theo đúng kế hoạch, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán rằng quân đội Nga đang sa lầy và không thể đạt được những bước tiến trên một số mặt trận.

Ông Putin cũng nói rằng ông “sẽ không bao giờ từ bỏ [niềm tin] rằng người Nga và người Ukraine là một dân tộc".



BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Putin kêu gọi bình thường hóa quan hệ với Nga