Nhà Trắng vẫn giữ im lặng về việc ký Dự luật trừng phạt Hong Kong

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ ngày 7/7, Nhà Trắng vẫn im lặng về việc liệu Tổng thống Donald Trump có ký dự luật phủ quyết cho phép chính phủ Hoa Kỳ xử phạt các cá nhân và tổ chức liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc kiểm soát Hong Kong.

Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tự trị Hong Kong lần lượt vào ngày 1/7 và 2/7 nhằm trừng phạt việc ĐCSTQ áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc tại Hong Kong.

Hiện tại, Nhà Trắng vẫn chưa cho biết liệu Đạo luật Tự trị Hong Kong có được ký và khi nào sẽ được ký, trong bối cảnh một cuộc đàn áp nghiêm trọng đã xảy ra tại Hong Kong 5 ngày trước.

Một quan chức cấp cao, không đề cập đến việc ký đạo luật trên, cho biết: “Chính quyền tiếp tục thực hiện chỉ thị của Tổng thống về việc chấm dứt các đặc quyền cho Hong Kong, đồng thời có hành động mạnh mẽ và có ý nghĩa với các quan chức của ĐCSTQ liên quan đến việc làm xói mòn quyền tự do tại Hong Kong".

Vị quan chức này đưa ra 2 ví dụ về các động thái của chính quyền, bao gồm: Bộ Ngoại giao ban hành hạn chế về thị thực (visa) với các quan chức Trung Quốc và thân nhân vào ngày 26/6; lệnh cấm xuất khẩu các thiết bị quốc phòng và công nghệ sang Hong Kong được công bố vào ngày 31/3.

Ông cho biết: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hành động mạnh mẽ để chống lại các quan chức ĐCSTQ thông đồng trong việc phá huỷ tự do của Hong Kong”.

Một chuyên gia và học giả về Trung Quốc tên là Gordon Chang cho biết,dự luật Tự trị Hong Kong quy định việc chính phủ Hoa Kỳ ban hành các biện pháp trừng phạt bắt buộc đối với người nước ngoài và các tổ chức tài chính liên quan đến việc làm xói mòn quyền tự trị tại Hong Kong. Khi dự luật này được ban hành, đó sẽ là một “bản án tử hình” với các tổ chức tài chính.

Ông Chang cho biết: “Dự luật này ủy quyền cho chính phủ cấm các ngân hàng bị xử phạt tiếp cận các tài khoản tiền đô-la Mỹ của họ. Đó là một bản án tử hình với một ngân hàng quốc tế. Điều này là vô cùng nghiêm trọng”.

Một cựu quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết, với các dự luật quan trọng như dự luật nêu trên, thông thường Nhà Trắng có thể yêu cầu các tác giả của dự luật làm rõ một số điểm và sửa các lỗi nhỏ trong dự luật trước khi tổng thống xem xét kỹ lưỡng và ký.

Không có nhà lập pháp nào trong Thượng viện hoặc Hạ viện phản đối Đạo luật Tự trị Hong Kong.

Khi được hỏi về việc Nhà Trắng chậm trễ trong việc ký ban hành Đạo luật này, Chủ tịch Ủy ban về các Vấn đề Chính phủ và An ninh nội địa, Thượng Nghị sĩ Ron Johnson trả lời rằng ông “không biết”.

Tuy nhiên, ông Johnson nói: “Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta nên chống lại những gì [chính quyền Trung Quốc] đang làm. Đi ngược lại thỏa thuận mà họ cam kết với nước Anh khi nước Anh bàn giao Hong Kong cho Trung Quốc, [ĐCSTQ] đã vi phạm nhân quyền và các quyền dân sự tại Hong Kong. Tôi hy vọng tổng thống sẽ sớm ký dự luật này”.

Ngày 6/7, Chánh văn phòng Nhà Trắng là ông Mark Meadows cho biết, Tổng thống Trump đang xem xét lệnh hành pháp đối với Trung Quốc. Ngày 7/7, Giám đốc chính sách thương mại của Nhà Trắng là ông Peter Navarro, đã từ chối cung cấp thông tin cụ thể về lệnh hành pháp này.

Bộ Ngoại giao cũng không cung cấp thông tin cụ thể khi được hỏi về chi tiết liên quan đến hạn chế thị thực với quan chức ĐCSTQ và thân nhân được ban hành ngày 26/6, chẳng hạn như, liệu đã có quan chức ĐCSTQ nào hay thân nhân của họ bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ chưa.

Một phát ngôn viên thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi đã xác định được một số quan chức thuộc diện chính sách mới này và sẽ tiếp tục xem xét những người khác. Hồ sơ thị thực được bảo mật theo luật của Hoa Kỳ, do đó, chúng tôi sẽ không thảo luận hoặc cung cấp thông tin về các hồ sơ đăng ký [thị thực] của những cá nhân thuộc diện chính sách [hạn chế] thị thực này”.

ĐCSTQ đã đe dọa trả đũa bằng việc áp dụng hạn chế thị thực với người dân Mỹ và đã vấp phải phản ứng gay gắt từ Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Ông Pompeo cho biết: “Những đe dọa của ĐCSTQ rằng sẽ áp dụng hạn chế thị thực với công dân Hoa Kỳ một lần nữa phơi bày cách thức Bắc Kinh chối bỏ trách nhiệm về những lựa chọn của mình. Nếu Trung Quốc muốn lấy lại niềm tin của người Hong Kong và cộng đồng quốc tế, họ cần tôn trọng những cam kết với người dân Hong Kong và Vương quốc Anh được ghi lại trong Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 và đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc”.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhà Trắng vẫn giữ im lặng về việc ký Dự luật trừng phạt Hong Kong