Trước khi đi ngủ, cha mẹ nên cùng con làm 2 việc này để giúp con thông minh hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vấn đề giáo dục con cái đã trở thành một nút thắt trong lòng các bậc cha mẹ, bởi cha mẹ nào cũng mong con mình thông minh, giỏi giang và có một tương lai tươi sáng.

Một người mẹ tên là Betty, cô tốt nghiệp Trường Wharton của Đại học Pennsylvania với thành tích xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp, với năng lực nghề nghiệp nổi bật của mình, cô đã được thăng chức làm phó chủ tịch cấp cao của ngân hàng JPMorgan Chase, và sau đó trở thành giám đốc của câu lạc bộ Stanford.

Hai con gái của cô cũng rất xuất sắc trong học tập, sau này, chúng lần lượt được nhận vào Đại học Stanford và Đại học Brown. Cũng nhờ vào thành công của cô và các con, Betty sau này đã trở thành nhà tư vấn giáo dục cho nhiều gia đình, đồng thời cô cũng thường xuyên chia sẻ những triết lý và kinh nghiệm giáo dục thành công của mình.

Betty chia sẻ rằng, từ khi con gái lớn của cô được 6 tháng tuổi, mỗi tối trước khi đi ngủ, cô đều chơi trò chơi cùng con, cùng con tập những bài tập vận động nhẹ nhàng hoặc kể chuyện cho con nghe.

Thời điểm tốt nhất đối với trí nhớ của trẻ là ngay trước khi đi ngủ. Vì thời điểm này là lúc não bộ hoạt động mạnh và chuẩn bị bước vào trạng thái “ngủ đông”, do đó, những kí ức trước khi đi ngủ sẽ khắc sâu vào trong tâm trí. Bề ngoài mà nhìn, trẻ có vẻ đang đắm chìm trong trò chơi, nhưng trên thực tế, trẻ đang âm thầm học những kiến thức mới. Do vậy, nếu cha mẹ cùng con thực hiện hai điều này trước khi đi ngủ, chỉ số thông minh của trẻ sẽ vượt xa so với các bạn cùng trang lứa.

Những trò chơi nhẹ nhàng liên quan đến hoạt động của tay

Trước khi trẻ đi ngủ, điều cha mẹ cần làm là tương tác với trẻ trong một khoảng thời gian, thời gian không nhất thiết phải quá lâu, khoảng 5 phút là được rồi.

Khi trẻ đã bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, cha mẹ có thể dùng ngón tay móc vào bàn tay của trẻ để vận động cơ tay và học cách cầm đồ vật nhanh hơn.

Trò chơi ngón tay (Ảnh: Pexels)
Trò chơi ngón tay (Ảnh: Pexels)

Kì thực, đối với những trò chơi như thế này, cha mẹ có thể thực hành với con nhiều hơn, không chỉ là móc ngón tay mà cha mẹ còn có thể để con chủ động tự lấy đồ chơi hoặc nắm tay cha mẹ. Điều này không chỉ rèn luyện sự dẻo dai, tính linh hoạt cho trẻ mà còn kích thích sự phát triển trí não của trẻ một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý đến lực độ của trò chơi, các khớp ngón tay của trẻ vẫn còn tương đối yếu, không được dùng quá nhiều lực trong quá trình đó.

Trò vận động tay nhìn có vẻ đơn giản, nhưng từ đó có thể kích thích tư duy, trí tưởng tượng của trẻ. Qua đó cũng thúc đẩy mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ thường chơi những trò chơi liên quan đến vận động ngón tay trước khi đi ngủ có tài năng hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, về cả khả năng vận động và phát triển trí não.

Dưỡng thành thói quen đọc truyện cho con nghe trước khi đi ngủ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng kêu gọi các bậc cha mẹ nên phát triển thói quen nghe và đọc truyện cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Một nghiên cứu được công bố bởi một học giả nổi tiếng trên tạp chí The Lancet đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ có thói quen nghe những câu chuyện trước khi đi ngủ thường có kết quả học tập tốt hơn so với những đứa trẻ cùng độ tuổi.

Nhắc đến việc đọc truyện cho trẻ, nhiều bậc cha mẹ cũng biết lợi ích của nó, nhưng họ lại không biết cách chọn câu chuyện thích hợp để kể cho trẻ trước khi đi ngủ. Rốt cuộc là nên đọc cho trẻ nghe loại truyện nào là thích hợp nhất, để có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ?

Kể chuyện trước khi đi ngủ (Ảnh: Pexels)
Kể chuyện trước khi đi ngủ (Ảnh: Pexels)

Khi kể chuyện, cha mẹ cũng cần chú ý không kể chuyện rườm rà, nên chọn những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Ví dụ như truyện ngụ ngôn, các lời hát thiếu nhi, bài thơ hoặc bài vè đơn giản dễ thuộc, những câu chuyện lịch sử, văn hóa truyền thống, những nhân vật nổi tiếng như các bậc Thánh hiền, những tấm gương sống tốt được ông Trời ban phúc báo,… Qua đó, có tác dụng tích cực trong việc mở rộng vốn từ vựng, nâng cao chỉ số cảm xúc và trau dồi kỹ năng giao tiếp của trẻ.

Trong quá trình kể chuyện, cha mẹ cũng có thể kể nửa câu chuyện, phần kết để cho trẻ tự đoán, từ đó tạo tính hồi hộp và cơ hội để kích thích trí tưởng tượng, hoặc cha mẹ cũng có thể hỏi trẻ tối qua đã kể chuyện đến đâu, từ đó rèn luyện khả năng tư duy và trí nhớ của trẻ, tối đa hóa sự phát triển của não bộ và nâng cao trí thông minh của trẻ.

Theo Đường Khiết - Sound Of Hope

Gia Hân biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Trước khi đi ngủ, cha mẹ nên cùng con làm 2 việc này để giúp con thông minh hơn