Vấn đề của chúng ta với một nơi rất thật - địa ngục

Giúp NTDVN sửa lỗi

Địa ngục có thực sự tồn tại? "Nếu bạn không tin vào địa ngục, thì bạn đã không nghĩ đủ về nó!", một câu trong bài phát biểu gần đây của nhà tâm lý học lâm sàng Jordan B. Peterson tại Đại học Hillsdale.

Tôi nhớ lại một khoảnh khắc thú vị trong vở kịch “Bác sĩ Faustus” của Christopher Marlowe, lúc đó Bác sĩ Faustus hỏi Mephistopheles tại sao, vì hắn ta là quỷ, nên hắn ta không ở trong địa ngục.

Địa ngục là một nơi không chỉ ở đâu đó trong thế giới bên kia, mà đã ở đây trên trái đất; đó có thể là ý của nhà tâm lý học lâm sàng Jordan B. Peterson. Nhưng chắc chắn, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy địa ngục xung quanh mình cho dù chúng ta coi là điều hiển nhiên - chiến tranh ở Ukraine và địa ngục mà nó đang gây ra cho người dân ở đó - hay trong nước Mỹ, nếu chúng ta xem xét cuộc hôn nhân của diễn viên Johnny Depp và Amber Heard. Tạm thời bỏ qua ai đúng ai sai; thử hỏi có bao nhiêu người bình thường hoặc ít nổi tiếng hơn có cuộc hôn nhân đầy sóng gió và ‘mối quan hệ tàn phá’ như hai nhân vật này? Tôi nghĩ là khá nhiều. Đó khác nào là địa ngục.

Epoch Times Photo
Bức tranh “Sự dày vò của Thánh Anthony”, vào khoảng năm 1515–1520, họa sĩ người Ý - Giovanni Girolamo Savoldo. Quỹ Putnam, Bảo tàng Nghệ thuật Timken, San Diego. (Ảnh được phép của Bảo tàng Nghệ thuật Timken)

Địa ngục đã ở trên trái đất, và chúng ta cũng biết điều đó, phải không? Nó cũng ở thế giới bên kia, phải không? Thật sự có một thế giới bên kia? Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng có.

Địa ngục ở thế giới bên kia

Từ xa xưa, các dân tộc đã khẳng định sự tồn tại của địa ngục. Ngay lúc này, trên bàn làm việc của tôi, ngay trước mặt tôi là bộ Penguin Classic với quyển “Poems of Heaven and Hell From Ancient Mesopotamia” (tạm dịch: Những vầng thơ về Thiên đường và địa ngục ở vùng Lưỡng Hà cổ) do N.K. Sandars dịch:

“Trên trần gian có một ngôi nhà dưới chân một ngọn núi, với một con đường chạy xuôi xuống thoai thoải bị che phủ bởi ngọn núi kia

Và không ai biết đến con đường đó. Ngôi nhà đó là nơi chứa những người xấu bị trói bằng dây thừng trong một nơi chật hẹp.

Đó là ngôi nhà nơi phân cách giữa tội lỗi và thánh thiện… ”

Người Ai Cập cổ đại cũng vậy, họ chắc chắn tin vào địa ngục. Những người không đến được Thiên đường của The Field of Rushes (nghĩa đen là cánh đồng lau sậy, cũng mang nghĩa là Thiên đường) sẽ thấy mình “phải chịu dao, kiếm và lửa địa ngục, thường bị rắn phun lửa thiêu đốt” như trong sách “The Oxford Essential Guide to Egyptian Mythology” (tạm dịch: Sách Hướng dẫn cần thiết của Oxford về thần thoại cổ Ai Cập) đã viết.

Và tất nhiên, với người Hy Lạp cổ đại, chúng ta sẽ tìm thấy một số câu chuyện có sức thuyết phục mạnh mẽ và đáng nhớ nhất về địa ngục như câu chuyện về Herakles, Orpheus và Odysseus.

Epoch Times Photo
Bản thảo được chiếu sáng về cảnh Lucifer tra tấn các linh hồn trong địa ngục từ “Những thời khắc huy hoàng của Công tước Berry” vào khoảng năm 1411–1416, Anh Em Nhà Limbourg. Bảo tàng Condé, ở Chantilly, Pháp. (Ảnh: PD-US)

Nhưng chúng ta không cần liệt kê thêm bất kỳ thần thoại hay tôn giáo nào nữa, vì như Patrick Harpur trong “A Complete Guide to the Soul” đã nhận xét chung hơn: “Ngay cả khi chúng ta không theo tôn giáo cụ thể, tất cả chúng ta vẫn có thể cộng hưởng với khái niệm rằng có một số phần trong chúng ta không nên bị bán, phản bội hoặc bị mất bằng bất cứ giá nào.”

Ngay cả “từ bi” nhất trong các tôn giáo, như Phật giáo, vẫn có “địa ngục”: Luân hồi là gì, là một chu kỳ trừng phạt vô tận cho đến khi một người thoát khỏi vòng quay nhờ giác ngộ, tất nhiên người ta cũng có thể luân hồi vào một địa ngục sâu hơn!

Thứ hai, một chuỗi bằng chứng hoàn toàn khác về thế giới bên kia là Trải nghiệm cận tử (NDE), nổi tiếng vào những năm 1970 với tác phẩm của Raymond Moody. Cuốn sách hấp dẫn nhất về chủ đề này mà tôi đã đọc là cuốn “Bằng chứng về Thiên đường” (Proof of Heaven) của bác sĩ giải phẫu thần kinh nổi tiếng người Mỹ Eben Alexander: Hành trình của bác sĩ phẫu thuật thần kinh sang thế giới bên kia, đó là điều đáng kinh ngạc nhất mà ông đã nghe thấy trong hơn 40 năm nghiên cứu hiện tượng này. Hoàn cảnh bất thường của bệnh tật và các chứng chỉ hoàn hảo của ông ấy khiến rất khó để đưa ra một lời giải thích trần tục cho trường hợp của ông.

Về cơ bản, bác sĩ Alexander bị viêm màng não do vi khuẩn và dường như đã chết trong khoảng 8 ngày. Đương nhiên, những gì ông trải qua và cách mà ông nhìn thấy đã bị tranh cãi, nhưng thực tế, đây không phải là một bằng chứng duy nhất. Có hàng trăm và hàng nghìn người đã trải qua những khoảnh khắc ngoài cơ thể, ấy là cơ thể vật lý đã chết nhưng vẫn có được cái nhìn sâu sắc hoặc thông tin mà dường như không thể có được thông qua bất kỳ phương tiện tự nhiên nào.

Thật vậy, The Epoch Times đã đăng một bài báo đáng kinh ngạc về trải nghiệm cận tử (NDE) của Tricia Barker- một phụ nữ trầm cảm suýt chết trên bàn mổ, và Tiến sĩ Jan Holden, một giáo sư tại Đại học Bắc Texas và là một nhà nghiên cứu NDE lâu năm, đã xác định được khoảng 100 trường hợp thực tế, bà nhận định rằng hiện tượng phổ biến này không thể giải thích được.

Địa ngục và sự trơ tráo của chúng ta

Epoch Times Photo
Bức tranh “The Harrowing of Hell”, giữa năm 1586 và 1638, của Jacob van Swanenburgh. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Vậy tại sao lại đề cập đến khía cạnh này trong sự tồn tại của con người, một Thiên đường hay địa ngục ở bên kia cái chết của mỗi cá nhân? Bởi vì đối với tôi, dường như sức mạnh ý chí của phương Tây đang suy yếu: Tất cả chúng ta đều vì Thiên đường, chúng ta đều muốn điều đó, và chúng ta vẫn luôn tin rằng chắc chắn Thiên đường là “ở đó”. Nhưng địa ngục thì sao? Chúng ta cho rằng không thể nào, vì nó không tương thích với tình yêu thương của Đức Chúa, và Ngài sẽ không làm điều đó, vì sao? Có lẽ chúng ta biết rõ hơn ai hết!

Chúng ta biết rõ những gì Ngài sẽ làm hoặc không làm! Chúng ta nói rằng sẽ không công bằng nếu đặt trẻ sơ sinh vào địa ngục vì chúng chưa được rửa tội; sẽ không công bằng nếu đưa những người ngoại giáo vào địa ngục vì họ chưa nghe nói về Cơ đốc giáo; thực sự sẽ không công bằng nếu lên án bất kỳ ai, bởi vì họ có lý do để làm những gì họ đang làm và điều đó dường như đúng với họ vào thời điểm đó. Do đó, chúng ta tạo ra hàng loạt những phản đối về thế giới bên kia, cho rằng nó hoàn toàn hợp lý với những lập luận trí tuệ, nhưng những lập luận này luôn bỏ qua những bằng chứng phổ biến về trải nghiệm của con người.

Và vấn đề là, không chỉ những người vô Thần và những người theo chủ nghĩa thế tục đang phá hoại khái niệm địa ngục - họ chỉ đơn giản là chế nhạo nó. Nhưng chính những người theo đạo Cơ đốc đang tham gia vào hành động này - hành động phá hoại không chỉ là niềm tin Cơ đốc, mà còn cả niềm tin đặc hữu của xã hội loài người qua các thời đại: rằng địa ngục tồn tại, địa ngục có thật.

Sự phá hoại thực tế

Ví dụ, giáo sư thần học tài giỏi Keith Ward, người đã viết nhiều lời biện hộ mạnh mẽ cho Cơ đốc giáo, lập luận trong cuốn sách “Re-Thinking Christianity” về chủ nghĩa phổ quát, niềm tin rằng mọi người đều được cứu và không ai bị lên án.

Để biện minh cho niềm tin này, ông viện dẫn nhiều bản văn Kinh thánh khác nhau. Ví như: Vì Đức Chúa là Đấng toàn năng và chỉ muốn điều thiện, nên mọi người phải phù hợp với ý muốn của Ngài; vậy thì, có lẽ không ai đáng trách vì ai có thể chống lại ý chí của Ngài?

Nhưng lập luận này là một phần của quá trình mà lý luận logic đã bỏ qua hoặc thay thế cả mặc khải và kinh nghiệm của con người; vì bất kể họ là gì khác, các tôn giáo Do Thái, Cơ đốc giáo và Hồi giáo là các tôn giáo lịch sử, họ dựa trên lời khai về những gì đã thực sự xảy ra.

Đối với cá nhân tôi, câu nói đáng sợ nhất trong Kinh thánh phân định ranh giới không thể nhầm lẫn về sự tồn tại của địa ngục là nhận xét gần như vứt bỏ mà Đức Chúa Giêsu đưa ra khi nói về Judas Iscariot: “Sẽ tốt cho người đó nếu ông ta không được sinh ra” (Mt 26, câu 24). Tốt hơn là ông ta đã không được sinh ra? Điều đó có thực sự nghe như thể địa ngục không tồn tại, ngay cả khi người nói là Đức Chúa Giêsu đầy tình yêu và lòng thương xót? Tôi nghĩ là không.

Epoch Times Photo
Bức tranh “Sự sụp đổ của những Thiên Thần nổi loạn”, vào khoảng năm 1554, bởi Frans Floris I. Bảo tàng Mỹ thuật Hoàng gia Antwerp, ở Antwerp, Bỉ. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Tất cả các truyền thống lớn từ thời xa xưa đã minh chứng cho khả năng mất linh hồn của một người và hậu quả khủng khiếp của nó. Ở đây “hậu quả” là một từ chính xác, bởi vì chính việc tránh hậu quả là căn nguyên tại sao thế giới hiện đại không muốn chấp nhận thực tế hoặc viễn cảnh khó chịu này. Như nhà văn Dorothy L. Sayers đã nhận xét: "Địa ngục là sự tận hưởng theo cách của riêng bạn mãi mãi."

Những người đi xuống địa ngục, ấy là do họ chọn; cũng là những gì họ muốn. Đó là ước muốn thực sự trong tâm họ, vì vậy chúng ta không cần nghĩ về nó như một điều gì đó khủng khiếp! Theo một nghĩa nào đó, mỗi người tự đền trả cho tội lỗi của chính mình; như một câu cách ngôn truyền thống trong Phật giáo: “Bạn sẽ không bị trừng phạt cho sự tức giận của mình. Nhưng bạn sẽ bị trừng phạt bởi sự tức giận của mình.”

Trên thực tế, đối với tự do ý chí, thì khái niệm địa ngục không phổ biến ở mức độ chính xác: Ngày nay, tất cả chúng ta đều muốn trở thành gì? Các nạn nhân?! Nói cách khác, việc bãi bỏ khái niệm địa ngục không hơn, không kém, so với việc chúng ta cố gắng trốn tránh bất kỳ trách nhiệm nào cho hành động của mình; chúng ta muốn khẳng định tất cả các quyền của mình, hiển nhiên, và chúng ta sẽ làm như vậy, nhưng trách nhiệm của chúng ta ở đâu? Và hệ quả của chúng? Đó là sự cọ xát hiện đại. Hẳn chúng ta sẽ không thích điều này!

Phần trích dẫn Kinh thánh là từ bản dịch tiếng Anh của Kinh thánh Cơ đốc.

Cao Nguyên
Theo James Sale - The Epoch Times

 

James Sale đã có hơn 50 cuốn sách được xuất bản, gần đây nhất là cuốn ‘Mapping Motivation for Top Performing Teams’ (Routledge, 2021) (Tạm dịch: Lập bản đồ động lực cho các nhóm hoạt động hàng đầu). Ông đã giành giải nhất trong cuộc thi thường niên của Hội các nhà thơ cổ điển 2017, biểu diễn tại New York vào năm 2019. Tập thơ gần đây nhất của ông là ‘HellWard’. Để biết thêm thông tin về tác giả và về dự án Dante của ông ấy, hãy truy cập EnglishCantos.home.blog



BÀI CHỌN LỌC

Vấn đề của chúng ta với một nơi rất thật - địa ngục