Vương khí của Trung Quốc từ đâu mà có? - Phần 3

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi bức tường thành cũ bị phá bỏ, ĐCSTQ cũng kiến lập bộ cơ khí cho riêng mình. Ví dụ, nhà xác của Mao được đặt trong trục xuyên tâm của năng lượng. Năng lượng Trung Quốc dễ bị ô nhiễm, ĐCSTQ luôn luôn được năng lượng bổ sung.

Xem lại: Phần 1; Phần 2

Di Hòa Viên - viên lâm cuối cùng của hoàng gia

Từ khi Thuận Trị tiến vào Trung Nguyên, nhà Thanh bắt đầu xây các khu vườn cung đình. Tạo thành cảnh Ba ngọn núi và Năm khu vườn nổi tiếng. Ba ngọn núi là Vạn Thọ Sơn, Hương Sơn và Ngọc Tuyền Sơn. Trên ba ngọn núi có vườn Tĩnh Nghi, vườn Tĩnh Minh, vườn Thanh Y (sau này được gọi là Di Hòa Viên), ngoài ra còn có vườn Sướng Xuân và vườn Viên Minh được gọi chung là Ngũ viên.

Kể từ năm Khang Hy thứ hai mươi ba, các hoàng đế nhà Thanh ngày càng ít dành thời gian ở Tử Cấm Thành, họ thường làm việc trong những khu vườn này. Trong thời Ung Chính và Càn Long, việc xây các khu vườn lên đến cao trào. Hoàng đế đã như vậy, tất nhiên các hoàng tử cũng sẽ làm theo. Trong thời hoàng kim, đã có hơn 90 khu vườn và các khu vườn ngoài cung, những khu vườn này kéo dài hơn 20 dặm trông thật hoành tráng.

Mái Nhà, Trung Quốc, Rồng, Thành Phố Cấm, Kiến Trúc
Ảnh minh họa (nguồn ảnh: pixabay)

Sơ đồ Vườn Viên Minh

Người Mãn là hình mẫu để các dân tộc thiểu số học hỏi văn hóa Trung Quốc, họ là dân tộc đánh cá và săn bắn, họ học văn hóa Nho giáo và cai quản thiên hạ bằng chữ Hiếu và chữ Nhân. Về việc kế thừa văn hóa Hán như những việc như cúng trời đất, triều đình... do các cơ quan nhà nước ở Bắc Kinh lo liệu, trong khi lễ cúng tổ tiên và các hoạt động săn bắn được tiến hành trong vườn. Vì vậy, những khu vườn này không chỉ là nơi vui chơi của triều đại nhà Thanh. Trong phim "Hỏa Thiêu vườn Viên Minh ", Hoàng Đế Hàm Phong đã khóc khi nghe nói vườn Viên Minh bị quân Anh và Pháp thiêu rụi, vì trong đó miếu thờ tổ tông và hoa viên. Điều này cho thấy tầm quan trọng của những khu vườn này. Vườn Viên Minh là đỉnh cao của nghệ thuật trong lịch sử Trung Quốc, được các nhà truyền giáo nước ngoài gọi là "vườn của vạn vườn". Gia tộc Ái Tân Giác La có mối quan hệ sâu sắc với Phượng Hoàng, vì Phượng Hoàng là Thần hộ mệnh cho gia tộc này. Có vẻ như vườn Viên Minh là một con Phượng Hoàng khổng lồ.

Vườn Viên Minh – Wikipedia tiếng Việt
Vườn Viên Minh (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Có ba người phụ nữ nổi tiếng nhất trong triều đại nhà Thanh, Hoàng hậu Hiếu Trang Văn (bà nội của Khang Hy), Hoàng hậu Hiếu Thánh Hiến (Mẹ của Càn Long) và Hoàng hậu Hiếu Khâm Hiển (Từ Hy Thái hậu). Mẫu thân của Càn Long là người có phúc nhất, hưởng phúc cả đời. Hoàng hậu Hiếu Trang và Từ Hy thái hậu cả đời lao tâm khổ tứ cho nhà Thanh, một người để tạo nền móng, một người dọn dẹp đống hỗn độn. Có rất nhiều khu vườn được xây dựng từ thời Càn Long, nhưng ngày nay công trình hoàn chỉnh nhất là vườn Viên Minh. Nói đến Di Hòa Viên, mặc dù nhiều người Trung Quốc hiện nay phải trầm trồ trước vẻ tráng lệ của các khu vườn cung đình, nhưng họ cũng lên án việc Từ Hy tham nhũng trong việc sử dụng kinh phí hải quân để xây dựng Di Hòa Viên. Với tư cách là tộc trưởng đã nắm quyền 48 năm, Từ Hy có thực sự hồ đồ đến mức thích hưởng lạc mà phá hoại giang sơn nhà Thanh không?

Thời cổ đại, các vị hoàng đế đều phải tu tập những kỹ năng của hoàng đế, để dưỡng thành một vị hoàng đế từ một vị hoàng tử cần một quá trình luyện tập vô cùng nghiêm ngặt và gian khổ. Nắm vững những nghệ thuật của đế quốc đó cũng giống như tổng thống Mỹ ngày nay nắm được chìa khóa bí mật quốc gia, điều đó rất quan trọng đối với việc kiểm soát vận mệnh đất nước. Nền tảng của thuật đế vương của các triều đại trước đây đều giống nhau, nhưng mỗi nơi có những đặc điểm riêng. Tất nhiên, hoàng tộc nhà Thanh cũng có thuật đế vương của riêng họ, và những người nắm quyền trong triều đại nhà Thanh là chuyên gia về kiến ​​thức này. Từ Hy Thái hậu và Hiếu Trang Thái Hậu muốn đào tạo hoàng đế, tất nhiên họ phải nắm vững kiến ​​thức này.

Stone Arch Bridge in Yuanmingyuan.jpg
Một góc Vườn Viên Minh (Ảnh: Wikipedia)

Theo quan điểm của Từ Hy, những khu vườn đó không chỉ là sân chơi, mà còn là vương khí của triều đại nhà Thanh, chứa đựng những bí mật của triều đại nhà Thanh cai trị thiên hạ. Những khu vườn này đã bị phá hủy, giống như ngôi chùa Đại Thánh Thọ Vạn An của nhà Nguyên bị sét đánh và thiêu rụi trong biển lửa. Đó là dấu hiệu của sự kết thúc một triều đại, nhưng Từ Hy không giống như Nguyên Thuận Đế có con đường rút lui là thảo nguyên Mông Cổ rộng lớn. Bà đối mặt với các cường quốc trên thế giới. Để tiếp nối huyết mạch của nhà Thanh, bà đã nghĩ một cách là xây lại những khu vườn này, đây cũng là xây dựng lại "vương khí" của nhà Thanh.

Theo quan điểm của người hiện đại, các nước giàu mạnh sẽ bổ sung thêm pháo binh và tàu chiến để tăng thêm sức mạnh quân sự của mình. Dưới góc độ của thuật đế vương của Từ Hy, “vương khí" nhà Thanh có sức mạnh hơn cả tàu chiến. Bí mật của thuật đế vương không thể cho người khác biết, vì vậy Từ Hy đã phải tiến hành từ quan điểm của riêng mình, và yêu cầu xây lại Di Hòa Viên với lý do chăm sóc tuổi già và lo hậu sự. Tuy nhiên, vào cuối thời nhà Thanh, thực lực quốc gia kém xa so với thời Hoàng đế Càn Long, vì vậy, mục tiêu xây lại Viên Minh Viên và khôi phục lại đền thờ tổ tiên của Từ Hy không thể thực hiện được nên bà chọn Di Hòa Viên làm điểm khởi đầu cho việc khôi phục lại khu vườn hoàng gia. Đáng tiếc là vào cuối thời nhà Thanh, bố cục địa lý phong thủy của Trái đất rất hỗn loạn, không chỉ nhà Thanh đã cạn kiệt sức lực mà vua Tuyên Thống không còn mệnh hoàng đế nữa. Việc khôi phục Di Hòa Viên và vườn Thanh Y đã thất bại, do không đủ nguồn tài chính. Tất cả các khu vườn của Càn Long hồi đó cũng không thể khởi tác dụng tương ứng. Suy cho cùng, vương khí chỉ là một bộ máy và không thể hoạt động nếu không có năng lượng.

Vương khí cuối cùng bị diệt trong lịch sử

Ở giữa trần phía trên Thái Hoà Điện, có một giếng tạo hình chiếc ô nhô lên trên. Ở giữa khung trang trí có một con rồng đang nằm, đầu rồng cụp xuống, miệng ngậm một quả cầu. Quả cầu đồng lớn này tên là "Hiên Viên Kính", và có 6 hạt châu nhỏ bên cạnh. Theo dân gian, nếu người không có thiên mệnh mà ngồi trên ngai vàng, Hiên Viên Kính sẽ rơi xuống đè chết người đó. Viên Thế Khải muốn trở thành Hoàng đế Hồng Hiến, sợ rằng Hiên Viên Kính sẽ rơi xuống giết mình, vì vậy ông đã ra lệnh dời ngai vàng về phía sau (hướng Bắc) 2 mét. Vì vậy, ngay bên dưới Hiên Viên Kính bây giờ là các bậc thềm vuông chứ không phải ngai vàng. Đương thời Lý Tự Thành không dám vào Thái Hoà Điện để đăng quang cũng vì sợ phải ngồi dưới Hiên Viên Kính. Nghe nói sau khi Mao Trạch Đông vào Bắc Kinh rất muốn làm hoàng đế, có thể ông vừa nhìn qua Thái Hoà Điện một lần, đặc biệt là đôi mắt sáng ngời của con rồng có hạt đồng lủng lẳng làm ông sợ đến hết đời và không bao giờ dám đặt chân đến Tử Cấm Thành lần nào nữa.

Điện Thái Hòa (ảnh: Wikipedia)

Mao Trạch Đông biết một chút về thuật đế vương, ông cả đời muốn làm hoàng thượng, nhưng từ khi vào Thái Hoà Điện, bản thân ông cũng biết mình không có tố chất đó. Do vậy, ông nhìn thấy Cố Cung và thành Bắc Kinh thì ôm hận mãi không thôi, nghĩ đủ mọi cách để phá bỏ thành Bắc Kinh. Vào đầu những năm 1950, bức tường thành bên ngoài bị phá bỏ hoàn toàn, và bức tường thành bên trong sẽ bị phá bỏ vào năm 1953, điều này đã bị các học giả như Lương Tư Thành phản đối kịch liệt. Mãi đến năm 1965, Mao cuối cùng cũng tìm thấy cơ hội để cố tình xây dựng giai đoạn hai của dự án tàu điện ngầm Bắc Kinh dọc theo nội thành Bắc Kinh, và lấy đây làm lý do để phá bỏ tất cả các bức tường nội thành và dọn dẹp vòm ở tất cả các ngã tư lớn ở Bắc Kinh. Tất cả đều được tháo rời. Thành Na Tra tám cánh tay để trấn tà diệt loạn vậy là không còn vương khí để duy trì sự ổn định của đất nước. Chẳng bao lâu sau, cả Trung Quốc đều hô vang "Mao Chủ tịch muôn năm", và Cách mạng Văn hóa bắt đầu, kéo dài hơn mười năm....

Việc phá bỏ bức tường thành Bắc Kinh là lần cuối cùng trong lịch sử diệt vương khí, vì Mao muốn làm hoàng đế. Sau khi phá bỏ các bức tường thành Bắc Kinh, ông mắc chứng nghiện “vạn tuế” trong phong trào cộng sản tạo Thần. Cuối cùng Mao không phá được Tử Cấm Thành, không lấy được ngôi vị hoàng đế, cả đời ôm hận trong lòng, tự trào lộng mình “không xưng bá”, “không xưng vua” mà thôi.

Sau khi bức tường thành cũ bị phá bỏ, ĐCSTQ cũng kiến lập bộ cơ khí cho riêng mình. Ví dụ, nhà xác của Mao được đặt trong trục xuyên tâm của năng lượng. Năng lượng mảnh đất Trung Quốc bị ô nhiễm, ĐCSTQ luôn luôn được năng lượng bổ sung. Trước đây, mọi ngày động một tí là hàng trăm nghìn người đến "viếng hài cốt Mao" giống như việc thờ cúng tôn giáo. Để đài tưởng niệm ở trục trung tâm, giống như một cục máu não, chặn năng lượng tích cực dẫn đến Trung Hoa, khiến người ta không có khả năng chống lại quyền lực. Chung quanh mộ Mao là Đại lễ đường Nhân dân, Bảo tàng Lịch sử v.v. được gọi là "kiến quốc thập đại kiến trúc" (12 đại kiến trúc kiến quốc). Những kiến trúc đó bởi vì là cơ chế độc ác, không thể tính là vương khí. Nó không thể câu thông được với thiên địa, vì là ma quỷ, bộ khí cơ này vận hành đã dẫn đến toàn bộ xã hội Trung Quốc tai hoạ, sơn hà bẻ nứt, hoàn cảnh ô nhiễm, bách tính bần cùng.

Lời kết

Vương khí là một bộ phận của quốc gia, theo triều đại hưng thì nó cũng hưng thịnh, triều đại vong thì nó cũng diệt vong, nó chính là một bộ cơ khí, cần có những người hiểu về nó để vận hành và duy trì. Những người có thể sở hữu và điều khiển vương khí phải là có đức hạnh cao, mới có thể tạo phúc cho thiên hạ và bách tính.

(Hết)

Huy Hải
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Vương khí của Trung Quốc từ đâu mà có? - Phần 3