Bộ ba bức tranh ‘Phật Ân Hạo Đãng’ được trưng bày tại cuộc thi vẽ tranh NTD

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bộ ba bức tranh khổ lớn kể câu chuyện về sự cứu độ và phán xét, được trưng bày trong cuộc thi vẽ tranh nhân vật Quốc tế NTD, từ ngày 15/1/2024 đến hết ngày 19/1/2024.

Khi bước vào phòng triển lãm các tác phẩm lọt vào vòng chung kết của Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD (Cuộc thi vẽ tranh NTD) lần thứ 6, bạn sẽ thấy ở bức tường xa nhất phía sau tràn ngập ánh sáng thiên đường.

Bộ ba bức tranh “Phật Ân Hạo Đãng” được trưng bày đến hết ngày 19/1 tại câu lạc bộ Salmagundi ở Thành phố New York, các tuyệt tác này cao gần 3m, do ba nghệ sĩ cùng một xưởng vẽ thực hiện.

Anh Thái Thiếu Hàng nói rằng: “Tất cả chúng tôi đều là những người có đức tin và tôi muốn khắc họa điều gì đó vượt ra ngoài cuộc sống hàng ngày”.

Anh là người đã có ý tưởng táo bạo về một tác phẩm để tham gia cuộc thi, và họ đã tạo ra bộ bức tranh gồm hàng chục nhân vật.

Thời nay, hiếm có nghệ sĩ nào tạo ra một tác phẩm có chủ đề và quy mô như vậy, nhưng những họa sĩ này cảm thấy bức tranh phù hợp cho một sự kiện với sứ mệnh khôi phục lại tôn chỉ “thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ” trong nghệ thuật.

Ra mắt vào năm 2007, Cuộc thi vẽ tranh NTD là một phần của chuỗi sự kiện văn hóa nhằm hồi sinh văn hóa truyền thống. Đài truyền hình NTD (Tân Đường Nhân), chỉ về thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Trung Hoa cổ xưa.

"The Infinite Grace of Buddha" triptych displayed at the NIFPC finalist competition at the Salmagundi Club in New York City on Jan. 15, 2024.  (Larry Dye/The Epoch Times)
Bộ ba bức tranh "Phật Ân Hạo Đãng" được trưng bày tại cuộc thi lọt vào vòng chung kết Cuộc thi vẽ tranh NTD tại Câu lạc bộ Salmagundi ở Thành phố New York vào ngày 15/1/2024. (Larry Dye/The Epoch Times)

Các họa sĩ trẻ

Anh Thái, 26 tuổi, vẽ bức bên phải của bộ ba bức tranh này. Sau đó, giáo viên của anh là ông Lý Viên đã nảy ra ý tưởng vẽ Đấng Sáng Thế Chủ làm một tác phẩm bổ sung. Và khi ý tưởng được mở rộng thêm, đồng nghiệp của anh Thái, cô Trần Hồng Dư, đã tham gia dự án với tác phẩm thứ ba, ở bên trái, để cân bằng tác phẩm tổng thể.

Cách đây 5 năm, anh Thái nhớ lại họ đã vẽ các tác phẩm này trước đại dịch. Anh dự định sẽ kịp hoàn thành để tham dự cuộc thi năm 2019, nhưng cuối cùng dự án này phải mất khoảng hai năm để hoàn thành.

Ông Lý là người đầu tiên đạt giải Vàng của Cuộc thi vẽ tranh NTD. Anh Thái và cô Trần, 25 tuổi, đã học cùng một lớp nghệ thuật hồi cấp hai, dưới sự hướng dẫn của thầy Lý, và nhóm 14 người bạn cùng lớp của họ đã gắn bó cùng nhau suốt nhiều năm, và cùng vẽ tại một xưởng vẽ, ngay cả khi họ đã theo đuổi con đường sự nghiệp và nghiên cứu riêng biệt trong giáo dục đại học.

Năm nay, ông Lý đã không tham dự các sự kiện của cuộc thi ở Thành phố New York, và đây là lần đầu tiên anh Thái và cô Trần đến thành phố này cũng như lần đầu tiên tham gia một cuộc thi nghệ thuật quốc tế. Sau khi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan, cả hai đã bay đến đúng lúc diễn ra lễ khai mạc.

Shao-Han Tsai, artist of the right panel of "The Infinite Grace of Buddha" triptych, at the Salmagundi Club in New York on Jan. 15, 2024. (Larry Dye/The Epoch Times)
Anh Thái Thiếu Hàng vẽ bức tranh bên phải của bộ ba bức tranh "Phật Ân Hạo Đãng" tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York vào ngày 15 tháng 1 năm 2024. (Larry Dye/The Epoch Times)
Hung-Yu Chen, artist of the left panel of "The Infinite Grace of Buddha" triptych, at the Salmagundi Club in New York on Jan. 15, 2024. (Larry Dye/The Epoch Times)
Cô Trần Hồng Dư vẽ bức tranh bên trái của bộ ba bức tranh "Phật Ân Hạo Đãng", tại Câu lạc bộ Salmagundi ở New York vào ngày 15 tháng 1 năm 2024. (Larry Dye/The Epoch Times)

Nguồn cảm hứng

Anh Thái chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện tác phẩm này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều mình muốn truyền tải. Trong quá khứ, rất nhiều tác phẩm nghệ thuật mô tả các vị thần và thiên đường, từ thời Hy Lạp cổ đại đến những câu chuyện về các vị thánh. Vì vậy, chúng tôi nghĩ, làm thế nào để có thể áp dụng cho thế kỷ 21?”

Anh Thái muốn tạo ra điều gì đó sâu sắc, có ý nghĩa và qua đó anh có thể lan tỏa đức tin của mình. Vì vậy, anh quyết định chọn một điều mang tính phổ quát.

Anh giải thích: “Các nền văn hóa và các dân tộc ở cả phương Đông và phương Tây đều chia sẻ những câu chuyện về một Đấng Sáng Thế Chủ thiêng liêng”.

Anh Thái nói: “Đây là câu chuyện mà tất cả chúng ta đều chia sẻ. Anh đã lấy cảm hứng từ nhiều cảnh Thiên đường trong các bức tranh trên trần nhà thờ và cung điện theo phong cách Baroque, và tất nhiên là những cảnh trong “Phán xét cuối cùng” của các nghệ sĩ như Michelangelo và Rubens”.

Trong bức tranh bên phải, cô Trần mô tả về những người lương thiện và kiên định với đức tin của mình sẽ được lên Thiên giới.

Bản thân Cô Trần cũng là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, một môn thiền định tâm linh truyền dạy về ba nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, cô đã thể hiện ba nguyên tắc rất nổi bật này trong tranh của mình.

Cô nói rằng: “Những khung cảnh thần thánh mà bạn có thể thấy trong rất nhiều bức bích họa trên trần nhà trong nghệ thuật của phương Tây đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi hy vọng rằng người xem có thể cảm nhận và hiểu được thiện và ác từ tác phẩm này”.

Chúng Thần và người đang tiến vào Thiên giới được mô tả ở phần trên của bức tranh, và ở phần dưới, có thể thấy những người đã đến với đức tin mới và những người hối hận vì đã bỏ lỡ cơ hội này trong đời mình.

Anh Thái cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Anh cho biết, giống như cô Trần, anh lớn lên trong một gia đình có các học viên, nhưng phải đến khi học cấp hai, anh mới cân nhắc và lựa chọn con đường của riêng mình. Khi đó anh đã lựa chọn theo đuổi nghệ thuật, đồng thời anh nhận ra rằng cần có đời sống tinh thần phong phú hơn để sáng tạo nghệ thuật.

Trong tiếng Trung Quốc, những thực hành tâm linh như vậy được gọi là “tu luyện”—chính là tu sửa tâm tính hay nội tâm của một người. Anh Thái chia sẻ, việc tu luyện và nghệ thuật gần như giống nhau; người ta phải nỗ lực đề cao bản thân để tạo ra điều gì đó có thể truyền cảm hứng cho người khác.

Tất nhiên, anh được nhắc nhở nhiều lần rằng con đường mình chọn không hề dễ dàng. Ví dụ, trong quá trình vẽ một tác phẩm, có nhiều tuần anh cảm thấy mình không tiến triển gì và tự hỏi liệu rằng dự án này có quá sức với mình không. Cả anh Thái và cô Trần đều chưa từng vẽ bất cứ thứ gì lớn như vậy, cũng như không sắp xếp một bố cục với nhiều nhân vật như vậy, mỗi nhân vật đều được mô tả từ những người mẫu thật.

Họ cũng gặp phải những thách thức mà họ chưa từng trải qua trong quá trình học tập, chẳng hạn như cách khắc họa ánh sáng thiên thượng, chắc chắn không phải là thứ có thể chụp ảnh hoặc tham khảo được. Mỗi nghệ sĩ phải thực hiện từ 25 đến 30 bản phác thảo, vì có sai sót với chất liệu nên cô Trần đã phải sơn lại toàn bộ tác phẩm của mình, và ông Lý đã chỉnh sửa lại toàn bộ nền của tác phẩm trong suốt quá trình này. Nhưng, không phải ngày nào chúng ta cũng có thể chia sẻ đức tin của mình với thế giới và hình thành nên tầm nhìn của mình, và khi nhớ lại điều đó đã giúp họ quyết tâm hoàn thành bức tranh về kể về thiên thượng trên vải canvas.

Trước đây, tác phẩm của tôi mang tính chất sinh viên nhiều hơn, thiếu ý tưởng thiết kế và tầm nhìn sáng tạo của một tác phẩm hoàn chỉnh. ... Đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội thể hiện điều mà tôi nghĩ bạn thực sự có thể gọi là ‘sự sáng tạo”, anh Thái cho hay.

Anh nói rằng: “Ngày nay rất nhiều loại hình nghệ thuật thị giác như phim ảnh, hoạt hình—thực sự rất thú vị; nếu điều duy nhất tôi cố gắng là thu hút thị giác người xem thì những cảnh thiên đường đã được thực hiện rồi, bạn thực sự không thể cạnh tranh về tác động ở đó nữa. Vì vậy, điều quan trọng đối với tôi là truyền đạt điều gì đó có ý nghĩa”.

Ông nói thêm: “Tôi hy vọng tác phẩm này có thể giúp chuyển sự quan tâm của người xem từ cuộc sống hàng ngày của họ sang một câu hỏi sâu sắc hơn về đức tin, về cuộc sống, ý nghĩa cuộc sống và những gì chúng ta lựa chọn trong đời”.

Bức tranh ngoài cùng bên phải của anh Thái, đối lập với tác phẩm của cô Trần. Thay vì lên thiên quốc, chúng sinh đang bị đánh hạ xuống phàm trần và các tầng thấp hơn nữa.

Anh Thái giải thích, biểu tượng hình tròn lớn ở phần trên của bức tranh là “Pháp Luân”, vốn là biểu tượng trực quan về vũ trụ trong pháp môn Pháp Luân Đại Pháp.

Vũ trụ trải qua các giai đoạn và chu kỳ, và ở giai đoạn “diệt”, hay giai đoạn mà nhiều nền văn hóa gọi là thời kỳ cuối cùng, vũ trụ đang trong tình trạng hỗn loạn. Những sinh mệnh thiên giới đã bị tha hóa sẽ bị đánh hạ xuống, và ở phần dưới của bức tranh, gần cõi người, chúng ta có thể thấy biểu tượng búa liềm tượng trưng cho chủ nghĩa cộng sản đang bốc cháy. Anh Thái giải thích, đây là một hệ tư tưởng phản Thần, và anh cảm thấy nó đại diện cho những gì đang hủy diệt loài người vào thời mạt thế.

Nhưng vũ trụ không kết thúc ở thời kỳ “diệt” này; Sự xuất hiện của Đấng Sáng Thế Chủ báo trước sự canh tân và tái tạo.

Trong cả tranh của cô Trần và anh Thái, ánh sáng rực rỡ phía trên là tất cả những gì gợi lên sự hiện diện của Đấng Sáng Thế Chủ. Ở giữa, bức tranh lớn nhất, ông Lý miêu tả tầm nhìn của mình về Đấng Sáng Thế Chủ, thể hiện phật ân vô lượng của Ngài trong thời khắc cuối cùng này.

Lòng từ bi vô lượng chiếu rọi khắp vũ trụ và mang lại sự cứu độ. Nhiều dân tộc đã truyền lại niềm tin rằng Thần và Phật sẽ xuống nhân gian và Đấng Sáng Thế sẽ cứu độ con người, đồng thời, đó cũng là về cuộc chiến cuối cùng giữa thiện và ác vượt trên bình diện thế tục”, lời mô tả của bức tranh cho biết.

Bộ ba tác phẩm “Phật Ân Hạo Đãng”

Nhiều khán giả trong chúng ta sẽ không tham dự triển lãm ở New York trước khi nó kết thúc vào ngày 19/1, nhưng Cuộc thi vẽ tranh NTD đã cung cấp các hình ảnh trực tuyến:

"The Infinite Grace of Buddha (Left)" by Hung-Yu Chen. (NTD International Figure Painting Competition)
Bức tranh “Phật Ân Hạo Đãng” (Trái)” của cô Trần Hồng Dư. (Cuộc thi vẽ tranh nhân vật quốc tế NTD)
"The Infinite Grace of Buddha (Center)" by Yuan Li. (NTD International Figure Painting Competition)
Bức tranh “Phật Ân Hạo Đãng” (Giữa)” của ông Lý Viên. (Cuộc thi vẽ tranh nhân vật quốc tế NTD)
"The Infinite Grace of Buddha (Right)" by Shao-Han Tsai. (NTD International Figure Painting Competition)
Bức tranh “Phật Ân Hạo Đãng” (Phải)” của anh Thái Thiếu Hàng. (Cuộc thi vẽ tranh nhân vật quốc tế NTD)

Theo The Epoch Times- Catherine Yang

Thiên Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bộ ba bức tranh ‘Phật Ân Hạo Đãng’ được trưng bày tại cuộc thi vẽ tranh NTD