Cha mẹ nên đọc: Tôi nên làm gì nếu không thể kiềm chế tính nóng nảy khi giáo dục con cái?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong một số bản tin, cụm từ “nguyên nhân từ gia đình” xuất hiện rất thường xuyên. Nhiều đứa trẻ hư hỏng thường đổ lỗi tính cách và tâm lý của mình là do xuất phát từ gia đình gây nên. Nhiều bậc cha mẹ mất bình tĩnh và hay la mắng con bất cứ lúc nào như khi thấy con chơi điện thoại di động, không làm bài tập về nhà tốt, thi trượt... đủ thứ vấn đề.

Thực tế, xuất phát điểm của cha mẹ cũng là vì lợi ích của con cái, nhưng khi họ dùng cách la mắng, đe dọa hay thậm chí đánh đập con đã thực sự gây ra áp bức cho con cái. Theo thời gian, khả năng bắt chước của trẻ sẽ rất mạnh, trẻ sẽ mất bình tĩnh với bố mẹ, trong nhà ngày càng xảy ra nhiều cuộc cãi vã, không tốt cho sự hòa thuận gắn kết của gia đình. Vậy bạn nên làm gì nếu không thể kiểm soát được tâm trạng của mình? Chúng ta hãy cùng tham khảo phương pháp sau đây.

  1. Cha mẹ nên suy ngẫm về bản thân.

Cha mẹ phải luôn suy ngẫm về chính mình, tự hỏi bản thân mình rằng, mỗi lần chúng ta mất kiểm soát về cảm xúc, đó có phải là vì đứa trẻ thật sự đã làm sai điều gì, hay vì đứa trẻ có tính khí thất thường, có điều gì giấu giếm không muốn nói, hay trong chính cách giáo dục con cái của chúng ta đang có vấn đề?

Đôi khi, việc tìm ra nguyên nhân từ chính mình sẽ hữu ích hơn nhiều so với việc trực tiếp đổ lỗi cho trẻ. Suy cho cùng, thời thơ ấu, cha mẹ là chỗ dựa lớn nhất của các con, và những đứa trẻ sẽ noi gương cha mẹ của mình theo từng lời nói và từng việc làm của họ. Nếu cha mẹ có thể bình tĩnh đối mặt với cuộc sống và kiềm chế tốt được cơn nóng giận của mình, thì con cái tự nhiên sẽ ngày càng tốt hơn.

  1. Cha mẹ nên học cách lắng nghe và thấu hiểu con cái.

Nhiều bậc cha mẹ không cho con cơ hội được nói hoặc giải thích khi chúng không vâng lời hay làm sai. Lúc đó họ chỉ cảm thấy rằng con cái họ nên bị trừng phạt nếu chúng làm sai điều gì đó. Nhưng thực sự đứa trẻ đã làm điều gì sai? Bạn có biết đứa trẻ nào đã thật sự làm việc này?

Lý do bạn cho điều gì đó là “sai” là gì? Vì vậy, là cha mẹ, bạn phải học cách lắng nghe, để cho con có quyền được nói và cũng là để bạn có thể hiểu con một cách trọn vẹn, đừng mù quáng phán xét hành vi để tránh làm tổn thương lòng tự trọng của con.

Trước đây, tôi nghiêm khắc kỷ luật con cái và hoàn toàn phớt lờ ý kiến ​​của chúng, và chúng cũng không lắng nghe lời tôi. Tuy nhiên, việc học tại Khoá học làm cha mẹ trong một thời gian đã mang lại cho tôi nhiều cách để cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Bây giờ cuối cùng tôi cũng biết cách hòa hợp với con mình một cách đúng đắn. Các con tôi không còn ương ngạnh, ngang ngược như xưa nữa, thỉnh thoảng còn tâm sự với tôi. Mối quan hệ của chúng tôi trở nên thân thiết hơn.

  1. Cha mẹ nên biết rằng con cái không phải là gánh nặng

Tôi nên làm gì nếu không thể kiểm soát được tính khí của mình? Khi con cái ở nhà, chúng ta có thể pha một tách trà, đọc sách, đi dạo bộ ngắm cảnh... từ đó thư giãn và cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khi chúng ta được giải toả tâm trạng thì sự vui vẻ tự nhiên sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tích cực với con cái của mình hơn, thay vì ôm giữ sự bực tức trong lòng.

  1. Cha mẹ nên có những kỳ vọng hợp lý đối với con cái mình.

Đừng đặt kỳ vọng vào con cái quá nhiều. Trẻ em có nhịp sống và đặc tính riêng của mình và sẽ không thay đổi quá nhiều theo sự mong đợi của chúng ta. Vì vậy, thay vì đặt kỳ vọng quá nhiều vào các con thì chúng ta nên trao dồi kỹ năng vào đặt mục tiêu kỳ vọng vào mình nhiều hơn, và hãy hỗ trợ hướng dẫn các con để chúng có thể từng bước một thực hiện ước mơ tốt đẹp của mình dần theo năm tháng của sự trưởng thành. Vì vậy, lời khuyên của các bậc cha mẹ là không nên đặt kỳ vọng vào con mình. Đồng thời, bạn cũng phải kỳ vọng nhiều hơn ở bản thân mình.

  1. Cha mẹ nên cho phép con phạm sai lầm

Khi trẻ thực hiện các quy tắc sống và học tập đã được thiết lập, ngay cả khi có sự giám sát và hướng dẫn của cha mẹ, trẻ sẽ vẫn có lúc đi chệch hướng hoặc mắc lỗi. Làm thế nào để đối mặt trực tiếp với lỗi lầm của con bạn? Thường khi con còn nhỏ và chưa hiểu biết, cha mẹ nên cho phép trẻ mắc lỗi và cũng nên cho trẻ quá trình để sửa chữa. Cha mẹ không nên la mắng con khi thấy con mắc lỗi mà phải phân tích phải trái giúp con, giải thích và nhắc trẻ cố gắng tránh mắc lỗi tương tự vào lần sau.

  1. Cha mẹ nên đi sâu vào việc giáo dục tích cực

Việc cha mẹ giáo dục con cái là một học vấn lớn. Kiên trì giáo dục và hướng dẫn tích cực cho trẻ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc. Cha mẹ không nên áp dụng tư duy và tập quán cứng nhắc như “roi vọt mới nên người” khi dạy con. Để giáo dục con, cha mẹ nên dùng những cảm xúc bình hoà lý trí để giúp trẻ dần dần hình thành những quy tắc thói quen tự giác trong cuộc sống và học tập. Đồng thời, đừng bao giờ la mắng, đánh đập để giải quyết mọi lỗi lầm trong quá trình trưởng thành của con bạn. Trẻ em cần được khuyến thiện khích lệ để có thể sửa chữa những lỗi lầm theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Vương Hòa - Aboluowang
Khả Vy biên dịch

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ nên đọc: Tôi nên làm gì nếu không thể kiềm chế tính nóng nảy khi giáo dục con cái?