Có “Lễ” đi khắp thiên hạ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Câu chuyện nhỏ này đã miêu tả rõ về chữ Lễ, có Lễ thì đi khắp thiên hạ, vô Lễ thì một tấc cũng khó tiến.

Thiền sư và tướng quân

Ngày xưa, vào thời Khai Nguyên nhà Đường, có một vị thiền sư hiệu là Mộng Song. Ông không chỉ được trọng vọng mà còn là quốc sư của vương triều. Một hôm, ông đi thuyền sang sông, mới rời bờ một lát thì trên bờ có một tướng quân đến gần và tiếng gọi lớn: “Chờ một chút, chờ một chút, hãy đưa ta sang sông!”

Người chèo thuyền lớn tiếng nói: “Thuyền đã rời bến, không thể quay lại. Xin hãy đợi chuyến sau!”

Lúc này, Thiền sư Mộng Song đang ngồi trên mũi thuyền nói với người lái thuyền rằng: “Nhà thuyền à, ông hãy làm việc tốt đi, hãy đưa tướng quân sang sông đi”.

Người lái thuyền thấy ông là vị hòa thượng khiêm nhường, khí chất phi phàm, nên đồng ý làm theo.

Sau khi tướng quân lên thuyền, ông ta lục đục tìm chỗ ngồi, nhưng ghế đã chật kín. Khi nhìn thấy Thiền sư Mộng Song ngồi trên mũi thuyền, ông ta liền nhặt chiếc roi mang theo quất vào đầu Thiền sư làm chạy cả máu: “Lão hòa thượng, đi chỗ khác, nhường chỗ cho ta!

Một lúc sau, nghe thấy tiếng mọi người xì xào trên thuyền, tướng quân liền cảm thấy hối hận. Lúc xuống thuyền, tướng quân xin lỗi thiền sư, lúc đó đang gội đầu. Thiền sư cười nói: "Không sao! Ngài đi ra ngoài khó tránh khỏi tâm tình không tốt".

Là một thiền sư, ông đã lý giải cặn kẽ hàm ý của chữ "Lễ". Câu chuyện nhỏ này đã miêu tả rõ về chữ Lễ, có Lễ thì đi khắp thiên hạ, vô Lễ thì một tấc cũng khó tiến.

Lúc xuống thuyền, tướng quân xin lỗi thiền sư. (Tranh: Winnie Wang)

Cốt lõi của lễ nghi là gì?

Khổng Tử nói: "Nhân nhi bất nhân, như lễ hà?" (Người mà không có lòng nhân thì làm sao có Lễ được).

Nếu chân thành không từ tâm, lễ nghi chỉ ở bề ngoài, sẽ khó thành sự. Vì vậy, lễ nghi ở mỗi nền văn hoá sẽ khác nhau, nhưng có một điểm chung là tôn trọng đối phương, bạn bè tương trợ.

Nếu mối quan hệ giữa con người với nhau là một cánh cửa, thì lễ nghi chính là chất bôi trơn làm cho các mối quan hệ trở nên khăng khít hơn.

Đừng kích thích các giác quan ở nơi công cộng

Thị giác: Ở những nơi công cộng, chúng ta nên ăn mặc gọn gàng tươm tất, không tạo cho người xung quanh cảm giác luộm thuộm, quần áo phải phù hợp với các quy tắc xã hội và nhu cầu. Ví dụ, ở một số trường hợp, không nên đi dép lê, không mặc pyjama, váy ngắn, vv. Một số trường hợp thì không nên mặc trang phục trang trọng.

Khứu giác: Ở nơi công cộng, không nên để xuất hiện mùi quá nặng, sẽ khiến người xung quanh phải e dè. Ví dụ, những người bị hôi miệng hãy đánh răng hoặc ăn kẹo cao su trước khi gặp gỡ. Những người có mùi cơ thể, thì hãy sử dụng chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi. Nếu thích xịt nước hoa, nên chú ý đến lượng xịt, mùi hương quá nồng sẽ khiến người xung quanh “tránh xa”.

Ngoài ra, cố gắng không ăn những thức ăn có mùi vị quá nồng như sầu riêng, đậu phụ có mùi hôi ở những nơi công cộng như văn phòng, rạp chiếu phim, lớp học.

Thính giác: Không nên nói to hoặc nói chuyện điện thoại trong môi trường yên tĩnh. Nghe nhạc bằng tai nghe thì không hát theo nhạc. Ngoài ra, không nên nói to khi ăn, nói to khi nhai hoặc húp canh ra tiếng to, tránh tạo ra ấn tượng thô lỗ và thiếu hiểu biết.

Lễ nghi có thể làm cho mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên hài hòa và thân thiện hơn. (Ảnh: pixabay)

Một văn phòng bắt mắt

Khi đối xử với đồng nghiệp và cấp trên, tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc quan trọng nhất, đặc biệt là trong các chi tiết.

1. Không gian văn phòng dễ nhìn

Hãy sắp xếp gọn gàng tài liệu, vật dụng trên bàn làm việc, và đặt một hoặc hai chậu cây nhỏ để có không khí tự nhiên. Nó để lại hiệu quả, ấn tượng và ngắn gọn, có lợi cho quan hệ giữa các đồng nghiệp và sếp.

Ngoài ra, để làm nổi bật không khí làm việc, tốt nhất bạn không nên đặt quá nhiều vật dụng cá nhân trên bàn làm việc.

2. Không gian cá nhân cần được tôn trọng

Trong văn phòng, quy tắc cơ bản nhất là không lục tung bàn làm việc của đồng nghiệp, không đọc ghi chú của đồng nghiệp, và không nghe trộm cuộc gọi của đồng nghiệp.

Bạn nên đặt điện thoại ở chế độ im lặng hoặc rung khi đang làm việc.

3. Hãy hòa hợp với đồng nghiệp

Dưỡng tâm là không được so đo từng li từng tí, hãy nuôi dưỡng tâm để duy trì tâm trạng vui vẻ.

Ở nơi làm việc, chúng ta nên học hỏi đồng nghiệp với tinh thần cởi mở, tôn trọng thói quen sinh hoạt và cách sống của người khác, không được bàn ra chuyện riêng của đồng nghiệp.

Giữ một khoảng cách nhất định giúp gia đình trở nên tốt đẹp hòa thuận

Khi giải quyết các mối quan hệ trong gia đình nên “chú ý lễ nghĩa”. Lễ nghi cơ bản nhất để gia đình hòa thuận là giữ mối quan hệ thân tình ở một khoảng cách nhất định, để dùng những lời lẽ lịch sự và ấm áp giao tiếp với nhau.

Hãy cố gắng thay đổi yêu cầu của bạn đối với người nhà, như:

Thay câu "Mang sách cho anh", bằng câu "Vui lòng mang cho anh cuốn sách được không?"

Thay vì nói: "Mẹ lại không vặn chặt vòi nước!", hãy nói: “để con vặn ạ".

Khi gọi điện về nhà thông báo làm thêm giờ, đừng nói “Tối nay anh không về ăn cơm”, mà hãy nói: “Tối nay anh không về ăn tối được, em chú ý ăn uống đúng giờ, và nhớ đi dạo sau khi ăn xong đấy nhé"

Thuần Chân
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Có “Lễ” đi khắp thiên hạ