Có nhiều tài khoản và thẻ tín dụng sẽ giúp bạn trở nên giàu có?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lời biên tập viên: Người giàu thực ra không có gì đặc biệt, họ chỉ là biết học hỏi từ những thất bại và học cách đối mặt với thực tế của xã hội. Bài viết dưới đây sẽ phân tích thái độ của người giàu đối với công việc, đầu tư, các mối quan hệ và tiền bạc. Để bạn có thể giảm thiểu sai lầm và tránh đi đường vòng trong quá trình tích lũy tài sản. Đồng thời đạt được ba thứ quý giá đó là "thời gian", "con người" và "tiền bạc". Tất cả những yếu tố này là chìa khóa giúp bạn có được tự do về cả tài chính lẫn thời gian.

Không giữ quá nhiều tài khoản và thẻ tín dụng

Giới tài chính đã khiến công chúng có nhận thức sai lầm, họ khuyến nghị công chúng nên mở một số tài khoản để quản lý tiền theo mục đích và đăng ký nhiều loại thẻ tín dụng để nhận được các khoản chiết khấu khác nhau. Cách tiếp cận này không thực sự dành cho người tiêu dùng, mà là một chiến lược tiếp thị cho các tổ chức tài chính.

Tôi đã từng xem một chương trình truyền hình, trong đó một người được gọi là chuyên gia tài chính đã nói điều này:

"Nếu chưa thể trả được khoản vay ngân hàng, tốt nhất bạn nên nói thật với họ. Có như vậy, ngân hàng mới hỗ trợ cho bạn. Ngoài ra, đừng bao giờ từ chối trả lời điện thoại của nhân viên ngân hàng".

Sau khi nghe đoạn này, tôi thực sự không nói nên lời.

Tôi đã có nhiều giao dịch khác nhau với các ngân hàng khác nhau, nhằm phục vụ công việc kinh doanh của tôi.

Nếu bạn nói sự thật với ngân hàng rằng bạn không thể trả khoản vay, họ sẽ tạo áp lực lên bạn. Nếu bạn phớt lờ, họ sẽ thực hiện các biện pháp cực đoan, chẳng hạn như tạm dừng giao dịch.

Vậy tại sao người được gọi là chuyên gia tài chính lại nói như thế? Tất cả chỉ là tiếp thị!

Tất cả những gì các nhân viên ngân hàng nói tất nhiên đều là có lợi cho ngân hàng. Vậy nên bạn đừng dễ dàng tin lời người được cho là chuyên gia, trước tiên hãy tìm hiểu xem công việc của anh ta là gì.

Điều này cũng đúng đối với tài khoản và thẻ tín dụng. Khuyến khích người tiêu dùng đăng ký nhiều tài khoản và thẻ tín dụng với nhiều mức chiết khấu khác nhau là một chiến lược tiếp thị, khuyến khích tiêu dùng quá mức. Trên thực tế, khi bạn có đủ loại thẻ tín dụng thì sẽ chỉ gây khó khăn cho việc quản lý tài chính và tăng thêm những khoản chi tiêu không cần thiết.

Để được giảm giá A, tôi đăng ký thẻ số 1, để được giảm giá B, tôi đăng ký thẻ số 2, để được giảm giá C, tôi đăng ký tiếp thẻ số 3... Càng nhiều thẻ tín dụng, mức độ sử dụng càng cao và số tiền chi tiêu còn lớn hơn thu nhập.

Tốt nhất là nên chống lại cám dỗ lợi ích trước mắt và chỉ giữ lại một thẻ để sử dụng khi cần thiết, đó là cách để giảm tiêu dùng quá mức .

Đừng tham lam vì những lợi ích nhỏ nhặt. Các tổ chức tài chính đã khéo léo sử dụng lòng tham giảm giá của người tiêu dùng và sử dụng các chiến lược tiếp thị để thúc giục người tiêu dùng làm thẻ và sử dụng không cần thiết.

Một số người có thể mâu thuẫn với lời tôi nói và nghĩ rằng các tổ chức tài chính cũng cần phải tồn tại. Đúng, nhưng chúng ta cũng không cần phải mắc nợ vì sự tồn tại của họ. Ngoài phí xử lý thẻ tín dụng, các tổ chức tài chính còn có nhiều lợi ích.

Nói một cách tương đối, chi tiêu cá nhân phải được kiểm soát trong mức lương hàng tháng. Suy cho cùng, thu nhập của hầu hết mọi người chỉ là tiền lương hàng tháng. Nếu bạn không tính đến điều này và chi tiêu quá mức, tiền gốc sẽ cộng với tiền lãi, và khoản nợ sẽ ngày càng lớn hơn. Thói quen này sẽ không bao giờ khiến bạn trở nên giàu có, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần.

Mặc dù Hàn Quốc được biết đến như một cường quốc công nghệ thông tin, nhưng có quá nhiều thứ cần phải tự mình quản lý. Có nhiều tài khoản và thẻ tín dụng, đồng nghĩa với việc có nhiều thứ cần quản lý. Không những mất thời gian mà còn tăng chi phí quản lý. Ngoài ra, với số lượng tài khoản và thẻ tín dụng ngày càng nhiều, việc kiểm soát dòng tiền càng trở nên khó khăn hơn, thậm chí có thể khiến bạn từ bỏ việc kiểm soát chi tiêu.

Nếu chỉ có một tài khoản và muốn nắm được dòng tiền, bạn chỉ cần tải thông tin chi tiết giao dịch. Dùng Excel liệt kê theo số tiền, ngày tháng là có thể xác nhận ngay tình trạng thanh toán. Nhưng nếu bạn có mười tài khoản, bạn phải đăng nhập vào mười ngân hàng trực tuyến, mỗi lần bạn phải thiết lập hệ thống bảo mật và hoạt động khác nhau. Đồng thời bạn phải đăng nhập lại nhiều lần và cập nhật thông tin điện tử của mình từng cái một hàng năm. Vậy có cách nào để quản lý dòng tiền theo cách này không?

Bất cứ điều gì khó quản lý đều có chi phí, vô hình hoặc hữu hình. Việc quản lý càng đơn giản thì càng giảm được nhiều chi phí không cần thiết và dễ dàng nắm bắt các chi tiết hơn.

Tương tự như vậy, càng có nhiều thẻ tín dụng, bạn càng khó kiểm soát chi tiêu. Giảm giá 10% nhưng cũng có thể kéo theo 90% chi phí không cần thiết. Một cách quản lý khôn ngoan hơn là chỉ cần không bị dụ dỗ bởi 10% đó để tránh 90% mức chi tiêu không cần thiết.

Trên thực tế, những người giàu có thường chỉ có một hoặc hai tài khoản và một hoặc hai thẻ tín dụng. Ngoài ra, người giàu không sử dụng thẻ tín dụng VIP. Loại thẻ tín dụng có phí thường niên cao này chủ yếu được những người có thu nhập cao sử dụng khi họ khai thuế vào cuối năm. Đồng thời những người giàu có thực sự sẽ không sử dụng nó một cách riêng tư.

Có cần thiết phải bỏ một số tiền lớn của bạn vào phí hàng năm để nhận được một số lợi ích nhỏ bé hơn không?

Nếu tôi không dùng thẻ tín dụng và đổi sang thẻ rút tiền mặt thì sao? Đây cũng là một trong những chiêu marketing của ngân hàng.

Khi sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán hàng và tính phí xử lý dưới danh nghĩa lãi suất. Khi sử dụng thẻ rút tiền mặt, ngân hàng sẽ trực tiếp trả tiền trong tài khoản cá nhân cho cửa hàng, đồng thời tính phí xử lý. Đứng trên quan điểm của ngân hàng, cái nào có lợi hơn? Tất nhiên là thẻ tiền mặt.

Bạn có nghĩ rằng bạn có thể khấu trừ nhiều tờ khai thuế hơn theo cách này không?

Nếu bạn tính toán cẩn thận tỷ lệ khấu trừ thực tế, bạn sẽ thấy rằng đây không phải là trường hợp có lợi, chỉ là khoản trả trước mà thôi. Trên thực tế, nếu bạn muốn nhận được nhiều phí giảm giá hơn thì bạn phải chi tiêu nhiều hơn. Nói cách khác, bạn phải tạo ra nhiều tiêu dùng không cần thiết hơn. Bất kể đó là thẻ tín dụng hay thẻ tiền mặt, logic đều giống nhau.

Ví dụ bạn muốn được giảm 1 triệu trong kỳ khai thuế cuối năm thì bạn phải chi ra 10 triệu trước. Thay vì làm điều này, tốt hơn hết là đừng lấy 1 triệu đó, bạn sẽ tiêu ít hơn 10 triệu và có cơ hội tích lũy được nhiều hơn. Nói tóm lại, mọi người phải nắm bắt được sức mạnh chi phối của tài chính, tiêu dùng và không bị dụ dỗ bởi các kỹ thuật tiếp thị ngon ngọt.

Theo J won - Epochtimes

Tuyết Nhi biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Có nhiều tài khoản và thẻ tín dụng sẽ giúp bạn trở nên giàu có?