'Cuộc đời quá ngắn, cần dồn tâm huyết cho điều nào đó'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bài phát biểu của nhà vật lý người Mỹ từng đạt giải Nobel giành cho các sinh viên tốt nghiệp Đại học Harvard.

Nhà vật lý người Mỹ - ông Steven Chu đã tổng kết một số lựa chọn trong cuộc sống quá khứ của mình: từ nghiên cứu đến giảng dạy, và sau đó là chính trị, qua kinh nghiệm cá nhân, ông đã đưa ra lời khuyên cho các sinh viên trẻ: “Cuộc đời quá ngắn, vì vậy bạn không thể bước qua nó với đôi bàn tay trắng, hãy dồn tâm huyết của bạn vào một thứ gì đó”

1. Ít nhất tôi là một "mọt sách"

Cảm ơn các bạn đã cho tôi cơ hội để chia sẻ ngày tuyệt vời này cùng các bạn.

Tôi không chắc mình xứng đáng được vinh dự đặc biệt trở thành diễn giả tại buổi lễ tốt nghiệp của trường Đại học Harvard. Năm ngoái, đứng trên bục này là tiểu thuyết gia tỷ phú người Anh, bà JK Rowling, từng là sinh viên khoa văn học cổ điển. Năm trước nữa, đứng tại đây là ông Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới, một nhà từ thiện và một “con mọt máy tính”. Còn năm nay, thật tiếc khi diễn giả của bạn lại là tôi, tuy tôi không giàu lắm nhưng ít ra tôi cũng là “con mọt sách”.

Tôi rất cảm kích vì Harvard đã trao cho tôi một tấm bằng danh dự, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tôi, có thể quan trọng nhiều hơn các bạn nghĩ. Các bạn biết đấy, về mặt học thuật, tôi là một người ngoại lai trong gia đình. Anh trai tôi có bằng Tiến sĩ Y MIT (Học viên Công nghệ Massachusetts) và Tiến sĩ Triết học Đại học Harvard; em trai tôi có bằng Luật Đại học Harvard.

Bản thân tôi khi giành được giải Nobel, tôi nghĩ rằng mẹ tôi sẽ rất vui. Tuy nhiên, tôi đã nhầm. Vào buổi sáng khi thông tin được công bố, tôi gọi điện cho mẹ, sau khi biết tin, bà chỉ nói: “Đây là một tin tốt, nhưng mẹ muốn biết, khi nào con sẽ đến thăm mẹ?”

Giờ đây tôi cũng đã có bằng Đại học Harvard như các anh em của mình, và tôi nghĩ lần này, mẹ sẽ hài lòng.

2. Hãy là một người khảng khái hào phóng

Phần thứ hai tiếp theo sẽ là những lời khuyên chân thành tiễn các bạn ra trường.

Những lời khuyên như vậy hiếm khi có giá trị, và hầu như đã được định sẵn sẽ bị lãng quên và không bao giờ được thực hành. Nhưng, như nhà văn nổi tiếng Oscar Wilde đã nói: “Tất cả những gì bạn có thể làm với lời khuyên là hãy tặng nó cho người khác, bởi vì nó không có tác dụng gì cho bạn”. Vì vậy, sau đây là lời khuyên của tôi.

Đầu tiên, khi đạt được thành công, đừng quên những người đi trước. Cảm ơn cha mẹ và bạn bè của bạn, những người đã hỗ trợ bạn, và các giáo sư đã truyền cảm hứng cho bạn, đặc biệt là những người thầy dạy không hay, bởi vì họ đã buộc bạn phải tự học. Nhìn chung, tự học là điều không thể thiếu trong một nền giáo dục khoa học xã hội ưu tú, và sẽ là chìa khóa thành công của bạn. Bạn cũng phải ôm những người bạn cùng lớp của mình, và cảm ơn họ vì những cuộc trò chuyện kéo dài suốt đêm họ đã dành cho bạn, chúng đã mang lại giá trị to lớn không thể đo lường cho việc học của bạn. Tất nhiên, bạn có Đại học Harvard để cảm ơn. Nhưng ngay cả khi bạn quên điều này, Hội cựu sinh viên sẽ đến để nhắc nhở bạn.

Thứ hai, trong cuộc sống tương lai của bạn, hãy là một người khảng khái hào phóng. Trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, hãy để lại chút lợi ích cuối cùng cho đối phương. Đừng lấy đi tất cả tiền trên bàn. Trong hợp tác, đừng giữ vinh dự cho riêng bản thân mình. Bất kỳ bên nào trong hợp tác thành công sẽ nhận được 90% tất cả các vinh dự.

Nhân vật Elwood P. Dowd, do Jimmy Stewart thủ vai trong bộ phim Harvey, hoàn toàn hiểu điều này: “Nhiều năm trước, mẹ thường nói với tôi rằng ‘Elwood, sống trong thế giới này, con có thể là một người thông minh hoặc một người tốt’. Tôi làm thông minh minh, và tôi đã làm được điều này trong nhiều năm... nhưng, tôi khuyên bạn nên trở thành người tốt. Bạn có thể trích dẫn câu nói này của tôi”.

Lời khuyên thứ ba của tôi là, hãy theo đuổi sở thích của bạn khi bạn bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc đời. Nếu bạn không có sở thích, hãy tìm kiếm nó, nếu bạn chưa tìm thấy thì đừng bỏ cuộc. Cuộc sống quá ngắn ngủi nên không thể đi qua với bàn tay trắng, bạn phải dồn hết tâm huyết của mình vào một thứ gì đó. Ở tuổi của bạn, tôi là một kẻ rất cứng đầu, và mục tiêu của tôi là không thể không trở thành một nhà vật lý.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi dành thêm 8 năm nữa tại phân viện Berkeley của Đại học California. Sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh, hoàn thành chương trình tiến sĩ, và sau đó đến Bell Labs làm trong 9 năm, trong những năm này, trung tâm của sự chú ý của tôi, và tất cả niềm vui trong nghề nghiệp của tôi, đều đến từ vật lý.

Tôi có một lời khuyên cuối cùng, đó là mặc dù sở thích rất quan trọng, nhưng bạn không nên chỉ nghĩ về sở thích. Khi tóc đã bạc, và bạn đã già, nhìn lại cuộc đời, bạn cần tự hào về những gì mình đã làm được. Bạn sẽ nhận ra rằng, tất cả cuộc sống vật chất lẫn những gì sở hữu đều không tạo nên niềm kiêu hãnh. Chỉ những người và những điều nhờ sự ảnh hưởng của bạn mà thay đổi mới có thể khiến bạn tự hào.

Sau 9 năm làm việc tại Bell Labs, tôi quyết định rời khỏi tòa tháp ngà ấm áp này và bước vào nơi mà tôi xem là “thế giới thực” - trường đại học. Quan điểm của tôi về Bell Labs có thể dùng lời của Mary Poppins để trích dẫn là “thực sự hoàn hảo”. Tuy nhiên, tôi muốn rời khỏi cuộc sống chỉ có luận văn khoa học. Tôi muốn đi dạy và bồi dưỡng thế hệ sau.

Tôi có một người bạn tốt và đồng nghiệp xuất sắc Ted Geballe tại Đại học Stanford. Anh ấy cũng đã từ Berkeley đến Bell Labs, và vài năm trước đây đã rời đi để đến Đại học Stanford. Anh ấy đã mô tả động cơ của chúng tôi một cách đầy đủ và tốt nhất là:

“Điều tuyệt vời nhất khi làm việc tại một trường đại học là sinh viên. Họ năng động, đam mê, suy nghĩ tự do và không bị áp lực cuộc sống khiến họ thay đổi. Mặc dù bản thân họ không nhận ra điều đó, nhưng họ là khán giả tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy trong xã hội này. Nếu chỉ có lúc nào trong đời bạn được tự do suy nghĩ và thỏa sức sáng tạo, thì đó là lúc bạn đang học đại học. Khi đến trường, học sinh không nghi ngờ gì về từng chữ trong sách giáo khoa, và dần dần họ thấy rằng sách giáo khoa và giáo sư không phải là 'biết tuốt', nên họ bắt đầu tự suy nghĩ, từ đó chính tôi là người bắt đầu học hỏi từ họ”

Những sinh viên mà tôi đã dạy, những nghiên cứu sinh tiến sĩ mà tôi đã dìu dắt, và những đồng nghiệp trẻ mà tôi đã cộng tác đều rất xuất sắc. Hơn 30 người trong số họ hiện là giáo sư. Nhiều cơ sở nghiên cứu mà họ làm việc nằm trong top đầu trên thế giới, bao gồm cả Đại học Harvard. Tôi đã học được rất nhiều điều từ họ. Ngay cả bây giờ, tôi thỉnh thoảng lên mạng vào cuối tuần để học hỏi những sinh viên vẫn đang nghiên cứu vật lý học sinh vật.

Tôi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy của mình với ý tưởng cống hiến cho xã hội. Trong cuộc đời, tôi nhận được nhiều hơn những gì tôi cho đi, vì vậy tôi muốn cống hiến lại cho xã hội.

3. Con người bất tử bởi vì họ có tâm hồn

Cuối cùng, các bạn là những người nhân đạo, và tôi kêu gọi các bạn hãy lên tiếng cho chủ nghĩa nhân đạo. Một trong những điều trớ trêu nhất của biến đổi khí hậu là những người bị tổn thương nhiều nhất lại là những người vô tội - những người nghèo nhất trên thế giới và những người chưa được sinh ra.

Bài diễn thuyết này cuối cùng xin kết thúc bằng câu nói của hai nhà nhân đạo.

Câu nói đầu tiên là của Martin Luther King. Đây là nhận xét của ông vào năm 1967 về kết thúc của Chiến tranh Việt Nam, nhưng có vẻ rất phù hợp khi nhận xét về cuộc khủng hoảng khí hậu ngày nay.

“Tôi kêu gọi mọi người trên toàn thế giới đoàn kết một lòng và gạt bỏ những rào cản về chủng tộc, màu da, giai cấp, quốc tịch; Tôi kêu gọi một tình yêu bao la, vô điều kiện dành cho tất cả nhân loại. Vì điều này bạn sẽ bị hiểu lầm và bị hiểu lầm, và thế giới ai tin vào triết lý của Nietzsche sẽ nghĩ bạn là một kẻ nhu nhược và hèn nhát. Nhưng đây là điều cần thiết tuyệt đối cho sự tồn tại của con người.… Bạn của tôi, sự thật trước mắt là ngày mai chính là hôm nay. Vào lúc này, chúng ta phải đối mặt với tình huống cấp bách nhất. Trong cuộc sống và lịch sử không thể lường trước, có điều gì đó gọi là hối hận thì đã quá muộn”.

Trích dẫn thứ hai là của nhà thơ William Faulkner. Vào tháng 12 đến tháng 10 năm 1950, ông đã có một bài phát biểu tại bữa tối đoạt giải Nobel, nói về vai trò của các nhà nhân đạo trong một thế giới bị chiến tranh hạt nhân bao trùm.

“Tôi tin rằng con người không chỉ tồn tại mà sẽ chiến thắng. Con người là bất tử, không phải vì chỉ có họ có quyền lên tiếng trong vạn vật, mà bởi vì họ có tâm hồn, tấm lòng nhân ái, tinh thần hy sinh và nhẫn nại. Đó là nghĩa vụ của các nhà thơ và nhà văn viết về tinh thần này. Chúng có sức mạnh nâng cao tâm hồn của con người, nhắc nhở họ về những gì trải qua làm họ vẻ vang trong quá khứ — lòng dũng cảm, danh dự, hy vọng, lòng tự trọng, sự cảm thông, thương xót và hy sinh”.

Các bạn sinh viên, các bạn đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của chúng ta. Khi bạn theo đuổi chí hướng cá nhân của mình, tôi hy vọng rằng các bạn cũng sẽ phát huy sự cống hiến và tiếng nói tích cực để giúp cải thiện thế giới từ các phương diện cả lớn và nhỏ. Điều này sẽ mang lại cho bạn sự thoả mãn lớn nhất.

Cuối cùng, xin hãy nhận lời chúc mừng nồng nhiệt nhất của tôi. Cầu mong bạn thành công và hy vọng bạn có thể bảo vệ và cứu lấy hành tinh của chúng ta, vì con em của các bạn và cho tất cả trẻ em trong tương lai.

Theo Giáo sư Vật lý tại Đại học Stanford, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 1997 - Steven Chu.

Minh An
Theo Aboluowang

 



BÀI CHỌN LỌC

'Cuộc đời quá ngắn, cần dồn tâm huyết cho điều nào đó'