Dự ngôn Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn tiết lộ Thiên cơ (2): Đức Phật Di Lặc đã đến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bài trước chúng ta đã nói Thiêu Bính Ca dự ngôn về một “thảm họa lửa từ trên trời”. “Ngọn lửa trời” này cũng đã được nhắc đến trong nhiều lời tiên tri khác. Mọi người đều suy đoán xem ngọn lửa bầu trời này có thể là gì.

Tai họa lửa trời là gì?

Có người nói, ngọn lửa trời này có phải là sao chổi từ trên trời rơi xuống không?

Vào năm 1994, một sao chổi đi ngang qua trái đất và cuối cùng va vào Sao Mộc, khiến bề mặt Sao Mộc bị méo đi. Sao Mộc lớn hơn Trái đất hơn một nghìn lần, nếu sao chổi đó va vào Trái đất thì chúng ta sẽ không may mắn sống sót đến ngày hôm nay.

15 năm sau, vào tháng 7 năm 2009, một sao chổi lớn khác đến và cuối cùng đâm vào Sao Mộc, để lại một vết sẹo lớn như Thái Bình Dương.

Các nhà thiên văn học cho biết hai tác động này rất giống nhau. Vậy theo quy luật này thì 15 năm nữa, vào năm 2024, liệu sẽ có thêm một sao chổi nữa?

Năm 2024 là năm con rồng. Nhiều tiên tri nói rằng năm con rồng và con rắn sẽ có đại họa. Đây có thể là một sao chổi va vào trái đất hay không?

Có người nói, chẳng phải hai sao chổi này đã bị Sao Mộc chặn lại sao? Trái đất của chúng ta được các vị Thần phù hộ. Vụ lửa trời này có thể là một thảm họa khác.

Vào tháng 10 năm nay, chiến tranh Israel-Palestine nổ ra, tổ chức Hamas của Palestine đã phóng hơn 5.000 tên lửa vào Israel chỉ trong vài phút, mọi người đều bàng hoàng khi thấy bản tin đầy trời lửa như mưa. Một số người nghĩ đến lời tiên tri này và hỏi, liệu “ngọn lửa trên trời” đó có phải là một cuộc tấn công bằng tên lửa không?

Quan hệ hai bên eo biển Đài Loan khá căng thẳng trong hai năm qua, Trung Quốc luôn kêu gọi "thống nhất bằng vũ lực", nhiều chuyên gia cũng dự đoán rằng, cuối cùng sẽ xảy ra chiến tranh trên eo biển Đài Loan.

Lời tiên tri "Kim Lăng tháp bi văn" cũng nói rằng "cá chép nước nông cuối cùng sẽ gặp nạn". “Cá chép nước nông” ở đây có thể hiểu là Đài Loan, Đài Loan trông giống như một con cá chép nhỏ trên bản đồ.

“Thiêu bính ca” cũng có nội dung: "Ngân Hà Chức Nữ nhường sao Ngưu". Chức Nữ có thể được hiểu là Đài Loan và sao Ngưu là Trung Quốc. Xét từ chữ “nhường” ở giữa, Đài Loan có thể bị Trung Quốc ức hiếp.

Vậy, phải chăng “ngọn lửa trời” này là cơn mưa tên lửa do Trung Quốc phóng? Dùng để bắn phá Đài Loan?

Rất khó nói. Có người cho rằng ngay cả 5.000 tên lửa cũng không hạ gục được Israel nhỏ bé, liệu Đài Loan có đầu hàng dễ dàng như vậy không?

Nếu thực sự Trung Quốc muốn “thống nhất bằng vũ lực”, có lẽ “địch thương vong tám trăm, ta thương vong một ngàn”.Hiện nay việc quân đội Trung Quốc tự phá hoại bản thân đã là ‘bí mật’ công khai, người dân ‘nằm thẳng’ đã trở thành một xu hướng xã hội. Khi đó nếu ĐCSTQ vẫn ngang nhiên phát động chiến tranh, lòng người nhất định sẽ ly tán, chưa biết chừng, chưa kịp thống nhất thì triều đại Đỏ đã tan ra từ trong nội bộ rồi.

Tướng quân có râu nhất thống Cửu Châu

Những lời tiên tri như “Càn khôn vạn niên ca” và “Mã tiền khóa” cũng nói rằng, trong tương lai, Trung Quốc sẽ bước vào thời kỳ đen tối của sự chia rẽ dân tộc và bất ổn xã hội, rất có thể là kết quả của việc phát động một cuộc chiến tranh bằng vũ lực. Tuy nhiên, thời kỳ tốt đẹp sau đó sẽ sớm đến. Trong “Thiêu bính ca” có nói điều này:

“Một vị đại tướng có bộ râu
Ấn kiếm cưỡi ngựa xét tình hình
Diệt bạo trừ họa dân yêu mến
Mãi hưởng Cửu Châu vàng đầy rương”

Vị “tướng có râu” này rất khác biệt. Ông ta có một thanh kiếm trong tay, điều đó có nghĩa là, ông ta có một mức sức mạnh nhất định. Nhưng ông không dùng vũ lực vì kiếm đã bị “ấn”. Ông không hề vung kiếm cưỡi ngựa đi vòng quanh để “diệt bạo trừ loạn” và chấn chỉnh xã hội, quả là rất kỳ diệu. Một vị tướng vĩ đại như vậy sao có thể không được toàn dân yêu mến? Đương nhiên, vị tướng này đã trở thành chủ nhân của đất Trung Hoa - “Mãi hưởng Cửu Châu vàng đầy rương”.

Nhưng điều này có thể thực hiện được không? Từ xưa đến nay, sự thay đổi của các triều đại đều đi kèm với những cuộc tắm máu. Một số người quen thuộc với Kinh Thánh cho rằng, điều đó không phải là không thể, vì trong những lời tiên tri trong Kinh Thánh cũng có những câu nói tương tự.

Một cuộc chiến tranh ngày tận thế đã được tiên đoán trong Khải Huyền của Kinh Thánh. Trong cuộc chiến này, cánh cổng Thiên đường sẽ mở ra và “Vương của vạn Vương, Chúa của vạn Chúa” sẽ xuất hiện. "Tên của Ngài được gọi là 'Đạo của Chúa'". “Thiên binh trên Thiên thượng đều cưỡi ngựa trắng, mặc áo trắng tinh khiết đi theo Ngài” “Từ miệng Ngài phóng ra một thanh gươm sắc bén, dùng nó để đánh các nước”. (Khải Huyền)

Kết quả là Vương của vạn Vương vừa mở miệng, thì thế giới đã thần phục. Trong quân đội của Ngài không có ai mặc áo giáp, nhưng họ đã bắt được “con thú” và “tiên tri giả” đang gây loạn trên thế giới, và “ném chúng vào hồ lửa đang cháy với diêm sinh”. “Con rồng” nổi loạn cùng chúng cũng bị nhốt vào vực sâu không đáy, còn những kẻ đi theo chúng bị giết bởi thanh kiếm sắc bén từ miệng vị Vương này.

Sau đó người chết sống lại, và cuộc đại thẩm phán bắt đầu. Sau đó, thế giới sẽ được đổi mới, thành Giê-ru-sa-lem mới của “Trời mới đất mới” sẽ từ trên trời giáng xuống. Phước thay cho những ai có thể bước vào thế giới mới. ("Khải Huyền")

Vậy thanh kiếm trong miệng vị Vương của vạn Vương này là vũ khí lợi hại như thế nào? Một số mục sư giải thích, đó là nói rằng nó không phải là vũ khí mà là "lời của Chúa". “Lời” của Đức Chúa Trời giống như một thanh gươm sắc bén, có thể đập tan mọi chướng ngại vật.

Đây có phải là "Vương của vạn Vương" cưỡi bạch mã chinh phục thiên hạ bằng "Đạo của Chúa" có phải giống với "tướng có râu" không?

Đài Loan trở về

Từ câu "Mãi hưởng Cửu Châu vàng đầy rương", có người đã nghiên cứu sâu và giải thích rằng: Điều này đồng nghĩa với việc Đài Loan sẽ trở về tay tướng quân có râu.

Mặc dù Đài Loan đơn độc ở ngoài biển, nhưng thực tế nó đã được đưa vào lãnh thổ Trung Quốc vào thời nhà Thanh. Vào thời Càn Long, trong "Đài Loan phủ chí" do Tri phủ Đài Loan Từ Văn Nghi hiệu đính, câu đầu tiên là "Đài Loan, lãnh địa của Vũ Cống Dương Châu; Thiên văn phân chia Ngưu - Nữ".

Trong đó, hai từ "Vũ Cống" là chỉ thiên "Vũ Cống" trong sách "Thượng Thư", chia đất Trung Quốc thành Cửu Châu (9 châu). Theo biên niên sử chính thức, Đài Loan thuộc về "Dương Châu" trong số Cửu Châu. Tướng quân “Mãi hưởng Cửu Châu”, trong đó đương nhiên bao gồm cả “Dương Châu” mà Đài Loan thuộc về, khi đó Đài Loan đương nhiên sẽ nằm dưới sự thống trị của tướng quân, trong trường hợp này có phải là sự trở về không?

Vậy “Thiên văn phân chia Ngưu - Nữ” có ý nghĩa gì? Người xưa chẳng phải nói Thiên - Nhân hợp nhất đó sao, họ so sánh Cửu Châu với các vì sao trên bầu trời, để biết vận rủi ở nơi nào bằng cách quan sát bầu trời vào ban đêm, và Dương Châu tương ứng với vị trí của sao Khiên Ngưu và sao Chức Nữ.

Có một dải Ngân Hà giữa sao Khiên Ngưu và sao Chức Nữ, và có một eo biển giữa Đài Loan và Phúc Kiến ở phía đối diện cũng thuộc về Dương Châu.

Như vừa nói ở trên, "Ngân Hà Chức Nữ nhường sao Ngưu", trong lời tiên tri có thể hiểu Chức Nữ là Đài Loan, còn “Sao Ngưu” có thể hiểu là Trung Quốc Đại lục, là có nguồn gốc ở đây.

Chúng ta hãy nhìn vào ba từ tiếp theo "Vàng đầy rương". Ba chữ này cũng có nguồn gốc từ "Hán Thư - Vi Hiền truyện". Vi Hiền là người có học vấn lớn, từng làm thầy của Hán Chiêu Đế, sau này trở thành thừa tướng. Ông là một người giản dị, trong sáng, và ít ham muốn. Các con trai ông cũng rất có triển vọng, con trai út sau này trở thành thừa tướng.

Sau này, một câu tục ngữ đã lan truyền ở quê hương Trâu Lỗ của ông: “Để lại cho con đầy rương vàng, không bằng dạy con một cuốn kinh”. Nhưng chính xác thì cuốn Kinh này là gì? Điều này có thể được giải thích theo nhiều cách, có thể là Gia huấn do Vi Hiền viết, có thể là kinh điển của Nho giáo, có thể là kinh Phật hoặc kinh Đạo giáo.

Vậy ba chữ này nên được giải thích như thế nào trong lời tiên tri này? Có người nói, hãy hiểu một cách thẳng thắn hơn, liệu vị tướng này có mang lại phước lành lớn cho mọi người và khiến dân tộc mãi mãi giàu có và tự do không? Một số người còn nói rằng những lời tiên tri này rất mơ hồ và cần nỗ lực giải thích. Xét từ nguồn gốc của ba chữ “Vàng đầy rương”, thứ mà vị tướng mang lại cho mọi người có thể không nhất thiết là sự giàu có và tự do, mà là một cuốn “Kinh thư”? !

Đức Phật Di Lặc - Phật vị lai truyền pháp

Cách giải thích này không phải là không có cơ sở, vì cũng có một phiên bản "Thiêu bính ca" dài. Người ta cho rằng "Thiêu bính" có trong "Vĩnh Lạc đại điển" chỉ là một phiên bản trích đoạn. Bản dài có phần “Vạn Pháp quy tông”, được lưu truyền bí mật trong các chùa chiền. Sau này, tình cờ, nó được truyền từ một ngôi chùa ở huyện Nông An, Trường Xuân, Cát Lâm và lưu truyền ra dân gian. Trong đó có nói về việc Đức Phật Di Lặc cứu thế, và Pháp mà Ngài thuyết giảng trong thời kỳ mạt Pháp.

Khi bắt đầu lời tiên tri này, Chu Nguyên Chương đã hỏi ai sẽ thuyết giảng vào thời kỳ mạt hậu?

Lưu Bá Ôn trả lời: "Không giống tăng, không giống Đạo, đầu đội mũ lông nhung 4 lạng, chân Phật không ở trong chùa chiền, Ngài nắm Di Lặc nguyên đầu giáo".

Một số cư dân mạng giải thích rằng "mũ lông nhung 4 lạng" ám chỉ kiểu tóc ngắn của người hiện đại, không giống như thời xa xưa khi người ta để tóc dài và buộc cao. Vị truyền Đạo này hẳn là người cùng thời với chúng ta, không xuất gia trong chùa, cũng không phải tăng nhân, cũng không phải Đạo sĩ, tuy nhiên, Ngài nắm trong tay "Di Lặc nguyên đầu giáo".

Phật Di Lặc, là vị Phật vị lai mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói đến khi Ngài còn tại thế, và cũng là vị Chuyển Luân Thánh Vương mà Ngài đã nhắc đến nhiều lần. Phật giáo Đại thừa tin rằng, sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Niết Bàn, Pháp do Ngài truyền có thể tồn tại trên thế gian nghìn năm, Chính Pháp sẽ tồn tại 500 năm, Tướng Pháp sẽ tồn tại 500 năm, sau đó sẽ bước vào thời kỳ Mạt Pháp, kéo dài cho đến khi Đức Phật Di Lặc xuất hiện, và bắt đầu một lần truyền Pháp độ nhân. Vậy "Di Lặc nguyên đầu giáo" là gì? Mọi người phổ biến giải thích rằng, đó là “nguồn gốc của vạn Pháp của Đức Phật Di Lặc”.

Tóm lại, câu này nói về Đức Phật Di Lặc tương lai sẽ đến thế giới tiếp theo trong thời đại chúng ta và truyền bá Phật Pháp cho nhân loại. Chu Nguyên Chương tò mò hỏi vị Phật Di Lặc này sẽ giáng xuống phàm trần ở đâu?

Lưu Bá Ôn nói: “Không ở quan phủ làm quan chức, không ở hoàng cung làm thái tử, không ở tăng môn cũng không ở Đạo quán, sinh ra ở nhà tranh nghèo khó, Yên Nam Triệu Bắc đem vàng rắc".

Tức là Phật Di Lặc không chọn đầu thai vào một gia đình giàu có mà sinh ra trong một gia đình bình dân. Nhưng như vậy, câu cuối cùng này có chút khó hiểu, chính là câu "Yên Nam Triệu Bắc đem vàng rắc".

"Yên Nam Triệu Bắc” cũng dễ giải thích. Vào thời cổ đại, nước “Yên” nằm ở phía bắc tỉnh Hà Bắc, còn nước “Triệu” nằm ở phía nam tỉnh Hà Bắc. Vận nên "Yên Nam Triệu Bắc” này chắc chắn ám chỉ Bắc Kinh. Điều khó hiểu chính là ba chữ cuối cùng “đen vàng rắc”. Đức Phật Di Lặc sinh ra trong một gia đình nghèo khó, làm sao còn có nhiều vàng để rải khắp nơi?

Một số người nói, bạn có biết tại sao Phật gia lại nói đến màu vàng không? Các tượng Phật trong chùa phải được làm bằng vàng ròng lấp lánh thì các nam nữ tín đồ mới đến lễ bái và dâng hương. Vì thế giới Phật là bằng vàng. Hoa cỏ cây cối ở thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà đều bằng vàng. Vì thế, hiểu chữ “vàng” nghĩa là Phật Pháp là điều hợp lý.

Chúng ta hãy nhìn lại lời tiên tri về vị tướng “Mãi hưởng Cửu Châu vàng đầy rương”. Nếu “vàng” được hiểu là Phật Pháp, thì câu này có nghĩa là dưới sự cai trị của tướng quân, Phật Pháp sẽ lan rộng khắp xứ của Trung Quốc và sẽ tồn tại mãi mãi, cũng rất hợp lý.

Vậy chính xác khi nào Đức Phật Di Lặc sẽ xuất hiện để truyền Pháp? Chúng ta có đủ may mắn để chờ đợi Ngài không?

Lưu Bá Ôn nói rằng, khi thời điểm đến, "phải là lão thủy quay trở lại Bắc Kinh". Một số người giải thích theo cách này, nói rằng chúng ta thường dùng kính ngữ cho người già. Khi một người lớn hơn, chúng ta không thể nói ông già lắm rồi mà phải nói "cao thọ". Nếu hiểu từ “Lão” () là chữ “Thọ” và thêm chữ “Thủy” ()thì sẽ thành chữ “Đào” (濤). “Lão thủy trở về Bắc Kinh” chẳng lẽ là người có chữ “Đào” trong tên đã trở về Bắc Kinh? Nếu người này là Hồ Cẩm Đào thì năm ông được chuyển về Bắc Kinh là năm 1992. Phải chăng đây là năm Di Lặc thuyết pháp?

Vậy mọi người học Phật Pháp do Đức Phật Di Lặc giảng dạy có lợi ích gì?

Lưu Bá Ôn nói: "Lớn thành nhỏ, già thành trẻ, hòa thượng lại muốn giai nhân. Điều đó thật buồn cười. Đã đến lúc phụ nữ gả cho hòa thượng". Nghĩa là, người học có thể trẻ hóa, cải lão hoàn đồng, và thanh niên có thể kết hôn bình thường mà không cần xuất gia. Nghe có vẻ tuyệt vời phải không?

Tiếp theo, Lưu Bá Ôn nói rất nhiều lời, có người cho rằng nghe có chút huyền bí, có người lại cho rằng là đã tiết lộ hết Thiên cơ. Chúng ta hãy xem những gì ông đã nói:

“Vạn tổ hạ thế, ngàn Phật giáng phàm, khắp trời tinh tú, La Hán Chân Nhân, đầy trời Bồ Tát, khó thoát kiếp này. Đó là Đức Phật tương lai truyền Đạo ở hạ giới. Tất cả chư Phật và chư tổ trên trời và trên thế giới, nếu không gặp con đường sợi dây vàng này, đều không thể thoát khỏi thảm họa này, bị cắt quả vị, thời mạt hậu 81 kiếp nạn đã bí mật đặt định"

Đoạn này đang nói về cái gì vậy? Tất cả các vị Thần trên trời đều xuống trần gian để chịu kiếp nạn. Nếu không vượt qua được kiếp nạn, họ có thể bị tước quả vị, và sẽ không bao giờ có thể quay trở lại. Cơ hội duy nhất là gì?

Chỉ cần đi theo “Con đường sợi dây vàng”. Theo phân tích vừa rồi của chúng ta, từ “vàng” có thể hiểu là Phật Pháp do Đức Phật Di Lặc truyền, tức là nếu đi theo Đức Phật Di Lặc thì chư Thiên, chư Phật xuống chịu kiếp nạn đều có thể trở về Thiên quốc.

Những lời tiên tri đều có nhiều cách giải thích trước khi chúng trở thành hiện thực. Những gì chúng tôi giới thiệu ở đây cũng chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều cách hiểu đó. Nếu các bạn có ý kiến ​​và cách hiểu khác, hãy để lại lời nhắn để chia sẻ với mọi người nhé.

Phù Dao - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Dự ngôn Thiêu Bính Ca của Lưu Bá Ôn tiết lộ Thiên cơ (2): Đức Phật Di Lặc đã đến