Hàm nghĩa của 'ngôn truyền thân giáo' trong gia giáo truyền thống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gia giáo tốt là điều rất quan trọng đối với cuộc đời của một đứa trẻ. Trong xã hội, gia giáo được thể hiện ở sự giáo dưỡng và phẩm hạnh đạo đức của một người. Người có giáo dưỡng, có gia giáo tốt được mọi người khen ngợi.

Trong văn hóa truyền thống, thậm chí trong quan niệm của nhiều người lớn tuổi hiện nay vẫn tồn tại khái niệm gia giáo. Gia giáo là gì? Như tên gọi của nó, có thể thấy, gia giáo là đề cập đến ‘ngôn truyền thân giáo’ của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, cha mẹ thông qua những suy nghĩ tốt đẹp, lời nói thiện lành, hành động tử tế của bản thân, để giáo dục con về đạo lý làm người, làm việc, giúp con trưởng thành lành mạnh.

Ngày nay, nhiều gia giáo truyền thống đã trở nên phai nhạt, nói đến gia giáo, người hiện đại chỉ chú trọng đến việc truyền dạy kiến ​​thức, kỹ năng, mời “gia sư” dạy kèm, trong khi bỏ qua truyền thống ‘dục’ - “thành tài tiên dục nhân” - muốn thành tài thì trước hết phải dạy làm người.

Ý nghĩa của “ngôn truyền thân giáo” trong văn hóa truyền thống

Người xưa rất coi trọng giáo dục gia đình, coi trọng việc dạy dỗ bằng lời nói và việc làm. Phạm Trọng Yêm, một vị quan nổi tiếng của triều đại Bắc Tống, cả đời cần kiệm, khoan dung, nhân từ và từ thiện. Ông hết sức quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con cái, xây dựng nền nếp gia đình. Ông dạy dỗ con bằng lời nói và việc làm của bản thân, là một vị quan thanh liêm, là người trong sạch. Làm việc tốt, nói lời hay đã trở thành cội nguồn của truyền thống gia đình.

Ông đưa ra các quy tắc trong gia tộc, và lấy bản thân làm gương. Quy tắc gia tộc, gia huấn, tinh thần nghĩa điền, trang viên tình nghĩa, đã hình thành nên “Văn chính gia phong, “lo trước vui sau, trị gia liêm khiết cần kiệm, tuân thủ các quy tắc, giữ vững khuôn phép, có chí hướng lớn để lập công lao lớn, tĩnh để dưỡng đức”, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và sinh sôi không ngừng.

Ngay cả lúc lâm chung, đến cả đồ khâm liệm ông cũng không có, con cái cũng không có tiền tổ chức tang lễ. Phẩm đức của bậc làm quan thanh liêm, làm người chính trực của ông được nhiều thế hệ ngưỡng mộ. Trong suốt cuộc đời của mình, ông là bậc danh sĩ bình dân, làm một quan chức có tài năng ở các phủ và các quận, một vị nguyên soái anh minh ở biên thuỳ, một vị tướng giỏi ở miếu đường, và một người giỏi trong lĩnh vực văn học.

Cả đời ông ở bên ngoài là vị đại tướng, vào triều là tể tướng, nỗ lực thực hành, vất vả chính sự, yêu thương dân chúng, chính trực, liêm khiết, trị gia nghiêm cẩn.

Những câu chuyện ngắn sau đây có thể gợi mở và giúp chúng ta hiểu được nội hàm của “ngôn truyền thân giáo” trong văn hóa truyền thống của ông.

Phạm Trọng Yêm (Ảnh: Wiki)
Phạm Trọng Yêm (Ảnh: Wiki)

1. Hành thiện bố thí

Phạm Trọng Yêm từng mua một khu vườn từ gia đình họ Tiền và dự định chuyển đến đó để sống lâu dài. Thầy địa lý cho rằng phong thủy ở đây rất tốt, nhất định sẽ liên tục có người làm quan. Phạm Trọng Yêm nghe xong nói: "Trong trường hợp này, thay vì một nhà được hưởng phú quý, tốt hơn nên để các học giả của vùng Giang Tô đến đây để được giáo dục, vậy thì mọi người đều có thể được hưởng phú quý”. Vậy là ông đem nơi này sửa thành học đường.

2. Cứu người gặp nạn là bổn phận

Phạm Trọng Yêm thường dạy con: “Cứu người trong cơn nguy khốn là nghĩa vụ của làm người”.

Một lần, Phạm Trọng Yêm nhờ con trai thứ của mình là Thuần Nhân đi cùng sứ giả vận chuyển 500 hộc lúa mạch đến Tô Châu để cứu tế người họ tộc. Khi đi qua Đan Dương, nghe thấy tiếng kêu thảm thiết từ chiếc thuyền gần đó, Thuần Nhân xuống thuyền tìm hiểu thì được biết Thạch Mạn Khanh đang hộ tống linh cữu của thân nhân về quê an táng, nhưng thuyền tới giữa đường thì hết tiền, lương thực cũng cạn.

Thạch Mạn Khanh, tên là Diên Niên, là một nhà văn và nhà thơ ở triều đại Bắc Tống, làm tới quan trung duẫn thái tử. Vì là một vị quan thanh liêm, chính trực, gia cảnh khá thanh bần. Thuần Nhân biết thúc thúc Thạch này và rất cảm thông với ông, đã quyết định tặng 500 hộc tiểu mạch cho thúc thúc Thạch.

Thạch Diên Niên vô cùng cảm kích, khi nói ông còn cho biết ba người trong gia đình ông liên tiếp đều không được chôn cất. Thuần Nhân hào phóng lập tức để lại thuyền và đi bộ trở về kinh. Khi thấy con trai mình trở về, Phạm Trọng Yêm hỏi: “Lúa mạch đã được giao tới nơi chưa?”.

Thuần Nhân kể với cha chuyện trên đường gặp Thạch Diên Niên và việc gia đình ông Thạch không làm an táng được cho 3 thân nhân. Phạm Trọng Yêm ngay lập tức nói: “Tại sao con không đưa cho ông ấy 500 hộc lúa mạch?”

Thuần Nhân đáp: “Con đã đưa cho chú ấy, nhưng con thấy rằng nó không đủ để chú ấy làm ba lễ an táng”.

Phạm Trọng Yêm vội vàng hỏi: “Tại sao con không đưa thuyền cho ông ấy?” Thuần Nhân đáp lại: “Con cũng đưa thuyền cho chú ấy rồi sau đó con đi bộ trở về”.

Phạm Trọng Yêm vui mừng khôn xiết: “Đúng, làm thế là đúng, thực sự xứng đáng là con trai ta!”.

Thuần Nhân trả lời: “Con đã đưa cho chú ấy chiếc thuyền và đi bộ trở về” (Pixabay)
Thuần Nhân trả lời: “Con đã đưa cho chú ấy chiếc thuyền và đi bộ trở về” (Pixabay)

3. Tuy là quan cao nhưng cuộc sống thanh đạm

Sau khi Phạm Trọng Yêm lên làm quan cao, nếu nhà không có khách đến thăm viếng, bữa ăn chỉ có một món, vợ con ông về cơ bản là tự túc về cơm ăn áo mặc.

Sau khi nghỉ hữu rời khỏi chức vụ trong quân đội Quảng Đức, ông nghèo đến nỗi chỉ còn một con ngựa, cuối cùng ông phải bán con ngựa và trở về. Về sau, do có công trấn thủ biên giới, triều đình ban thưởng ông rất nhiều vàng bạc, nhưng ông đã chia hết cho thuộc hạ, không để lại gì cho mình. Chính xác là tuy là quan chức cấp cao nhưng ông “vô cùng thanh đạm, ăn mặc vợ phải tự lo”.

Khi Phạm Trọng Yêm qua đời, ông nghèo đến mức đến cả đồ khâm liệm ông cũng không có, con cái cũng không có tiền tổ chức tang lễ.

4. Tôi thường ghét những ai

Có lần Phạm Trọng Yêm triệu con cháu của mình ở đình đường và nói: “Khi bần cùng, không có cách gì để kiếm sống, vẫn phải cung dưỡng cha mẹ, phu nhân ta đã đích thân phải làm, phải nấu ăn. Giờ ta đã làm quan, hưởng bổng lộc hậu hĩ, nhưng ta thường lo lắng, thế hệ con cháu không biết tiết kiệm, tham hưởng phú quý”.

Vì vậy, bốn người con trai của ông sau này đều rất thành đạt, đều là người tài đức song toàn, đều làm quan đến tam công cửu khanh, mỗi người đều nối tiếp chí hướng của cha, làm trọng thần của triều đình. Phạm Trọng Yêm đã từng nhận xét rằng: Thuần Nhân có được ý chí của cha, Thuần Lễ có được sự điềm tĩnh của cha, Thuần Tuý có được tài thao lược như cha. “Tích cóp tiền vàng để lại cho con cháu, con cháu chưa chắc đã giữ được”.

Lý do vì sao bốn người con trai của Phạm Trọng Yêm từ thế hệ này sang thế hệ khác ngày càng sung túc, thành đạt và tài đức vẹn toàn, thậm chí sau 800 năm (cho đến thời nhà Thanh) vẫn không hề suy giảm? Điều này không thể tách rời khỏi cách sự gia giáo thuần chính của Phạm Trọng Yêm.

Minh An
Theo Soundofhope

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Hàm nghĩa của 'ngôn truyền thân giáo' trong gia giáo truyền thống