Một cuốn Thiên thư suốt 600 năm không ai có thể hiểu được: Những lời tiên tri cần được giải mã?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm 2004, Đại học Yale xuất bản phiên bản điện tử của một tàng thư. Toàn bộ thế giới mạng cũng sôi sục, bởi vì cuốn sách này từ xưa tới nay chưa ai có thể đọc được. Cho dù là người học nhiều hiểu biết rộng hay là rất xuất chúng, đều không biết cuốn sách này nói về điều gì.

Đây là một cuốn sách vẽ tay với khổ sách không lớn, chiều dài 23,5cm, chiều rộng 16,2cm, dày 5 cm, có tổng cộng 240 trang. Các từ trong sách thì không ai đọc được. Nội dung của cuốn sách đại khái được chia thành các phần về thực vật, thảo dược, thiên văn học, spa và vũ trụ. Nói chính xác là không phải không ai hiểu được nội dung của cuốn sách này, mà là nó được viết bằng văn tự không ai biết. Do trong sách có hình vẽ nên mọi người đoán dựa vào hình và phỏng đoán để phân loại các nội dung.

Đây là một cuốn sách vẽ tay với khổ sách không lớn, chiều dài 23,5cm, chiều rộng 16,2cm, dày 5 cm, có tổng cộng 240 trang (Ảnh chụp màn hình)
Đây là một cuốn sách vẽ tay với khổ sách không lớn, chiều dài 23,5cm, chiều rộng 16,2cm, dày 5 cm, có tổng cộng 240 trang (Ảnh chụp màn hình)

Bản thảo Voynich

Hiện cuốn sách này được gọi là bản thảo Voynich. Nó được gọi là Bản thảo Voynich vì một nhà sưu tập sách cổ tên là Voynich đã phát hiện ra cuốn sách này. Việc đặt tên theo một nhà sưu tập hoặc nơi phát hiện sách cổ là cách làm phổ biến.

Ông Voynich vốn là một nhà quý tộc người Nga, vừa giàu có và nhiều thời gian. Một trong những sở thích của ông là đi du lịch vòng quanh thế giới, sưu tầm sách cổ và kinh doanh như một nhà buôn bán cổ vật. Voynich đã nhìn thấy cuốn sách này tại một cuộc đấu giá ở Ý năm 1912. Cuộc đấu giá này khá bất thường, đồ vật được đấu giá là một tòa nhà từ miền trung nước Ý, có tên là Lâu đài của Mondragon.

Ông Voynich, một nhà quý tộc người Nga, người đã phát hiện ra bản thảo này (Ảnh chụp màn hình)
Ông Voynich, một nhà quý tộc người Nga, người đã phát hiện ra bản thảo này (Ảnh chụp màn hình)

Lâu đài được xây dựng vào năm 1573, các chủ sở hữu trong quá khứ của nó có cả các hồng y quý tộc nổi tiếng của Ý. Ngay cả Giáo hoàng cũng từng là chủ nhân của lâu đài này. Vì vậy, không thể xem thường các bộ sưu tập trong lâu đài. Ông Voynich đã nhìn thấy cuốn sách kỳ lạ này trong cuộc đấu giá và không thể rời đi.

Bản thân Voynich thông thạo nhiều thứ tiếng như tiếng Nga, tiếng Ba Lan và tiếng Anh, còn biết tiếng Latinh, tiếng Pháp và các ngôn ngữ khác. Thậm chí, ông còn biết một chút tiếng Hindi của Ấn Độ. Có thể coi ông là một nhà ngôn ngữ học.

Nhưng văn tự trong sách không phải tiếng Latinh, vốn ngôn ngữ chính thức của thế kỷ 16 nơi sở tại của lâu đài Mondragon, và cũng không phải bất kỳ chữ viết nào được biết đến.

Lúc đó trong lòng Voynich thôi thúc mua chóng mua cuốn sách. Đó là bởi vì ông nghi ngờ cuốn sách được viết bởi Roger Bacon, một tu sĩ ở thế kỷ 13. Đồng thời, ông cũng là một triết gia, nhà hóa học, nhà vật lý và nhà toán học. Tóm lại, ông vừa là một học giả thời trung cổ và một người sùng đạo.

Roger Bacon, một tu sĩ ở thế kỷ 13 (Ảnh chụp màn hình)
Roger Bacon, một tu sĩ ở thế kỷ 13 (Ảnh chụp màn hình)

Dù là một trí thức lớn, nhưng ông còn có một thân phận bí mật, đó là một nhà giả kim. Trong nhiều bài viết của mình, ông ca ngợi giả kim thuật là một trong những ngành khoa học quan trọng nhất. Tu sĩ Bacon này đã viết rất nhiều sách, nhưng không có cuốn sách nào về thuật giả kim được lưu truyền. Vì vậy, sau này mọi người đoán rằng ông đã sử dụng một ký hiệu bí mật để viết cuốn sách giả kim thuật. Thế hệ sau đều không đọc hiểu được cuốn sách nên cũng không phát hiện ra.

Khi nhìn thấy cuốn sách tại cuộc đấu giá, Voynich đã bị thu hút. Trong sách vẽ rất nhiều các loại cây lạ, dường như là đang giải thích công dụng của những loại cây này. Phía sau còn có hình ảnh của một người trộn lẫn với thực vật. Tâm trí của Voynich chợt lóe lên một suy nghĩ liệu đây có phải là nhà giả kim huyền thoại Bacon đang dùng cách này để giải thích những bí mật của thuật giả kim không?

Không có ghi chép gì về việc sau khi Voynich trả rất nhiều tiền cho cuốn sách. Xem ra ông cũng vẫn chưa thể phá vỡ bí ẩn bên trong, chỉ còn cách cất cuốn sách này trên giá.

Loại giấy đặc biệt

Sau khi Voynich qua đời, cuốn sách được tặng cho Đại học Yale vào năm 1969. Khi Đại học Yale nhận được cuốn sách này, giống như có được kho báu. Họ đã ngay lập tức tập hợp một nhóm chuyên gia tài liệu và các nhà ngôn ngữ học để nhằm phá giải bí ẩn của cuốn sách.

Đầu tiên, các nhà khoa học tài liệu kiểm tra chất liệu bản thảo Voynich, và đưa ra kết luận rằng, bản thảo dùng giấy kraft của những năm 1404-1438, là sản phẩm của nửa đầu thế kỷ 15. Giấy kraft thời trung cổ không phải là loại giấy kraft mà mọi người quen thuộc ngày nay, mà là giấy làm bằng da bê.

Thời trung cổ, giấy kraft và giấy da đều là những chất liệu rất quý. Ví dụ như giấy da, để biến da cừu thành giấy da thực sự là một công phu. Khi đó, trong số 5 con cừu có thể chỉ có một con là bộ da còn nguyên vẹn, không có sẹo và không mắc bệnh ngoài da nào, thì mới có thể được lột da làm giấy.

Sau đó trải qua quá trình pha trộn và lột vỏ cùng một loạt các quy trình như làm sạch, làm khô không khí, may, v.v. Mất hơn một tháng mới tạo ra được một tấm giấy da hoàn hảo. Giấy da bền và có thể được viết đi viết lại nhiều lần, có thể được bảo tồn hàng ngàn năm. Nhược điểm duy nhất là nó đắt tiền. Chỉ những người siêu giàu mới có quyền sử dụng giấy da hoặc giấy kraft làm vật liệu viết. Số tiền mua một cuốn Kinh Thánh làm bằng giấy da vào thời Trung cổ tương đương với số tiền bỏ ra mua một vườn nho.

Giấy da bền và có thể được viết đi viết lại nhiều lần, có thể được bảo tồn hàng ngàn năm (Ảnh chụp màn hình)
Giấy da bền và có thể được viết đi viết lại nhiều lần, có thể được bảo tồn hàng ngàn năm (Ảnh chụp màn hình)

Vì vậy, ngay cả những nhà tài phiệt như Bezos của thời đại đó cũng không thể sử dụng giấy da hoặc giấy kraft một cách tùy tiện để viết bài văn nhỏ. Chỉ có các tài liệu đặc biệt quan trọng và tài liệu chính phủ mới viết trên giấy kraft hoặc giấy da.

Nhiều thập kỷ sau, nếu tài liệu đã lỗi thời, không sử dụng nữa, thì nhân viên bảo quản sẽ rửa sạch chữ viết trên đó. Một số loại mực có thể rửa sạch được, một số loại không thể rửa hết được. Nếu nó có thể rửa hết được thì sẽ đem đi rửa sạch mực và sử dụng lại. Vì vậy, giấy kraft này hoặc giấy da được dịch là “giấy” nhất định là một sự hiểu lầm.

Giấy là vật liệu viết dùng một lần, rẻ tiền; trong khi giấy da hoặc giấy kraft vừa đắt và vừa có thể tái sử dụng. Vì vậy, nó không liên quan gì đến giấy mà chúng ta vốn quen thuộc. Chỉ sau khi sách đóng gáy, thì nó và sách giấy trông giống nhau về hình dạng. Giấy kraft dùng cho bản thảo, thời gian sản xuất của nó có niên đại vào nửa đầu thế kỷ 15.

Vậy kết luận rõ ràng rằng tác giả của bản thảo không thể là Roger Bacon người Anh của thế kỷ 13 vì tuổi tác của tác giả chỉ có thể sau niên đại của loại giấy này, chứ không thể sớm hơn. Vì vậy, giả thuyết riêng của Voynich đã bị loại.

Sau đó đến các nhà ngôn ngữ học, họ nhận thấy các ký tự được viết ra rất rõ ràng, toàn bộ cuốn sách do 20-25 ký tự cấu thành, được viết trơn tru, không có dấu vết của bất kỳ sự thay đổi nào. Nói một cách đơn giản, các ký tự trong sách là một loại ngôn ngữ chính quy, không phải được tạo nên một cách tuỳ tiện.

Các ký tự được viết ra rất rõ ràng, toàn bộ cuốn sách do 20-25 ký tự cấu thành, được viết trơn tru, không có dấu vết của bất kỳ sự thay đổi nào (Ảnh chụp màn hình)
Các ký tự được viết ra rất rõ ràng, toàn bộ cuốn sách do 20-25 ký tự cấu thành, được viết trơn tru, không có dấu vết của bất kỳ sự thay đổi nào (Ảnh chụp màn hình)

Tác giả biết chính xác mình đang viết gì, các nhà ngôn ngữ học suy nghĩ vắt óc tìm trong tiếng Ả Rập, Aztec ở Mỹ, các mã của tiếng Latinh và tiếng Ý cổ đại với mong muốn có được manh mối khớp với bản thảo. Đáng tiếc tìm một thời gian dài nhưng họ vẫn không tìm được gì.

Các anh tài thử sức giải mã

Năm 2004, Đại học Yale không từ bỏ, đã scan toàn bộ cuốn sách và đưa nó lên mạng, hy vọng có người có thể phá giải bí ẩn này. Bấy giờ toàn bộ mạng sôi nổi. Trong gần 20 năm, những bậc chí sĩ tài năng đã ra sức cố gắng, một số đã thất bại.

Dù sao thất bại cũng đem lại những bài học. Người đầu tiên xung phong là một nhóm các nhà mật mã học. Nhóm này rất có lai lịch, còn được gọi là Bletchley Park của Anh.

Thực ra, Bletchley Park còn được gọi là Trạm X, là một dinh thự ở thị trấn Bletchley, Milton Keynes, Anh. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Công viên Bletchley từng là nơi chính để chính phủ Anh giải mã mật mã. Mật mã trục và các tệp mật mã, chẳng hạn như máy mật mã Enigma, thường được gửi đến đó để giải mã.

Vì vậy Bletchley Park trở thành cộng đồng tình báo châu Âu, danh xưng của cục mật mã lớn mạnh nhất. Toàn bộ nhóm mật mã đã huy động, sử dụng các phương pháp khác nhau nghiên cứu liên tục các ký tự trong nhiều năm, nhưng không tìm được quy luật nào.

Cuối cùng sau nhiều lần thất bại, ngay cả cục mật mã mạnh nhất cũng đã từ bỏ. Sau đó một nhóm khác xuất hiện, nghiên cứu của họ có thể nói là có thành quả nhưng không có kết quả. Họ có thành quả vì họ cho rằng cuốn sách mật mã của thiên tài thời Phục hưng Da Vinci. Họ dự đoán bản thảo là một tác phẩm mật mã khác của Da Vinci.

Thiên tài thời Phục hưng Da Vinci (Ảnh chụp màn hình)
Thiên tài thời Phục hưng Da Vinci (Ảnh chụp màn hình)

Da Vinci nổi tiếng là một siêu thiên tài. Ông tinh thông từ thiên văn học, địa lý, kỹ thuật, cơ học tới giải phẫu học. Hơn nữa, ông đặc biệt thích sáng tác bằng mật mã. Trong suốt cuộc đời, ông đã viết hơn 7.000 trang bản thảo, dùng các loại mật khẩu khác nhau.

Ngày nay, một phương pháp mật mã đã được giải mã cũng là phương pháp mật mã được Da Vinci sử dụng thường xuyên nhất, được gọi là mật mã gương. Bởi vì người họa sĩ vĩ đại này rất tài năng, thường viết chữ từ phải sang trái, viết ra không ai có thể đọc hiểu được.

Nhưng nếu soi những chữ này qua gương, lại có thể đọc được nó trong gương vì chữ viết bị đảo ngược. Nó được gọi là mật mã gương.

Vì vậy, phỏng đoán của nhóm nghiên cứu là Da Vinci đã sử dụng một cách đặc biệt để hình thành các từ, và đã sáng tạo ra bản thảo này. Bằng chứng cho lý thuyết này là có một dấu hiệu phổ biến trong bản thảo: là số 26. Có thể nói toàn bộ cuốn sách đều xuất hiện số 26. Phiên bản mà mọi người thấy trên Internet có thể không rõ ràng. Nhưng trong bản in của Đại học Yale, số 26 này rất rõ ràng.

Có thể nói toàn bộ cuốn sách đều xuất hiện số 26 (Ảnh chụp màn hình)
Có thể nói toàn bộ cuốn sách đều xuất hiện số 26 (Ảnh chụp màn hình)

Theo nghiên cứu của nhóm, Leonardo da Vinci là một người hâm mộ cuồng nhiệt của con số 26. Trong nhiều tác phẩm hội hoạ của ông, đều có thể tìm thấy bóng dáng của con số 26, đặc biệt là trong các bản phác thảo và bản vẽ than.

Ví dụ: trong bức “The Virgin and Child with Saint Anne”, số 26 dường như ở khắp mọi nơi, từ trên thân Chúa Giêsu bé nhỏ, tới bên thân Đức mẹ đồng trinh đều có thể nhìn thấy rõ ràng.

Đối với lý do tại sao thiên tài này rất quan tâm con số 26, một lý do phổ biến được chấp nhận hơn cả là vì trong tiếng Do Thái, 26 là con số đại diện cho Thượng Đế.

Leonardo da Vinci sinh năm 1452. Các chuyên gia vật liệu giám định giấy kraft sử dụng cho bản thảo được sản xuất vào nửa đầu thế kỷ 15. Thời điểm này cũng sớm hơn năm Leonardo da Vinci được sinh ra. Điều này được xem như hợp lý.

Với khả năng kinh tế của Leonardo da Vinci sau khi ông trở nên nổi tiếng hoặc khả năng kinh tế của những người tài trợ cho ông, việc thu thập những tờ giấy kraft được sản xuất cách đây hàng chục năm là rất dễ dàng. Điều đó có nghĩa là, Da Vinci đã sử dụng giấy kraft hàng chục năm tuổi này để viết một bài báo khoa học cho riêng ông.

Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu cho rằng, với một thiên tài kỳ lạ như Da Vinci, việc biên soạn một cuốn sách mật mã tập hợp cả về chủ đề thực vật, cơ thể người và thiên văn học như vậy, là điều rất có thể. Nhưng chỉ có một điều không lý giải được là, mặc dù nét chữ trên bản thảo rất đẹp, nhưng những hình ảnh lại rất tệ.

 

Nhưng chỉ có một điều không lý giải được là, mặc dù nét chữ trên bản thảo rất đẹp, nhưng những hình ảnh lại rất tệ (Ảnh chụp màn hình)
Nhưng chỉ có một điều không lý giải được là, mặc dù nét chữ trên bản thảo rất đẹp, nhưng những hình ảnh lại rất tệ (Ảnh chụp màn hình)

Tỷ lệ cơ thể người trong hình vẽ đều không đúng. Nếu nói rằng đây là bản vẽ của họa sĩ thiên tài đầu tiên thời kỳ Phục hưng - Da Vinci, sẽ hoàn toàn không thuyết phục. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng không thể giải thích bản thảo nói về điều gì. Vì vậy, giả thuyết bản thảo Voynich này là bản thảo của Da Vinci chỉ là giả thuyết. Một thời gian sau cũng không ai chú ý nhiều tới nó.

Vì vẫn chưa tìm ra được lời giải cho bí ẩn. Sau đó, một thuyết âm mưu thứ ba ra đời, tin rằng mọi người nên ngừng phỏng đoán. Cái gọi là bản thảo Voynich chỉ là một trò lừa bịp do chính Voynich làm ra. Chủ nhân của bản thảo Voynich, là một nhà sưu tập đồ cổ, đồng thời cũng là người bán sách, và buôn bán cổ vật.

Những người ủng hộ thuyết này cho rằng không có gì ngạc nhiên khi Voynich có một bộ sưu tập sách giấy kraft thời trung cổ. Sách giấy da hoặc giấy kraft thời Trung cổ thường ở cuối hay để lại một vài trang trống.

Voynich chỉ cần gỡ những trang trống cuối cùng của mỗi cuốn sách, viết một số ký hiệu mà ông tự nghĩ ra, rồi đóng lại thành một cuốn sách. Vậy là có một cuốn sách hoàn chỉnh.

Cuốn sách thời Trung cổ không ai có thể hiểu được, tức là cuốn sách với chất liệu giấy kraft này là một món đồ cổ chính hiệu. Nhưng tất cả nội dung trong đó đều là giả. Nhưng suy đoán này nếu muốn được củng cố cần có một điều kiện, tức là mực và giấy kraft không thể cùng thời đại.

Mực phải hiện đại, bởi vì mực trung cổ phổ biến nhất là mực in mật sắt có chứa axit. Trong tình trạng bảo quản kín tốt,, thời hạn sử dụng của nó chỉ là một vài năm.

Ion sắt trong mực hết hạn sẽ sinh ra một số hợp chất dẫn xuất, từ đó làm cho mực không hiệu quả, hoặc để lại một số vết rất khó coi khi viết.

Voynich khó có thể lấy vài lọ mực thời trung cổ để hoàn thành trò lừa bịp. Mực in phải là sản phẩm của thời điểm đó. Vậy là giả thuyết về vụ lừa đảo nhanh chóng bị thách thức. Bởi vì theo giám định của một phòng thí nghiệm ở Chicago, mực trên bản thảo thực sự là sản phẩm của thời Trung cổ.

Theo giám định của một phòng thí nghiệm ở Chicago, mực trên bản thảo thực sự là sản phẩm của thời Trung cổ (Ảnh chụp màn hình)
Theo giám định của một phòng thí nghiệm ở Chicago, mực trên bản thảo thực sự là sản phẩm của thời Trung cổ (Ảnh chụp màn hình)

Còn có một điểm quan trọng khác, đó là việc lừa gạt này cần phải có động cơ, hoặc vì danh tiếng hoặc vì lợi ích. Voynich không bán cuốn sách vì lợi nhuận, cũng không coi việc sở hữu cuốn sách để thể hiện địa vị một nhà buôn đồ cổ. Vì vậy, trò lừa đảo Voynich cũng không có cơ sở.

Cũng có một thuyết âm mưu trên mạng Internet nói rằng bản thảo này thực sự là do một nhóm các nữ tu thời trung cổ viết ra cuốn sổ tay phụ nữ, để nói với những người phụ nữ thời đó về cách chăm sóc sức khỏe. Chỉ là các nữ tu sử dụng một loại ngôn ngữ đã biến mất.

Ngay sau khi tuyên bố này được đưa ra, các chuyên gia không màng tới việc bác bỏ tin đồn. Đây không phải là vấn đề có hay không có sơ hở mà nó là một trò đùa.

Bởi vì trong lịch sử không ai trong số những chủ nhân của cuốn sách này là những người tầm thường, Hoàng đế Rudolf II của Đế chế La Mã Thần thánh đã bỏ ra 600 đồng tiền vàng tương đương với 2,07 kg vàng vào thế kỷ 16 để mua cuốn sách này. Marcus, sau này là hiệu trưởng của Đại học Charles ở Praha đã trở thành chủ sở hữu của cuốn sách này.

Hoàng đế Rudolf II của Đế chế La Mã Thần thánh đã bỏ ra 600 đồng tiền vàng tương đương với 2,07 kg vàng vào thế kỷ 16 để mua cuốn sách này (Ảnh chụp màn hình)
Hoàng đế Rudolf II của Đế chế La Mã Thần thánh đã bỏ ra 600 đồng tiền vàng tương đương với 2,07 kg vàng vào thế kỷ 16 để mua cuốn sách này (Ảnh chụp màn hình)

Tiếp theo đó, một nhà giả kim ở Prague tên là Baresh đã sở hữu cuốn sách này. Vì vậy, một cuốn cẩm nang về sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ sẽ không bao giờ thu hút sự chú ý của những người này.

Nếu thực sự có một nhóm nữ tu như vậy, có khả năng dùng một ngôn ngữ cấp cao mà mọi người không thể hiểu được để biên soạn một bộ tổng hợp về thiên văn học, bách khoa toàn thư về thực vật học và y học, nhưng nội dung thực sự là cẩm nang sức khỏe phụ nữ, xem ra những nữ tu này đều là thành viên của Câu lạc bộ Mensa (cộng đồng gồm những người có IQ cao nhất và lâu đời nhất trên thế giới).

Đúng lúc mọi người đang vắt óc suy nghĩ, một nhóm các chuyên gia công nghệ cao xuất hiện, cao hứng tuyên bố đã nhìn thấy ánh sáng.

Dùng trí tuệ thông minh AI giải mã

Năm 2018 Một giáo sư máy tính tên là Greg Kondrak của Đại học Alberta, Canada, cùng với nhóm do ông lãnh đạo đã thông báo họ đã khám phá một chút bí ẩn của cuốn sách, thành công lớn hơn đang ở phía trước. Hướng đi chính của Giáo sư Kondrak là AI (trí tuệ nhân tạo).

Giáo sư Kondrak không phải là nhân vật tầm thường trong giới AI. AI mà ông phát triển đã đánh bại những người chuyên nghiệp Texas Hold'em. Texas Hold'em và Bridge tương tự đều là một sự kiện chính thức của Giải đấu Poker Quốc tế. Giáo sư Kondrak và nhóm của ông đã viết một chương trình nhận dạng đặc biệt cho các bản thảo, hy vọng rằng AI có thể tìm ra quy luật trong các ký tự khác nhau của các bản thảo.

Sau vài năm hoạt động thử nghiệm, đào tạo AI, AI thực sự đã tìm thấy ngôn ngữ phù hợp của bản thảo. Đó là tiếng Do Thái cổ. Nhóm của ông phát hiện rằng các chữ cái trong mỗi từ trong bản thảo được sắp xếp lại thứ tự. Câu hoàn chỉnh đầu tiên được nhóm giải thích là: “Ngài đã đưa ra lời khuyên cho các mục sư, gia đình, tôi và mọi người”.

Ngữ khí rất giống với những ghi chép tiên tri về Judea trong Kinh thánh Cựu ước. Trường hợp kinh điển nhất về mã hóa lời tiên tri bằng tiếng Do Thái là Mật mã Kinh Thánh.

Đây là bí mật mà một nhà lãnh đạo Do Thái thế kỷ 13 tên là Bachaya đã khám phá ra. Ông phát hiện rằng chỉ cần lấy cách mỗi 50 văn tự trong “Các thế kỷ” của “Kinh cựu ước” ghép lại sẽ tạo thành một từ mới. Ông gọi nó là “Mật mã Kinh Thánh”.

Nhà lãnh đạo Do Thái thế kỷ 13 tên là Bachaya đã phát hiện rằng chỉ cần lấy cách mỗi 50 văn tự trong “Các thế kỷ” của “Kinh cựu ước” ghép lại sẽ tạo thành một từ mới. Ông gọi nó là “Mật mã Kinh Thánh” (Ảnh chụp màn hình)
Nhà lãnh đạo Do Thái thế kỷ 13 tên là Bachaya đã phát hiện rằng chỉ cần lấy cách mỗi 50 văn tự trong “Các thế kỷ” của “Kinh cựu ước” ghép lại sẽ tạo thành một từ mới. Ông gọi nó là “Mật mã Kinh Thánh” (Ảnh chụp màn hình)

Một trường hợp đặc biệt về việc ứng nghiệm mã trong Kinh Thánh là một nhà báo người Mỹ tên là Michael Drosnin, cũng là một chuyên gia về tiếng Do Thái thực sự đã tìm thấy một thông điệp theo cách này.

Năm 1994, ông đã tìm thấy một đoạn mã kinh thánh trong Kinh Torah, và dịch nó ra là: “Thủ tướng Israel Rabin sẽ bị ám sát”. Một năm sau, lời tiên tri đã ứng nghiệm.

Vì vậy, giải mã Kinh thánh từ "Cựu ước" đã trở thành một trường phái rất phổ biến. Có phải vì Bản thảo, giống như Kinh thánh, là một lời tiên tri về mật mã tiếng Do Thái cổ mà các hồng y và giáo hoàng ở mọi thời đại đã cất giữ nó trong thư viện?

Nhóm rất hào hứng tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. Cho đến nay, họ đã dịch được các từ đơn lẻ như: nông dân, ánh sáng, không khí, lửa; nhưng chưa liên kết được thành câu.

Hiện nhóm của Giáo sư Kondrak vẫn đang làm việc Nhưng thói quen viết của người Do Thái cổ đại là loại bỏ nguyên âm và liên từ nên rất khó diễn giải. Tất nhiên, quá trình giải mã lại càng thêm chậm. Hơn nữa, đây là một dự án không có vốn.

Những người tham gia trong nhóm đều là tình nguyện. Vì vậy, quá trình không diễn ra nhanh được. Vì vậy, bản thảo đã ám ảnh thế giới hơn 600 năm qua có phải là một lời tiên tri lâu đời hơn Sách Khải Huyền không?

Hiện tại vẫn chưa có cách nào đưa ra kết luận. Nhưng tin tốt là đã có hướng đi, với AI giải mã, khả năng của nó được cải thiện, chúng ta hy vọng sẽ có thêm nhiều khám phá.

Minh An
Theo Wenzhaostudio



BÀI CHỌN LỌC

Một cuốn Thiên thư suốt 600 năm không ai có thể hiểu được: Những lời tiên tri cần được giải mã?