Nga, Trung, Triều Tiên còn lâu mới thành một liên minh vững chắc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bấy lâu nay nhiều người vẫn tin rằng giữa Nga, Trung Quốc và Triều Tiên đang hình thành một liên minh vững chắc với cùng mục tiêu là chống lại Mỹ và các nước phương Tây. Tuy nhiên thực tế dường như không phải vậy. Mối quan hệ tay ba này cũng từng xảy ra hiềm khích và chứa đầy toan tính. Bắc Kinh được cho là đang lợi dụng Bình Nhưỡng bởi chế độ Kim Jong-un là thế lực duy nhất trên thế giới dám công khai thách thức Mỹ với việc tuyên bố tên lửa đạn đạo liên lục địa của họ có thể vươn tới Washington. Trong khi đó Triều Tiên cần nguồn viện trợ từ Trung Quốc để thoả giấc mộng hạt nhân ngông cuồng của mình.

Thái độ không rõ ràng của Trung Quốc đối với Nga trong cuộc chiến Ukraine và sự ủng hộ lịch sử của họ đối với Triều Tiên có thể dễ dàng khiến mọi người coi Trung Quốc là đồng minh của Nga và Triều Tiên. Nhưng mối quan hệ tay ba không có lợi ích chung này khó có thể nói liệu họ có thể thực sự hình thành một liên minh quân sự chặt chẽ.

Cố lãnh đạo Mao Trạch Đông từng mô tả quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên như “môi với răng”. Triều Tiên là quốc gia duy nhất ký hiệp ước phòng thủ chung với Trung Quốc. Trung Quốc cũng từng cử một đội quân quy mô lớn đến hỗ trợ Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Tiên để bày tỏ sự ủng hộ đối với nước này, kết quả là 500.000 thanh niên Trung Quốc bị thương và thiệt mạng. Tuy nhiên, lịch sử như vậy không khiến Triều Tiên cảm ơn Trung Quốc, sự va chạm từ lâu nay giữa họ vẫn luôn tồn tại.

Trong hoàn cảnh như vậy, có nhiều ý kiến ​​​​khác nhau về việc Trung Quốc cung cấp viện trợ cần thiết để Triều Tiên để phát triển vũ khí hạt nhân. Trung Quốc có thể không cung cấp kỹ thuật hạt nhân cho Triều Tiên vì lo ngại việc nước này phát triển vũ khí nguy hiểm sẽ gây rối loạn trên bán đảo, từ đó ảnh hưởng tới Trung Quốc thậm chí tạo thành uy hiếp hạt nhân trực tiếp cho Trung Quốc. Cân nhắc tới lập trường đối đầu của Triều Tiên và Mỹ, Bắc Kinh vẫn giữ thái độ mập mờ với Bình Nhưỡng, vẫn ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đối với vụ thử vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Trong lịch sử, Triều Tiên vẫn một mực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Điều này khiến Trung Quốc không thể làm gì, ở một mức độ đáng kể, nó đã cản trở mong muốn thống trị khu vực của Trung Quốc, thậm chí thống trị toàn cầu. Năm 2013, Kim Jong-un đã xử tử người đối thoại thân Trung Quốc là Jang Song-thaek, điều này không còn có thể coi là sự phản bội đối với thái độ của Triều Tiên đối với Trung Quốc mà là hoàn toàn đối đầu.

Sự gián đoạn rõ ràng nhất trong quan hệ Trung-Triều xảy ra vào năm 2017 và là một ví dụ rõ ràng về sự mong manh của quan hệ đối tác Nga-Trung-Triều. Vào ngày 12 tháng 2 năm 2017, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung mới. Một ngày sau, anh trai cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un là Kim Jong-nam, bị giết ở Malaysia. Kim Jong-nam đã sống ở Bắc Kinh và Ma Cao dưới sự bảo vệ của cơ quan an ninh của Trung Quốc, nhưng kỳ lạ là ông lại không được bảo vệ ở Malaysia.

Toàn bộ hoạt động ám sát đều do người Triều Tiên chỉ đạo, với các cơ quan an ninh của Triều Tiên dường như đã được Kim Jong-un chấp thuận. Trung Quốc rất bất mãn với vụ ám sát này. Một tuần sau, lệnh cắt giảm xuất khẩu than của Triều Tiên sang Trung Quốc được ban hành. Bình Nhưỡng đã phản ứng mạnh mẽ trước việc này. Vài ngày sau, Triều Tiên đã phá bỏ điều cấm kỵ khi công khai chỉ trích Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh "nhảy theo giai điệu của Mỹ".

Sau khi chỉ trích không đi đến đâu, Triều Tiên đã có hành động leo thang. Đầu tháng 3 năm 2017, ngày thứ hai sau khi khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Trung Quốc, Triều Tiên đã phóng 5 tên lửa Scud với tầm bắn 1.000 km về phía Nhật Bản, 3 trong số đó đã đánh trúng vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Triều Tiên cho biết vụ phóng là một phần của cuộc tập trận tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản. Tuy nhiên, vụ phóng lần này của Triều Tiên diễn ra từ gần Trạm vệ tinh Sohae ở phía Tây Bắc chứ không phải từ bờ biển phía Đông hay phía Nam, gần các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Những người ngoài am hiểu thời sự lý giải rằng đây là một hành động khiêu khích rõ ràng nhằm vào Trung Quốc. Triều Tiên có thể đang cố gắng sử dụng những vụ phóng này để gửi thông điệp rằng tên lửa của họ có thể vươn tới phần lớn Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và khoảng một nửa số thành phố lớn của Trung Quốc. Nó cho thấy rõ khả năng Triều Tiên đe dọa Trung Quốc từ phía bắc.

Đầu năm 2017, Trung Quốc đã triển khai hai bộ radar ngoài đường chân trời tương tự hệ thống THAAD của Hàn Quốc để phát hiện tên lửa có thể được phóng từ Bán đảo Triều Tiên về phía Trung Quốc. Nước này cũng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-19 trên Bán đảo Sơn Đông. Ngoài những hệ thống đối phó với Triều Tiên, quốc gia nào khác đã tỏ ra hung hăng với Trung Quốc và phóng tên lửa đạn đạo từ vùng Đông Bắc Trung Quốc cần bị hệ thống phòng thủ tương tự THAAD đánh chặn?

Vào giữa tháng 4/2017, Trung Quốc đe dọa Triều Tiên rằng nếu Triều Tiên phá hoại an toàn và ổn định của Đông Bắc Á, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Trên thực tế, ĐCSTQ đã kìm nén sự tức giận đối với Triều Tiên trong một thời gian dài. Tuy nhiên, họ không muốn từ bỏ đối tác nhỏ bé nhưng lại ngông cuồng dám đứng lên chống lại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Triều Tiên vốn đang bị mắc kẹt trong cô lập cũng đã cho thấy giá trị dường như có thể lợi dụng được, vấn đề là Bắc Triều Tiên sẽ có thể bị Trung Quốc lợi dụng.

Vào giữa đến cuối tháng 5 năm 2017, cuộc đối đầu lắng xuống sau khi Triều Tiên thử thêm ba tên lửa đạn đạo. Cuộc thử nghiệm của Triều Tiên dường như ít nhiều đã thành công một phần, làm tăng thêm độ tin cậy cho mối đe dọa từ Triều Tiên. Cả Mỹ và Hàn Quốc đều chưa có phản ứng nghiêm túc nào đối với Triều Tiên. Từ quan điểm của Bình Nhưỡng, đây có thể là một chiến thắng nữa cho ông Kim Jong-un, cho thấy ông có thể thông qua việc phóng tên lửa thoát khỏi trừng phạt. Kể từ đó, Triều Tiên đã nhiều lần phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng cao hơn.

Hoa Kỳ không muốn dùng vũ lực để tiếp quản cục diện hỗn loạn này của Triều Tiên, có thể kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến kéo dài như Afghanistan, và có thể bị Trung Quốc lợi dụng để khiến Hoa Kỳ mất đi phương hướng cạnh tranh chính ở Tây Thái Bình Dương, từ đó khiến Trung Quốc nắm quyền một cách hữu cơ. Việc tăng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên không phải là phương án mà Mỹ sẵn sàng lựa chọn, chưa kể phương án này có tác dụng hạn chế và thậm chí sẽ khiến cuộc sống của người dân Triều Tiên vốn đã khốn khổ càng trở nên khó khăn hơn.

Để đối phó với chế độ Kim Jong-un, lực lượng tấn công của Không quân Mỹ đủ sức gây ra mối đe dọa mạnh mẽ cho chế độ này. Đúng như Hoa Kỳ đã cảnh báo, nếu chế độ Kim chạm đến ranh giới cuối cùng, sẽ dẫn đến sự kết thúc của chính quyền này.

Nếu Triều Tiên phóng vũ khí hạt nhân, thì chính là quyết định vận mệnh của chính quyền này sẽ kết thúc. Bởi Triều Tiên gần như không có khả năng chống chịu trước một cuộc tấn công hạt nhân thứ hai, hay thậm chí là một cuộc tấn công chính xác thông thường. Hơn nữa, ngay cả khi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của nước này được phát triển hơn nữa, chúng vẫn sẽ ở mức thấp nhất trong số các loại vũ khí tương tự và khả năng bị đánh chặn thành công là rất cao. Vì vậy, vũ khí hạt nhân của Kim Jong-un chỉ có thể được sử dụng để răn đe và nó thực sự đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Đồng thời, thuyết phục thành công người dân Triều Tiên tiếp tục sống cuộc sống cằn cỗi dưới sự cai trị của nước này.

Những hành động khiêu khích của Kim Jong-un, đặc biệt là việc Triều Tiên tích cực phát triển vũ khí hạt nhân một cách bất thường, đã thúc đẩy Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường hợp tác, các cuộc tập trận quân sự và sự hiện diện răn đe hạt nhân mở rộng của Hoa Kỳ trong khu vực, đặc biệt là sự hòa giải vô tình giữa Hàn Quốc và Nhật Bản về những vấn đề còn sót lại từ lịch sử, hình thành sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn để chống lại Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

Trong khi đó, sự xích mích ngấm ngầm giữa Liên Xô cũ, sau này là Nga, và Trung Quốc trong lịch sử thì càng không cần nói nhiều. Ngay cả ngày nay, khi Nga đang sa lầy vào cuộc chiến ở Ukraine và cầu xin bất kỳ sự trợ giúp quân sự nào có thể, nước này vẫn không coi Trung Quốc như một người bạn thực sự.

Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov là người ủng hộ chế độ Putin và cuộc chiến của ông ở Ukraine và nổi tiếng với những bình luận chính trị thẳng thắn. Vào ngày 30 tháng 9, một đoạn clip từ một chương trình gần đây đã được chia sẻ trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), trong đó ông nghi ngờ chất vấn việc Nga tiếp tục dựa vào mối quan hệ với Trung Quốc.

Solovyov nói: "Việc dùng Trung Quốc thay thế Hoa Kỳ là rất nguy hiểm. Giống như chúng ta đã từng bỏ hết trứng vào giỏ các quốc gia Anglo-Saxon, bây giờ chúng ta có thể đã bỏ chúng vào giỏ Trung Quốc". Ông nhấn mạnh rằng khi người Nga hành động vì lợi ích quốc gia theo cách riêng của mình, bất kỳ ai (đặc biệt là Trung Quốc) đều có thể trở thành kẻ thù không chút do dự, chứ đừng nói đến việc hợp tác.

Vào ngày 16 tháng 5 năm nay, khi đặc phái viên Lý Huy của Trung Quốc đến thăm Ukraine, Nga đã tấn công Kiev bằng tên lửa Dagger. Ngày 19 tháng 7, Nga đã tiêu hủy 60.000 tấn ngũ cốc Ukraine, một số trong số đó được cho là sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngày 20 tháng 7, Tòa nhà Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở khu dân cư Odessa bị hư hại do các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga. Sau các sự việc này, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Reznikov đã châm biếm rằng đây là những gì thể hiện cho tình bạn không giới hạn giữa Trung Quốc va Nga.

Solovyov không nhất định có thể phát biểu thay Putin, nhưng những bình luận của ông phản ánh tham vọng thống trị thế giới còn sót lại của Điện Kremlin. Khi tham vọng này va chạm với tham vọng thống trị thế giới của Trung Quốc, có thể nói sẽ không còn bất cứ tình hữu nghị nào.

Hiện nay, nhiều nhà quan sát phương Tây không lạc quan về mối quan hệ đối tác ba bên giữa Nga, Trung Quốc và Triều Tiên, triển vọng của họ về một liên minh quân sự vững chắc là rất mờ mịt, và tin rằng những rạn nứt hiện có trong các mối quan hệ này có thể bị phương Tây lợi dụng.

Theo Epochtimes
Viên Minh (Tổng hợp)

Thế giới Quân sự


BÀI CHỌN LỌC

Nga, Trung, Triều Tiên còn lâu mới thành một liên minh vững chắc