Nghiên cứu: 7 sở thích giúp chúng ta trở nên thông minh hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong một thời gian dài, người ta thường cho rằng mức độ thông minh bẩm sinh của con người là không thể thay đổi, và tất cả những gì chúng ta có thể làm là phát huy hết tài năng của mình.

Dựa theo nghiên cứu khoa học gần đây, học một số kỹ năng mới và phát triển một số sở thích có thể cải thiện đáng kể trí thông minh. Một số phương tiện truyền thông và trang web tạp chí của Mỹ cũng đăng tải một số bài viết giới thiệu về 7 thói quen và sở thích giúp chúng ta trở nên thông minh hơn, kèm theo đó là một số cách giải thích khoa học.

Chơi nhạc cụ

Chơi nhạc cụ có thể giúp nâng cao và cải thiện năng lực sáng tạo, khả năng phân tích, ngôn ngữ, toán học và thậm chí năng lực chuyển động tinh tế, v.v. Một số gợi ý rằng, các môn thể thao đồng đội cũng có lợi.

Trong số những lợi ích của việc chơi nhạc cụ, có một điều mà các hoạt động khác không thể thay thế: Chơi nhạc cụ có thể làm cho khối thể chai khỏe hơn (khối thể chai là một bó thần kinh dày, rộng chứa một bó sợi mép phẳng bên dưới vỏ đại não trong não), từ đó kết nối hai bán cầu não tốt hơn.

Đối với mọi lứa tuổi, khối thể chai khỏe mạnh giúp cải thiện khả năng phối hợp, trí nhớ, giải quyết vấn đề và chức năng tổng thể của não.

Đọc sách

Lợi ích của việc đọc sách cũng vậy, đọc sách giúp giảm căng thẳng, cải thiện ý thức về bản thân và tăng cường ba loại trí lực của một người: trí thông minh cứng (crystallized intelligence), trí thông minh mềm (fluid intelligence) và trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence).

Nói cách khác, nó làm tăng khả năng lý giải và giải quyết vấn đề, cho phép chúng ta tích hợp thông tin tốt hơn để vận dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ đó cải thiện cách chúng ta nhìn nhận mọi thứ, diễn giải và phản ứng chính xác với cảm xúc của người khác.

Tập thể dục hàng ngày

Không thường xuyên tập thể dục sẽ không đạt được hiệu quả, kiên trì tập thể dục hàng ngày sẽ hiệu quả hơn nhiều so với tập thể dục không thường hằng mỗi ngày.

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng mức độ của yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), một loại protein quan trọng để duy trì sức khỏe và sự phát triển của tế bào thần kinh, giúp cải thiện trí nhớ, khả năng học tập, khả năng ưu tiên, sự tập trung và khả năng lý giải. Những khả năng này thường được gọi chung là "mức độ nhạy bén".

Một số nhà khoa học cũng cho rằng, việc ngồi lâu trong văn phòng sẽ có tác dụng ngược lại, tức là sẽ cản trở rất nhiều đến hoạt động trí óc của con người.

Học ngoại ngữ

Bạn muốn cải thiện trí nhớ của mình? Vậy hãy bắt đầu học một ngoại ngữ, điều này sẽ có ích lợi đối với bạn. Học thành công một ngôn ngữ mới sẽ trang bị cho bộ não khả năng xử lý bất kỳ nhiệm vụ khó khăn nào, đồng thời củng cố các kỹ năng lập kế hoạch và thiết lập khả năng giải quyết vấn đề mà các nhà điều hành cần có.

Ngoài ra, người nói thành thạo ít nhất 2 loại ngôn ngữ sẽ có cơ hội việc làm tốt hơn, từ đó có thể dễ dàng mở mang kiến thức và nhiều cơ hội để phát triển bản thân.

Hình thành thói quen tích lũy, ghi chép

Khi đến kỳ thi, những học sinh trung học và đại học thường chia sẻ cách họ "nhồi nhét" kiến thức của mình. Vấn đề là, những gì được “nhồi nhét” trong một thời gian ngắn thường nhanh chóng bị lãng quên vì chúng ta hiếm khi có cơ hội học lại nó.

Học ngoại ngữ có thể làm cho con người thông minh hơn bởi đó là một kiểu học cần sự tích lũy dần dần, ngữ pháp và từ vựng cần nắm vững cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần để nâng cao trình độ ngoại ngữ của chúng ta.

Áp dụng khái niệm tích lũy hàng ngày vào cuộc sống có thể được phản ánh ở các khía cạnh sau: Chú ý đến một số điểm kiến ​​​​thức cần thiết cho công việc ghi nhớ, viết một số ghi chú khi đọc sách, ghi chú trong các cuộc họp hoặc viết nhật ký ngắn về những điều bạn thường chú ý đến, cố gắng kết hợp những điều mình học vào thực tế,...

Chơi trò chơi trí tuệ

Một số trò chơi trí tuệ như sudoku, cờ vua, trò câu đố,... có thể tăng cường đáng kể độ bền và dẻo dai của hệ thần kinh, từ đó cho phép đại não tổ chức lại chức năng của nó.

Khi độ bền của hệ thần kinh tăng lên, chúng ta có thể dễ dàng thay đổi góc độ để suy xét vấn đề, hiểu được nguyên nhân và hậu quả của các hành vi và cảm xúc, đồng thời khả năng nhận thức của chúng ta sẽ được cải thiện.

Những hoạt động tăng cường trí não này có thể chống lại một số tình trạng thể chất và tinh thần tiêu cực, bao gồm lo lắng và trầm cảm, đồng thời cải thiện khả năng học tập và trí nhớ.

Ngồi thiền

Nhà khoa học Richard Davidson thông qua nghiên cứu phát hiện rằng, khi thiền định và nhập tĩnh, con người sẽ ở trạng thái đồng cảm sâu sắc. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc giaTạp chí Phố Wall năm 2004, và đã nhận được sự quan tâm lớn.

Điều thú vị của việc thực hành thiền định là nó mang lại cho chúng ta sự bình yên trong tâm hồn. Điều này sẽ khiến chúng ta cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với người khác, và lời nói của chúng ta sẽ có sức thuyết phục hơn.

Tóm lại, các nghiên cứu khoa học phương Tây những năm gần đây cho rằng, trí thông minh của chúng ta có thể được phát triển sau khi chúng ta tham gia một cách có ý thức vào một số hoạt động.

Các hoạt động khác nhau có thể kích thích các vùng khác nhau của não bộ, cho phép chúng ta phát huy điểm mạnh đồng thời cải thiện điểm yếu. Cho dù bạn đang ở đỉnh cao nghề nghiệp hay đang gặp phải bế tắc thì vấn đề đầu tư vào phát triển trí thông minh là điều vô cùng thiết yếu.

Theo Trương Tiểu Thanh - The Epoch Times
Gia Hân biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: 7 sở thích giúp chúng ta trở nên thông minh hơn