Nước mắt hoa lê: Giọt châu lã chã khôn cầm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thế nên, đáng khóc mà nhịn khóc sẽ có thể sinh bệnh. Thế nhưng tại sao lại có người cứ khóc mãi không thôi?

Khóc là cách để con người thể hiện cảm xúc và truyền tải thông điệp. Nó có tác dụng bảo vệ cơ thể và tâm lý con người. Chất Lysozyme có trong nước mắt có thể khử trùng và giải độc, đồng thời có thể giữ ẩm làm trơn cho giác mạc, bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vật lạ. Khóc là một hình thức vận động của trẻ nhỏ, giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và hỗ trợ tiêu hóa, bài tiết.

Văn hóa khóc, thành ngữ khóc và thơ khóc của Trung Hoa đã truyền tải một cách phong phú tình cảm của người dân Trung Hoa trong hàng ngàn năm như: Mạnh Tông khốc duẫn (Điển tích: mẹ Mạnh Tông ốm nặng, thèm ăn canh măng, mùa đông lạnh giá măng không mọc, Mạnh Tông ôm gốc trúc khóc ròng, lòng hiếu cảm động thấu Trời xanh, đất nứt mọc măng, mang nấu canh mẹ ăn khỏi bệnh), nàng Mạnh Khương khóc đổ Vạn Lý Trường Thành, hoa lê rơi nước mắt (phụ nữ đẹp khóc như giọt sương trên đóa hoa lê)...

Thế nên, đáng khóc mà nhịn khóc sẽ có thể sinh bệnh. Thế nhưng tại sao lại có người khóc mãi không thôi?

Một phụ nữ 46 tuổi làm công tác văn hóa, bị sưng mắt, thâm quầng, vừa ngồi xuống liền bật khóc, nước mắt tuôn như suối. Tưởng vừa rồi cô bị oan khuất gì nên tôi vỗ nhẹ vào mu bàn tay, lau nước mắt cho cô, rồi nói : "Em có chuyện gì vậy? Bi thương thế! Hay là thấy khó chịu ở đâu?"

Cô lắc đầu, vừa khóc vừa nói: "Em cũng không biết tại sao mình lại khóc, không kiềm chế được bản thân mình!”

Tiếng nói hòa tiếng nấc, văn nhân biến lệ nhân!

Tôi cẩn thận hỏi: "Em có bị kích động gì không? Có gặp phải biến cố lớn nào không? Người thân? Công việc? Tình cảm? Chuyển nhà?"

Cô ấy cứ lắc đầu khóc lóc!

“Em đã khóc như thế này bao lâu rồi?”

Lệ nhân miễn cưỡng trả lời: “Đã sáu năm rồi!”

Bởi vì ngày nào cũng khóc, rửa mặt bằng nước mắt, người chồng không chịu nổi nên đã ly hôn. Bây giờ cô sống với bạn trai, anh ấy rất bối rối khó xử, anh đối xử với cô tốt như vậy, tại sao lại cứ nức nở hoài?

Cô rất muốn giải quyết vấn đề này, nhưng nửa năm qua tình hình trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Cô đã khám Tây y và uống thuốc chống trầm cảm nhưng không có tác dụng mấy nên đã chuyển sang cầu cứu Đông y.

Khóc nhiều sẽ ảnh hưởng đến phổi, buồn thương hại phổi (quá bi thương phế), cô khóc đến mức mắt sưng đỏ, khóc nhiều sẽ mờ mắt, phải làm sao? Tôi nói: “Khi muốn khóc, em có thể nghĩ tới điều gì vui vẻ để thay đổi tình thế không?”

Cô ấy vắt cái mũi đang chảy nước vì khóc của mình và trả lời: “Em không biết mình có điều gì vui?”

Tôi lại đưa khăn giấy cho cô lau mắt, rồi nói: “Sao có thể không có? Em xem năm giác quan và tứ chi của mình vẫn còn nguyên vẹn, có thể tự ăn uống và đi lại. Em có biết đó là một điều xa xỉ đối với khoảng 1 triệu người trên thế giới, bởi vì họ sẽ không sống sót quá một tuần nữa. Hãy nhìn xem em thật may mắn biết bao!"

Tiếng khóc cùng nước mắt dần dần lắng xuống.

Tôi tiếp tục: “Tiểu thư ơi, lần sau khi có ý nghĩa muốn khóc nổi lên, em có thể phủ nhận ngay được không? Em đã không muốn khóc, thế thì người khóc ấy không phải là em. Nếu không, em sẽ sớm trở thành Lâm Đại Ngọc! Khóc nhiều sẽ tổn thương phổi! Nhìn xem, em khóc đến mức phát suyễn lên rồi."

Văn nhân cuối cùng cũng ngước lên nhìn tôi với ánh mắt nghi hoặc, như thể không hiểu. Vừa nói, tôi vừa xoa bóp huyệt Thần Môn của cô ấy để khiến cô bình tĩnh trở lại.

Tôi nói tiếp: “Có một loại vật chất tên nó là ‘Khóc’, nó có tần số và bước sóng nhất định. Nếu cô tiếp nhận nó, cô sẽ muốn khóc. Chỉ cần cô từ chối nó, nó sẽ không kết nối với cô. Cô càng khóc thì nó càng dính chặt vào cô. Hãy chuyển ý nghĩ và chuyển kênh, đừng cố định tần số ở một nơi, trường của cô đầy những vật chất Khóc, và cô sẽ không thể tự thoát ra được! Điều đẹp nhất ở cô chính là đôi mắt. Rơi nước mắt không ngừng, không những gọi là đoạt tinh lực, mà tiếp tục khóc sẽ khiến cô bị mù! Cô cần phải làm chủ chính mình, không bị khống chế bởi vật chất Khóc. Khi về cô hãy thử xem!”

Ôn Tần Dung và cuốn sách 'Minh Huệ châm đạo - Vận nhu thành cương' của bà. (Tổng hợp)

Kê đơn thuốc an thần: Thuốc sắc Cam Mạch Đại Táo Thang, Quy Tỳ Thang.

Điều trị châm cứu: Châm các huyệt có chữ Thần, Thần Môn, Thần Đình, Bản Thần, Thần Đạo. Bi thương hại phổi, châm huyệt Trung Phủ trên kinh phế. Nước mắt là dịch gan, gan khai khiếu ở mắt, và điều tiết dẫn lưu, châm huyệt Thái Xung trên kinh gan. Tăng cường tinh, khí, thần châm cứu các huyệt Quan Nguyên, Khí Hải, Tam Âm Giao và Bách Hội.

Tôi căn dặn lệ nhân: Ăn ít đồ ăn có tính âm hàn như sữa, các loại dưa, bắp cải, lê, thanh long… Hàn sẽ ức chế cơ chế thăng lên (của khí). Ăn nhiều mộc nhĩ trắng, hoa bách hợp, sơn trà và bánh làm từ quả hồng để bổ sung khí phổi. Đặc biệt, dặn văn nhân cần tắm nắng, tập thể dục, đi bộ hoặc chạy, biến nước mắt thành mồ hôi để giữ sức khỏe và loại bỏ ưu sầu.

Đến khám lần thứ hai, mắt cô không còn đỏ và sưng nữa. Nhưng sau khi về, cô vẫn ngày nào cũng khóc, nhưng đến ngày thứ 4 thì hết khóc! Vấn đề tồn tại suốt 6 năm được giải khai hoàn toàn, cô quay lại châm cứu thêm hai lần để củng cố hiệu quả. Cô vui vẻ nói sẽ tặng sách cho thư viện nhỏ trong phòng chờ của chúng tôi. Mấy ngày sau, cô lái ô tô chở tới hai túi sách, đều là sách hay, ai đọc những cuốn sách như vậy hẳn là người có giáo dưỡng tốt.

Một số người chỉ nói qua là hiểu liền. "Hoàng Đế nội kinh" nói: "Tâm vi quân chủ chi quan, thần minh xuất yên” (Tâm là quan đại thần của quân vương, là nơi các vị thần xuất hiện), mong muốn chữa khỏi bệnh của cô gái ‘giọt châu lã chã khôn cầm’, cùng với nỗ lực kiểm soát suy nghĩ của chính mình, đã dẫn đến tác dụng chữa bệnh nhanh đến mức cô ấy thấy kinh ngạc! Từ đó trở đi, cô đã mở ra một trang mới tươi sáng trong cuộc đời mình.

Tuyển tự “Minh Huệ châm đạo - Vận nhu thành cương”/ Nhà xuất bản Bác Đại, Đài Loan.

Ôn Tần Dung - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nước mắt hoa lê: Giọt châu lã chã khôn cầm