Bình luận: Phải chăng quẻ tượng 46 trong Thôi Bối Đồ sắp ứng nghiệm?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ đầu mùa hè năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên ẩn thân, thậm chí từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh G20, điều này cảm thấy rất bất thường. Tin đồn bắt đầu lan truyền, nói rằng Chủ tịch Tập đang trốn tránh thảm họa được dự báo trong Thôi Bối Đồ.

Thảm họa đẫm máu có trong dự ngôn

Nói đến thảm họa đẫm máu này cũng không phải là không có căn cứ. Gần đây, các thầy tướng số ở Đài Loan và Hồng Kông đều đề cập đến việc ông Tập Cận Bình gần đây xuất hiện "nếp nhăn phá trên gò má", khiến cấp dưới dễ tạo phản. Thông thường, ông Tập có thể làm thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng đến lúc bàn giao thì có thể cực kỳ nguy hiểm. Phải chăng người kế vị được chọn sẽ gây bất lợi cho ông ấy? Phải chăng đây là lý do khiến ông Tập Cận Bình chần chừ trong việc quyết định người kế nhiệm?

Như cuốn sách tiên tri “Thiết bản đồ” miêu tả, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành vị vua cuối cùng của triều đại Đỏ, liệu điều đó có thành sự thật không? Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Bức tranh trong “Thiết bản đồ” miêu tả một con chim có đôi cánh trắng bị va vào vách đá và rơi chết. Có người giải thích rằng lông trắng sau khi phân tích chữ Hán chính là chữ Tập. “Trắng - 白” và “Lông - 羽” kết hợp với nhau tạo thành chữ “Tập - 習”, liệu đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Quẻ tượng 46 trong Thôi Bối Đồ

Trùng hợp thay, bài thơ tiên tri nổi tiếng “Thôi Bối Đồ ” cũng dự đoán về một thảm họa đẫm máu, đây là quẻ tượng thứ 46 trong bài thơ. Bài thơ dự ngôn trong Thôi Bối Đồ thường được chia thành hai phần: Sấm và Tụng, đồng thời có kèm theo hình ảnh minh họa. Trong quẻ tượng 46,

Sấm viết:

Ảm ảm âm mai, sát bất dụng đao,
Vạn nhân bất tử, nhất nhân nan đào.

Tạm dịch:

U ám ảm đạm, giết không dùng dao
Vạn người không chết, một người khó thoát.

Tụng viết:

Hữu nhất quân nhân thân đới cung, chỉ ngôn ngã thị bạch đầu ông.
Đông biên môn lý phục kim kiếm, dũng sĩ hậu môn nhập đế cung.

Tạm dịch:

Có một người lính thân đeo cung, chỉ nói ta là ông đầu trắng
Bên trong cửa Đông giấu kiếm vàng, cửa sau dũng sĩ vào cung vua

Chúng ta hãy xem câu này: “Có một người lính thân đeo cung, chỉ nói ta là ông đầu trắng.” Một người (一人 - nhất nhân) đeo cung (弓 - cung), ghép lại thành chữ Di “夷”. Nghĩa gốc của từ “Di” có nghĩa là làm thành bằng phẳng. Từ “Di” trong “Di vi bình địa” ngụ ý rằng biến tất cả thành đất bằng, ám chỉ bình ổn - "Bình". Khi đó tên nhân vật chính trong bài thơ phải có chữ “Di” hoặc “Bình”.

Trong câu tiếp theo “bạch đầu ông” ý nghĩa rất rõ ràng, chữ Bạch - 白, bên trên có thêm chữ Ông - 翁, chẳng phải là chữ 習公 - Tập Công (ông Tập) ư? Chúng ta hãy nhìn từ trên xuống dưới, người đàn ông có hai chữ "Tập" và "Bình" trong tên là ai?

Giải thích đúng về thành ngữ “Định ư nhất tôn”

Một số người khi quan sát kỹ hơn cho biết, nhìn bức tranh này chỉ có một người độc tôn, bài thơ còn có câu: “Một người khó thoát”.

Nói đến "Nhất tôn" thực sự không phải là một thuật ngữ mới do người hiện đại đặt ra, và nó cũng có nguồn gốc nào đó. Nó xuất phát từ thành ngữ "Định ư nhất tôn", được Tư Mã Thiên viết trong Sử ký về vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần là Tần Thủy Hoàng: Ngày nay Hoàng đế thôn tính thiên hạ, phân biệt trắng đen mà định ra Nhất tôn”. Tức là, vì Hoàng đế hiện nay đã thống nhất Trung Nguyên, nên Hoàng đế cần đứng ra phân biệt đúng sai và đặt ra tiêu chuẩn duy nhất.

“Định ư nhất tôn” ban đầu là một thành ngữ tương đối ít được sử dụng, nhưng kể từ khi ông Tập Cận Bình sử dụng nó tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ năm 2017, thành ngữ này thường xuất hiện trong nhiều văn bản chính thức khác nhau. Theo thời gian, ông Tập Cận Bình còn có biệt hiệu mới là Tập Nhất Tôn.

Tuy nhiên, không biết có phải người viết bản thảo cho Tập Nhất Tôn không biết đủ về lịch sử hay có động cơ thầm kín, câu chuyện đằng sau câu thành ngữ này thực ra không mấy thân thiện về Tần Thủy Hoàng.

Người đã nói câu “biệt hắc bạch nhi định nhất tôn” là Thừa tướng Lý Tư của Tần Thủy Hoàng. Khi đó Lý Tư đang thuyết phục Tần Thủy Hoàng “đốt sách”, ông cho rằng để thuận tiện cho việc quản lý tư tưởng, nên ra lệnh cho người dân nước Tần đốt hết sách vở của các trường phái tư tưởng khác nhau trong vòng 30 ngày, ai không vâng lời sẽ bị khắc chữ đen lên mặt và phải lao động khổ sai.

Sau đó là sự việc “đốt sách, chôn Nho” khiến Tần Thủy Hoàng phải chịu nhục ngàn năm. Mặc dù một số nhà sử học ở thế hệ sau phàn nàn về Tần Thủy Hoàng, cho rằng việc thống nhất tư tưởng của Nho giáo là tất yếu lịch sử, nhưng ông ta chỉ làm theo ý Thần, và thực tế lúc đầu ông ta không hại nhiều Nho gia, mà chỉ một số phương sĩ thuật sĩ, sau đó Tần Thủy Hoàng bị gán cho cái mác “bạo chúa” vì vụ “đốt sách” nhưng đó là sự thật không thể chối cãi.

Không chỉ vậy, khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi, Lý Tư rất được sủng ái, địa vị cao, con trai lấy công chúa, con gái lấy hoàng tử, mỗi ngày có hàng ngàn xe ngựa trước cửa nhà. Sau cái chết của Tần Thủy Hoàng, Lý Tư và Triệu Cao đã che giấu sự thật và thay đổi Thánh chỉ, giết chết con trai cả yêu quý của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô, đồng thời giúp con út dễ điều khiển Hồ Hợi lên ngôi hoàng đế. Sau khi Hồ Hợi lên ngôi, hắn đã giết hơn 20 anh chị em chỉ trong vài năm, bằng những thủ đoạn vô cùng tàn ác. Mọi người đều biết chuyện gì xảy ra tiếp theo - Tần Nhị Thế chết. Nhà Tần diệt vong.

Vậy người như Lý Tư có đáng được sủng hạnh? Những lời Lý Tư nói có nên tin theo?

Ai là người đâm sau lưng?

Vậy nếu lý giải theo cách này, sau khi ông Tập được đặt lên vị trí ‘nhất tôn’, nguy cơ tứ bề phải chăng cũng xuất hiện?

Có người nói, nhìn hình trong sách là biết ngay. Phía sau hình vẽ ‘nhất tôn’ có một khóm trúc (竹子 - trúc tử), gần âm với từ Chu chi (誅之) có nghĩa là giết chết. Vậy bức tranh này nói về điều gì? Một người sẽ bị đâm sau lưng.

Hình ảnh trong Thôi Bối Đồ
Hình ảnh quẻ tượng 46 trong Thôi Bối Đồ (Ảnh: https://angelloraphael.blogspot.com/)

Ai có thể làm được điều đó?

Các chuyên gia lại bắt đầu giải thích nó theo nhiều cách khác nhau. Những người có thể đâm sau lưng bạn đương nhiên là những người bạn có thể tin tưởng. Câu cuối cùng của phần Tụng nói rất rõ ràng - Dũng sĩ hậu môn nhập đế cung - Một chiến binh tiến vào hoàng cung bằng cửa sau. Người duy nhất có thể vào bằng cửa sau là những người thân thiết với bạn.

Vậy đây có thể là ai?

Có người nói: “Có người lính đeo cung”, đây rõ ràng là chữ “張 - Trương”, có nghĩa là chiếc cung dài và căng. Chẳng lẽ là một người họ Trương? Có người còn nói: "Bên trong cửa Đông giấu kiếm vàng", phía đông tương ứng với Mão trong 12 địa chi của Kinh Dịch, và thanh kiếm tượng trưng cho con dao. Ba chữ "Mão - 卯", “Kim - 金" và "Dao - 刀" có ý nghĩa gì? Nếu ghép 3 chữ vào sẽ thành chữ “劉 - Lưu”. Có lẽ, đây là một người họ Lưu?

Vậy con dao này sẽ được đưa vào như thế nào? Ám sát hay Đảo chính?

Sau cuộc thanh trừng chính thức vào cuối tháng 7, có rất nhiều cách giải thích khác nhau lan truyền trên mạng xã hội. Một số nhà phân tích cho rằng lời tiên tri nói rằng “có một người lính mang cung.”

Anh ta đang làm gì với cây cung? Chẳng phải để "bắn tên" đó sao? Điều này có thể ám chỉ đến Đội quân tên lửa?

Lực lượng Tên lửa là lực lượng phụ trách nhiều loại tên lửa. Còn tên lửa tầm xa, tên lửa liên lục địa, tên lửa siêu thanh, v.v. Tập Nhất Tôn luôn sử dụng một chiếc máy bay đặc biệt khi ra ngoài, rất dễ dàng sử dụng tên lửa để bắn may bay, chỉ cần nhấn một nút.

Có thể có bạn đọc cho rằng loại phân tích này thực sự không hợp lý, ai có thể tin được?

Nhưng những dấu hiệu gần đây cho thấy, ông Tập Cận Bình có thể đã tin những điều trong Thôi Bối Đồ. Bạn thấy đấy, gần đây ông rất hiếm khi xuất hiện khi đi thăm Châu Phi, khi trở lại vào ngày 26 tháng 8, máy bay không bay thẳng đến Bắc Kinh mà lặng lẽ chọn hạ cánh ở Tân Cương. Chúng ta, những người ngoài cuộc, không thể thấy rõ liệu ông Tập có trốn tránh các vụ ám sát bằng tên lửa hay không. Tuy nhiên, kể từ khi ông Tập lên nắm quyền, ông đã thoát khỏi không dưới 10 vụ ám sát lớn nhỏ, đây gần như là một bí mật mở.

Chỉ cách đây chưa đầy một tháng, ngày 31/7, quân đội bất ngờ thông báo không báo trước rằng, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc sẽ thay đổi chỉ huy và chính ủy. Theo tờ South China Morning Post của Hồng Kông, cựu Tổng tư lệnh Lý Ngọc Siêu cùng với Phó tư lệnh Lưu Quang Bân và nguyên Phó tư lệnh Trương Chấn Trung đã bị cơ quan chống tham nhũng của quân đội bắt cách đây không lâu và đang bị điều tra. Có thể nói những người này là những người có khả năng ấn nút tên lửa. Hai phó chỉ huy họ Trương và họ Lưu, thật trùng hợp khi họ lại là họ của hai "thợ cắm kiếm" được giải thích trong Thôi Bối Đồ.

Đây có phải là một âm mưu ám sát khác mà Tập Cận Bình đập tan, hay đơn giản là ông Tập quá lo sợ và nghi ngờ?

Hãy cùng nhìn lại trường hợp biệt thự xây trái phép ở Tần Lĩnh đã gây ra trận “động đất lớn ở chính quyền Thiểm Tây” 5 năm trước. Trong vụ việc này, ít nhất hai chục quan chức đã bị cách chức, một trong hai phó thống đốc bị kết án 13 năm tù, người còn lại 14 năm. Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư tỉnh ủy, đã nghỉ hưu thậm chí, ông ta còn bị kết án tử hình treo, không phải là tham nhũng mà là “vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng”. Tuy nhiên, trên mạng có câu nói phổ biến rằng nguyên nhân thực sự là ông ta đã chạm đến “long mạch” của nhà họ Tập.

Long mạch Trung Quốc

Dãy núi Tần Lĩnh nằm ở trung tâm lãnh thổ Trung Quốc và là đường phân chia giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc. Bị ngăn cách bởi một ngọn núi, phong tục, tập quán hai bên rất khác nhau. Miền Bắc lạnh và khô nên người dân địa phương trồng lúa mì và thích ăn mì. Miền Nam ấm áp, ẩm ướt, cây xanh quanh năm, người dân trồng lúa nước và lấy lúa làm lương thực chính, đây là thói quen ăn uống đặc trưng của miền Nam.

Quan trọng hơn, dãy núi Tần Lĩnh không chỉ là ranh giới phân chia Nam Bắc mà còn là đầu nguồn của hai con sông chính của Trung Quốc là sông Dương Tử và sông Hoàng Hà. Nước ở chân phía bắc dãy Tần Lĩnh chảy vào sông Hoàng Hà, còn nước ở chân phía nam dãy Tần Lĩnh chảy vào sông Dương Tử. Sông Vị Hà, phụ lưu lớn nhất của Hoàng Hà và sông Hán Giang, phụ lưu dài nhất của sông Dương Tử, đều chảy qua dãy núi Tần Lĩnh.

Tuy nhiên, điều đặc biệt ở dãy núi Tần Lĩnh không chỉ nằm ở vị trí địa lý mà còn ở vị trí về phong thủy. Ở Trung Quốc, từ hàng ngàn năm nay, người ta vẫn tin rằng mỗi triều đại đều có long mạch riêng, nó liên quan mật thiết đến vận mệnh quốc gia của triều đại đó. Dãy núi Tần Lĩnh là nơi chứa huyết mạch của nhiều triều đại, có địa vị cao trong giới phong thủy, thậm chí còn được gọi là huyết mạch Trung Quốc. Trong lịch sử Trung Quốc, có 13 triều đại xây dựng thủ đô dưới dãy núi Tần Lĩnh, trong đó có nhà Tây Chu, nhà Tần, nhà Hán, nhà Tùy và nhà Đường.

Vậy những biệt thự bất hợp pháp này được kết nối với long mạch như thế nào?

Biệt thự xây trái phép ở núi Tần Lĩnh

Trước tiên chúng ta hãy xem nơi những biệt thự này được xây dựng: Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tần Lĩnh Ngưu Bối Lương. Chính xác là ở huyện Tạc Thủy, thành phố Thương Lạc, tỉnh Thiểm Tây, là một thị trấn nhỏ với dân số chỉ 160.000 người, nằm ở phía đông chân phía bắc của dãy núi Tần Lĩnh. Nơi đây giao thông không thuận lợi và sinh sống cũng không thuận tiện.

Tuy nhiên, thật bất ngờ, từ năm 2003, chính quyền thành phố Tây An đã bắt đầu phát triển các biệt thự cao cấp ở đây với danh nghĩa phát triển du lịch, hoạt động kinh doanh rất tốt, nhà bán chạy như tôm tươi. Chỉ trong vài năm, hơn 1.000 biệt thự đã được xây dựng, người mua biệt thự từ khắp nơi đến, người ta nói rằng nhiều người trong số họ là quan chức đến từ Tây An.

Người ta nói vị trí là điều quan trọng nhất khi mua nhà. Nhưng một ngôi nhà được xây dựng ở nơi hoang dã như vậy vẫn có thể bán chạy như tôm tươi, chắc chắn có điều gì đó đằng sau việc này.

Có người bình luận trên mạng nói rằng đây là vùng đất bảo bối phong thủy, nếu sở hữu một căn nhà ở đây, chẳng mấy chốc bạn sẽ giàu sang phú quý.

Thậm chí còn có tin rằng các nhà nghiên cứu của Cục 749 bí ẩn đã xác định được một số vị trí long mạch dưới chân núi Tần Lĩnh, sau đó được chỉ định làm khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ, nghiêm cấm xây nhà ở đây. Cục 749 là một viện nghiên cứu bí ẩn và các hiện tượng siêu nhân, dưới tên Cục Hàng không và Vũ trụ, và là một tổ chức bí mật. Người xưa có câu, không được động chạm đến đất long mạch, nếu không sẽ dễ ảnh hưởng đến phong thủy và làm thay đổi vận mệnh đất nước.

Không biết có phải chính quyền thành phố Tây An không biết chuyện này hay chỉ giả vờ không biết, những biệt thự này được xây dựng rầm rộ trong khu bảo tồn này. Mọi người đều thích các bảo địa phong thủy nên dù nằm ở vị trí xa xôi nhưng người mua vẫn nhiệt tình, nhưng không ai để ý rằng thứ họ mua thực chất là công trình xây dựng trái phép.

Vở kịch bảo vệ Long mạch

Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2014, một văn bản phê duyệt bất ngờ được đưa ra khiến tất cả mọi người đều bàng hoàng. Các văn bản yêu cầu phá dỡ tất cả các tòa nhà trái phép từ Tập Nhất Tôn với lý do để bảo vệ môi trường. Bởi vì nhiều người mua là quan chức Tây An, mọi người có thể nghĩ rằng một vài ngôi nhà sẽ không gây ra rắc rối lớn nên đã kháng chỉ không tuân theo mệnh lệnh.

Trong bốn năm tiếp theo, ông Tập liên tiếp đưa ra năm chỉ thị, yêu cầu phá bỏ những ngôi nhà, nhưng những người bên dưới vẫn bất động. Vào tháng 7 năm 2018, sự kiên nhẫn của Tập Nhất Tôn cuối cùng đã cạn kiệt, và 1.185 biệt thự đã bị phá bỏ ở đó dưới sự chỉ huy trực tiếp của Từ Lệnh Nghĩa, phó bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Không chỉ vậy, năm đó còn xảy ra một trận động đất lớn trong giới quan chức Tây An, ít nhất hai chục quan chức trên cấp cục đã bị cách chức, Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư tỉnh ủy và đã nghỉ hưu, thậm chí còn bị kết án tử hình treo về tội “vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng”.

Phải chăng mức phạt nặng như vậy chỉ dành cho vấn đề môi trường? Điều này có thể thực hiện được không? Không ai tin điều đó.

Không ngờ 2 năm sau, chính ông Tập đã lên tiếng. Vào tháng 4 năm 2020, Tập Cận Bình đến thăm Thiểm Tây và thực hiện chuyến đi đặc biệt để thị sát khu bảo tồn thiên nhiên - nơi các biệt thự bị phá bỏ. Tại đó ông Tập đã có bài phát biểu dài nói rằng dãy núi Tần Lĩnh "hòa hợp nam bắc, bao trùm thế giới" và là "mạch máu tổ tiên của Trung Quốc." Sau đó mọi người mới nhận ra tin đồn đó là sự thật, đây không phải là vấn đề môi trường mà là vấn đề Phong Thủy.

Một số cư dân mạng cho rằng gia đình ông Tập rất chú trọng đến phong thủy, điều này có thể thấy rõ qua thiết kế nghĩa trang của Tập Trọng Huân, phụ thân của ông Tập Cận Bình, nghĩa trang nằm trong Công viên sinh thái sông Ôn Tuyền ở huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, quê hương của ông. Huyện Phú Bình nằm ở đồng bằng Quan Trung và thuộc chân núi phía bắc của dãy núi Tần Lĩnh.

Theo phong thủy, nơi chứa khí mạch của long mạch là long huyệt. Nếu tổ tiên có thể được chôn cất trong long huyệt như vậy, thì con cháu của họ sẽ giàu có và quyền lực, thậm chí còn có thể làm chủ thiên hạ. Chúng ta không thể biết nghĩa trang của Tập Trọng Huân có nằm trên long huyệt như vậy hay không, nhưng những người tận mắt chứng kiến nói rằng, nghĩa trang tọa phía tây bắc, hướng đông nam, phía nam gần sông Ôn Tuyền, phía bắc dựa núi Kiều Sơn, thậm chí bố cục của nghĩa trang có thiết kế sử dụng cây cối rất đặc biệt về mặt phong thủy. Một người quản lý công viên tiết lộ: “Mặc dù không mê tín phong thủy, nhưng về cơ bản không thể tránh khỏi phong thủy”.

Ông Tập Trọng Huân cũng là một người có mối liên hệ với Phật giáo, ông là bạn thân của Ban thiền Ngạch Nhĩ Đức Nê thứ 10 - người từng bị giam giữ ở Bắc Kinh. Không biết mối duyên phận với Phật giáo này có được truyền lại cho thế hệ con trai ông hay không, nhưng có một câu nói trong phong thủy gọi là “Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy”. Có những sự việc chỉ dựa vào phong thủy không thể giải quyết được. Nếu muốn thay đổi vận mệnh của mình, đôi khi bạn thực sự chỉ có thể cầu xin Thần Phật giúp đỡ.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không hẳn là của NTDVN)

Phù Dao - Epochtimes
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: Phải chăng quẻ tượng 46 trong Thôi Bối Đồ sắp ứng nghiệm?