Phong trào khôi phục hội họa truyền thống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc thi vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD giới thiệu những tác phẩm lọt vào vòng chung kết.

Khi nhận được thông tin tham gia cuộc thi vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD năm 2019, các họa sĩ rất phấn khích với cuộc thi tiếp theo và với sứ mệnh của mình, họ hy vọng nghệ thuật truyền thống được thúc đẩy và nâng cao hơn nữa thông qua tôn chỉ “thuần chân, thuần thiện và thuần mỹ”. Và đại dịch đã ập đến, sau đó kéo theo là chiến tranh. Phải mất nhiều năm nữa mới có thể tổ chức vòng thi tiếp theo với sự tham gia đầy đủ của các họa sĩ.

Vào ngày 15/1/2024, cuộc thi vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD lần thứ 6 đã được tổ chức, trong cuộc triển lãm này có 60 bức tranh của 54 thí sinh lọt vào vòng chung kết tại Câu lạc bộ Salmagundi trên Đại lộ số 5 và 12th St. Các tác phẩm sẽ được trưng bày đến hết ngày 19/1. Yêu cầu của cuộc thi là đề cao hội họa truyền thống, các tác phẩm được yêu cầu thực hiện bằng sơn dầu và thể hiện sự chuyên nghiệp khi vẽ về con người.

Những người tham dự lễ khai mạc bao gồm các họa sĩ đã tham gia nhiều lần, và những họa sĩ mới tham gia, chẳng hạn như Alexandra Telgmann đến từ Đức, cô đã nghe về Cuộc thi vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD vào năm ngoái.

Cô nói rằng: “Cuộc thi này tập trung vào sự thuần mỹ, đó là điều tôi yêu thích - vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp của nghệ thuật. Tôi thích có một nhận thức mới, được nâng cao hơn đối với loại hình nghệ thuật này và cả đối với các nghệ sĩ”.

Cô Telgmann cảm thấy sự kiện này thật hiếm gặp và trân quý. Cô giải thích, ở Đức, cô có rất ít nền tảng để chia sẻ tác phẩm của mình, vì chủ yếu tập trung vào nghệ thuật trừu tượng.

Là một họa sĩ vẽ tranh phong cảnh về biển, cô Telgmann đã gửi đến cuộc thi một tác phẩm vẽ con gái mình đang bơi ở vùng Biển Bắc. Cô giải thích, để giữ được một tư thế đẹp dưới nước không phải là điều dễ dàng. May mắn thay, con gái của cô Telgmann là một diễn viên múa ba lê, được đào tạo có đủ kỹ năng để giữ mình ở tư thế đĩnh đạc dưới nước cũng như trên sân khấu. Họa sĩ này đã chụp khoảng 800 bức ảnh khi theo con gái xuống dưới nước, ghi lại nhiều khoảnh khắc khác nhau của ánh sáng, bong bóng nước, hơi thở và chuyển động để sau này làm tư liệu trong một bức tranh tĩnh, nhằm gợi lên sự chuyển động tĩnh lặng của đại dương.

Alexandra Telgmann with her piece "Immerse Yourself." Oil on aluminum. The NIFPC finalist exhibition at the Salmagundi Club, New York City, on Jan. 15, 2024. (Larry Dye/The Epoch Times)
Cô Alexandra Telgmann với tác phẩm "Đắm mình". tranh sơn dầu trên nhôm. Tác phẩm lọt vào chung kết NIFPC tại Câu lạc bộ Salmagundi, Thành phố New York, vào ngày 15/1/2024. (Larry Dye/The Epoch Times)

Xã hội có rất nhiều quan điểm khác nhau về nghệ thuật. Đối với tôi, vẻ đẹp được thể hiện thông qua lòng nhân ái và nâng cao nhận thức về thiên nhiên, con người và cuộc sống, để tạo ra một khoảnh khắc thật đặc biệt, cô cho biết. Trên đời có rất nhiều thứ không mấy tốt đẹp. Vì vậy, chúng ta cần mọi người thể hiện ra vẻ đẹp, bởi vì đây là điều mọi người đang khao khát”.

Cô Telgmann đã xúc động rơi nước mắt khi đọc lời phát biểu của ông Trương Côn Luân, thành viên trong ban giám khảo của cuộc thi, được dán gần lối vào của trung tâm triển lãm.

Alexandra Telgmann speaking with Kunlun Zhang at the NIFPC finalist exhibition at the Salmagundi Club in New York City on Jan. 15, 2024. (Ruby Bui/NTD)
Cô Alexandra Telgmann nói chuyện với ông Trương Côn Luân tại triển lãm chung kết NIFPC tại Câu lạc bộ Salmagundi ở Thành phố New York vào ngày 15/1/2024. (Ruby Bui/NTD)

Ông Trương được biết đến là một người có đức tin; ông từng là một nhà điêu khắc đương đại nổi tiếng ở Trung Quốc, ông đã có một sự thay đổi lớn trong việc nghiên cứu, thuần thục và khôi phục lại nghệ thuật truyền thống sau khi có được niềm tin. Ông cho rằng, sứ mệnh bảo vệ nét đẹp truyền thống này là nhờ vào những gì mình đã học và thấu hiểu về sự thuần mỹ, sinh mệnh và vũ trụ sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công. Môn tu luyện giảng dạy theo ba nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn.

Giáo sư Trương nói rằng, các họa sĩ đều đến thế giới này với một sứ mệnh nào đó, và nhiều người có thể đã quên đi sứ mệnh của mình, do con người trong xã hội ngày nay chỉ chạy theo danh vọng và có lối sống thực dụng. Nhưng trong 17 năm qua ông cảm thấy mình được khích lệ khi tham gia cuộc thi này, vì ngày càng nhiều họa sĩ có tâm tham gia, họ muốn hướng đến tôn chỉ “thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ” một lần nữa.

Đứng trên vai những người khổng lồ

Trong khi những bức tranh sơn dầu nổi tiếng từ các thời kỳ nghệ thuật đỉnh cao vẫn còn tồn tại, thì những kỹ thuật phức tạp đã bị thất lạc, hoặc không còn được sử dụng, ít được biết đến, và khó có thể tham khảo được. Trong tuần diễn ra các sự kiện từ khi khai mạc triển lãm, đến lễ trao giải bế mạc, các hạng mục trong hành trình này bao gồm: các buổi thảo luận, hội thảo và có một chuyến tham quan tại Bảo tàng Metropolitan và Phòng trưng bày Nghệ thuật của Đại học Yale trong năm nay.

Bà Alessandra Marrucchi đến từ Ý, đã vẽ tranh được gần 50 năm, và cho biết bà đánh giá rất cao kỹ thuật vẽ tranh tuyệt vời này. Ở tuổi 23, bà bắt đầu học tại Studio Simi ở Florence; Đây là xưởng vẽ duy nhất theo truyền thống vào thời điểm đó, vì chủ nghĩa hậu hiện đại theo đuổi và đẩy mạnh tốc độ phát triển nghệ thuật phi truyền thống.

Bà Marrucchi muốn học giải phẫu học cơ bản, và cách sử dụng nó để vẽ tranh sơn dầu. Bà học trực tiếp với cô Nerina Simi, con gái của người sáng lập studio Filadelfo Simi, và chương trình giảng dạy bao gồm ba năm học về than trước khi được vẽ bằng cọ. Tranh sơn dầu được thực hiện chỉ bằng dầu và bột màu, không có chất phụ gia nào khác, học viên sẽ vẽ với những người mẫu thật, họ sẽ giữ nguyên tư thế trong hai tuần trước khi chuyển sang bức tranh tiếp theo.

Bà Marrucchi cho biết, ngày nay có một số xưởng vẽ khác ở Florence vẫn đang duy trì vẽ tranh truyền thống, và không có gì ngạc nhiên khi họ chọn Florence là nhà, vì nơi đây lưu giữ vô số đá quý từ cả thời kỳ Cổ điển và Thượng Phục hưng để nghiên cứu.

Bà chia sẻ: “Khi bạn đến bảo tàng, có một số bức tranh sẽ mang lại cho bạn rất nhiều điều mà bạn không biết tại sao. Vì vậy, tôi cũng muốn làm điều tương tự. Tôi cố gắng tìm kiếm về vẻ đẹp nội tâm, sự thuần mỹ, sự thanh thản trong tâm hồn của con người. Tôi biết thế giới còn nhiều tranh đấu, nhiều điều xấu, nhưng khi vẽ, tôi thích hướng đến và cố gắng tìm ra những điều tốt đẹp”

Bà Marrucchi đã gửi một bức chân dung tự họa của mình có tựa đềchân dung tự họa với đôi khuyên tai ngọc trai”. Bà nói: “Ở tuổi 72, điều này có nghĩa là phải thành thật nhìn nhận về bản thân, chấp nhận những cảm xúc phức tạp khác nhau về sự lão hóa, và vẽ thêm những nếp nhăn có lẽ không có trước đó, nhưng vẫn tìm kiếm và làm nổi bật tất cả những điều tốt đẹp ở bản thân”.

“Tất nhiên, tôi đã thay đổi rất nhiều. Nhưng đó là một sự thay đổi cần thiết” - bà cười nói.

"A Self-Portrait With Pearl Earrings" by Alessandra Marrucchi. (NTD International Figure Painting Competition)
Tác phẩm "Chân dung tự họa với đôi hoa tai ngọc trai" của Alessandra Marrucchi. (Cuộc thi vẽ tranh nhân vật quốc tế NTD)

Dưới đây là một số bức tranh lọt vào vòng chung kết hiện đang được trưng bày.

"Bath Time" by Clodoaldo Geovani Martins. (NTD International Figure Painting Competition)
Tác phẩm "Giờ tắm" của Clodoaldo Geovani Martins. (Cuộc thi vẽ tranh nhân vật quốc tế NTD)
"The Revival" by Tien-Cheng Wu. (NTD International Figure Painting Competition)
Tác phẩm "Sự hồi sinh" của Tien-Cheng Wu. (Cuộc thi vẽ tranh nhân vật quốc tế NTD)
"Worries (Self-Portrait)" by French painter Lhuillier Philippe.
Tác phẩm “Lo lắng (Chân dung tự họa)” của họa sĩ người Pháp Lhuillier Philippe.
"Alexandra" by Sandra Kuck. (NTD International Figure Painting Competition)
"Alexandra" của Sandra Kuck. (Cuộc thi vẽ tranh nhân vật quốc tế NTD)
"Tomorrow Is Another Day" by Ellen Melinda Morrison. (NTD International Figure Painting Competition)
Tác phẩm "Ngày mai là một ngày khác" của Ellen Melinda Morrison. (Cuộc thi vẽ tranh nhân vật quốc tế NTD)
"Protection: Courage in Crisis" by Chih-Chun Liu. (NTD International Figure Painting Competition)
Tác phẩm "Bảo vệ: Can đảm trong khủng hoảng" của Chih-Chun Liu. (Cuộc thi vẽ tranh nhân vật quốc tế NTD)

Catherine Yang

Thiên Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Phong trào khôi phục hội họa truyền thống