Sử dụng 'nghệ thuật hiện đại' tra tấn người và các kiểu tra tấn dã man

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người vừa có tính thiện, nhưng cũng tồn tại tính ác. Những người hay xem, nghĩ về những hành vi ác thì chính là nuôi dưỡng cái ác trong tâm, rồi dần dần biến thành ác ma nghĩ ra đủ loại tra tấn tàn bạo. Chúng ta thường nghe nói đến trại tập trung của Đức Quốc Xã là nơi tra tấn tù nhân tàn bạo, nhưng trong lịch sử, có những ác ma còn vượt xa Hitler hàng trăm hàng nghìn lần.

Nội chiến Tây Ban Nha 1936-1939 được coi là cuộc tổng duyệt trước thềm Thế chiến II. Tình tiết của cuộc nội chiến này cực kỳ phức tạp, nhưng có thể hiểu khái quát rằng đây là cuộc chiến của Phe Cộng hòa (cánh tả, cấp tiến) và Phe Quốc dân (cánh hữu, bảo thủ). Tuy diễn ra trong thời gian ngắn ngủi, nhưng tất cả các giá trị của nhân loại đều đã bị đem ra thử nghiệm và động chạm đến trong cuộc xung đột đẫm máu này.

Thi thể một nữ tu dòng Cát Minh bị Phe Cộng hòa đào lên để trưng bày, sỉ nhục. Nguồn: Hulton-Deutsch Collection.

Sau khi Phe Quốc dân chiến thắng và tướng phát xít Franco lên nắm quyền, trùm mật vụ Đức Quốc xã Heinrich Himmler đã đến thăm Tây Ban Nha vào năm 1940. Tại đây ông ta đã bị kinh ngạc với “Cheka” trên đường Vallmajor tại Barcelona. Đây là những phòng giam cầm, tra tấn lấy cảm hứng từ các phong trào và trường phái nghệ thuật hiện đại, tiên phong (avant-garde) như Bauhaus, Biểu hiện, Trừu tượng, Siêu thực. Vậy ai đã xây dựng chúng và chúng hoạt động như thế nào?

Himmler đến thăm Cheka tại Barcelona. Nhiếp ảnh: Pérez de Rozas.

Cheka - địa ngục trần gian

Cheka là gì

“Cheka” - những phòng giam cầm, tra tấn của Phe Cộng hòa - được người Tây Ban Nha gọi theo tên tổ chức cảnh sát mật đầu tiên của Liên Xô, phản ánh tính phe phái và mức độ tàn bạo của chúng.

Cheka được thiết kế bởi Alfonso Laurencic, một họa sỹ và kiến trúc sư sinh ra ở Pháp, trong một gia đình sắc tộc Slovenia nhập cư từ Đế chế Áo-Hung. Sau khi đến Tây Ban Nha, ông ta thành lập một ban nhạc jazz vào năm 1933 mang tên "Los 16 Artistas Reunidos". Ban nhạc này đã thành công vang dội trong các vũ trường ở Barcelona. Khi nội chiến nổ ra, ông ta bị bắt, và sau đó lựa chọn phục vụ cho Phe Cộng hòa.

Ngoài Barcelona, ông ta cũng là người thiết kế những cheka ở Zaragoza. Nguồn cảm hứng chính của ông ta là những bức tranh của họa sỹ siêu thực Salvador Dalí và lý thuyết màu sắc của Wassily Kandinsky.

Sự tàn độc của Cheka tại Barcelona bắt đầu từ cách chọn địa điểm xây dựng. Cheka này được xây bên trong Tu viện Les Magdalenes Agustines, bằng lao động cưỡng bức của các tù nhân, ví dụ như họa sĩ Víctor Ripaux, người bị Phe Cộng hòa buộc tội giúp đỡ các linh mục trốn khỏi khủng bố đỏ. Ông và những người Bảo thủ khác bị ép phải phá hủy tất cả các hiện vật thiêng liêng của tu viện.

Dùng 'nghệ thuật' tra tấn ở cheka

Các cheka, còn được gọi là “preventorio D", trong đó preventorio có nghĩa gốc là “cơ sở tập trung ngừa bệnh”, là nơi Phe Cộng hòa đưa các tù nhân của họ vào một thế giới ác mộng và đau khổ.

Một phòng giam cheka điển hình. Nhiếp ảnh: Hermes.

Các phòng giam có giường làm bằng xi măng nghiêng 20 độ và gần như không thể nằm ngủ được.

Họ cũng đặt những viên gạch có hình dạng bất thường với cảm hứng Bauhaus trên sàn để ngăn tù nhân đi lại. Các bức tường uốn lượn trong phòng giam kích thước 2m x 1m được bao phủ bởi những hoa văn siêu thực thiết kế nhằm khiến cho các tù nhân hoang mang, và hiệu ứng ánh sáng được sử dụng để làm cho tác phẩm nghệ thuật thêm chóng mặt.

Một số phòng có ghế đá được thiết kế để người ngồi trượt xuống sàn ngay lập tức, trong khi các phòng khác được sơn bằng hắc ín và trở nên cực kỳ nóng vào mùa hè.

Cách ánh sáng thay đổi tạo ảo giác trong phòng giam. Nguồn: Bảo tàng Reina Sofía.

Các vòng tròn và hình vuông ca-rô trắng đen được sơn trên tường, một số vật pha lê màu xanh lá cây được lắp đặt để lọc ánh sáng khuếch tán, mang lại ảo giác kỳ lạ cho các bức vẽ. Laurencic nói ông ta chọn màu xanh lá cây để tạo ra “hiệu ứng của một ngày buồn, mưa và vô vọng” cho tù nhân.

Vào ban đêm, đèn đỏ được bật lên khiến hình dạng thay đổi đáng kể. Các hình xoắn ốc và xúc xắc gây rối loạn thị giác các tù nhân trong khi các hình tròn và đường kẻ tạo ra sự kích thích đối với hệ thần kinh.

Tủ giam. Nguồn: Bộ sưu tập tư nhân.

Tù nhân có thể bị giam trong một “chiếc tủ” được gọi là “La verbena”. Về cơ bản, nó bao gồm ba ngăn có kích thước rộng 50 cm, sâu 40 cm, với nóc tủ là một tấm gỗ di động có thể điều chỉnh độ cao. Tù nhân bước vào chiếc tủ này hầu như không có khoảng trống để di chuyển vì phía dưới đùi có một miếng nhô nghiêng dài 13 cm, được thiết kế để nạn nhân không thể dựa vào tường. Miếng nhô ra này cũng không cho phép tù nhân ngồi hoàn toàn trên đó. Ngoài ra, tấm nóc tủ có thể điều chỉnh được để tù nhân phải khom lưng và cúi đầu. Ngoài ra, sàn của tủ giam bị lõm, ngăn cản bàn chân tiếp đất bình thường. Ở mặt trong các cửa ngăn kéo có một tấm gỗ, khi đóng lại sẽ chèn vào ngực và giữa hai chân tù nhân, khiến tù nhân không thể thay đổi tư thế.

Ở phần trên, có hai cửa sổ nhỏ ngang tầm mắt của tù nhân, nơi đặt một ngọn đèn điện rất mạnh. Ngoài sự khó chịu mà ánh đèn gây ra cho mắt, nó còn mang đến sức nóng khủng khiếp. Ngang đầu tù nhân đặt một chiếc còi điện cực mạnh chạy liên tục và phát ra âm thanh khủng khiếp. Những tù nhân bước vào tủ giam này sẽ ở bên trong ba hoặc bốn giờ. Có rất ít người có thể chịu đựng sự tra tấn này, đại đa số cuối cùng đã khai nhận hoặc thuận theo những gì những người cai ngục yêu cầu để tránh bị hủy hoại thêm.

Trong các phòng giam cũng đặt một chiếc đồng hồ, được điều chỉnh sao cho cả ngày nó không chạy quá bốn hoặc năm giờ, với mục đích gây ra sự mất định hướng cho tù nhân.

Vốn sành âm nhạc, Laurencic còn chế tạo ra một chiếc “máy đếm nhịp” có cấu tạo tương tự con lắc, tạo ra tiếng kêu lạnh gáy và đều đặn để khiến tù nhân tuyệt vọng.

Laurencic và những người cộng tác thân cận nhất của ông ta đã thiết kế một nơi xử bắn trong sân của Cheka. Tù nhân phải đi ra sân qua một lối đi nhỏ hẹp, trần thấp và tối tăm để tạo cảm giác lo sợ, bất định. Sau đó, họ bị bắt đứng cạnh ngôi mộ đào sẵn. Tù nhân đinh ninh họ sẽ bị xử bắn và chôn ở đó. Nhưng không, lính canh chỉ giả vờ bắn, những vụ hành quyết giả đã được thực hiện đối với hầu hết các tù nhân, mục tiêu là tạo ra bầu không khí hoảng loạn thường trực trong họ.

Đối với những tù nhân ngoan cố, "La Campana", hay "Cái Chuông", công trình được xây ở vị trí lăng mộ cũ của tu viện, sẽ được sử dụng. Đó là phòng giam với đường kính khoảng 4,5m và các bức tường sơn một lớp hắc ín đen tuyền. Ở chính giữa trần nhà, một chiếc đèn chiếu rất mạnh được lắp đặt, được bao phủ bởi một khung kim loại để ngăn tù nhân đập vỡ. Trần nhà này có thể điều chỉnh hạ thấp xuống được, điều đó gây nghẹt thở cho tù nhân. Laurencic đã thiết kế phòng giam này với một bức tường kép, góp phần làm tăng sự cộng hưởng của các âm thanh khó chịu mà cai ngục gây ra phía trên trần nhà. Không có thông gió dưới bất kỳ hình thức nào.

Nếu tù nhân kiệt sức sau khi bị tra tấn và không thể lấy được thông tin gì, họ sẽ được đưa đến bệnh xá để tiêm cocaine tinh chế, điều này khiến tù nhân hưng phấn trở lại và cho phép những kẻ tra tấn tiếp tục "công việc" của mình.

Các tù nhân chỉ ăn hai lần một ngày và thực đơn hàng ngày chỉ là một muôi nước canh lõng bõng chút đậu, một mẩu bánh mì đen và một cốc nước. Chế độ ăn này nhanh chóng gây ra bệnh tật cho các tù nhân và đã kết liễu cuộc sống của nhiều người trong số họ.

Bẩn thỉu, mất vệ sinh cũng là một yếu tố tàn phá tù nhân. Họ chỉ được mặc một bộ quần áo duy nhất, rất ít được tắm gội trong căn phòng đầy bụi bẩn, hàng ngày chỉ được đưa ra ngoài rất ít để đi vệ sinh. Thiếu vitamin, mụn nhọt, ghẻ lở là điều phổ biến trong tù nhân.

Ước tính đã có khoảng 10.000 người chết trong những cheka này.

Xét xử và đền tội

Alfonso Laurencic bị bắt sau khi Phe Quốc dân thắng thế và tiến vào Catalonia. Ông ta bị đưa ra xét xử vào ngày 12 tháng 6 năm 1939. Laurencic khai rằng ông ta đã bị ép buộc thiết kế cheka theo yêu cầu của chính phủ Mặt trận Bình dân, mệnh lệnh đến từ thành viên đảng cộng sản Tây Ban Nha Santiago Garcés, người đứng đầu cơ quan mật vụ Phe Cộng hòa. Nhà sử học Stanley G. Payne sau này đã nêu lên rằng Garcés - một trong những người tham gia vào vụ ám sát thủ lĩnh phe đối lập Calvo Sotelo - có thể là một đặc vụ của NKVD Liên Xô, do đó, Liên Xô có trách nhiệm trực tiếp về việc kích động chiến tranh.

Theo các công tố viên đã đưa Laurencic ra xét xử vào năm 1939, có vẻ Cheka ở Barcelona không phải là nơi duy nhất Phe Cộng hòa sử dụng nghệ thuật hiện đại, cấp tiến để tra tấn tù nhân. Một nhà tù ở Murcia, đông nam Tây Ban Nha, đã buộc các tù nhân phải xem cảnh rạch mắt người rùng rợn và khét tiếng trong bộ phim “Un Chien Andalou” mà Salvador Dalí viết kịch bản.

Sau khi tòa nghe lời chứng từ những nạn nhân sống sót, Laurencic tỏ ra không hối hận, và bao biện rằng những phòng giam ông ta thiết kế “vệ sinh hơn” nếu so sánh với những nơi khác. Ông ta nói rằng mình là “nạn nhân” và tự nhận là “gián điệp cho tướng Franco”. Tuy nhiên phía công tố nhanh chóng chứng minh không có bất kỳ ai ở Phe Quốc dân quen biết ông ta cả.

Laurencic bị xử bắn vào ngày 9 tháng 7 năm 1939.

Hệ tư tưởng nào lại đi dùng nghệ thuật tra tấn con người?

Mặc dù Himmler kinh ngạc trước cheka, nhưng ông ta lại không mặn mà ứng dụng nó. Một là nghệ thuật của các phái hiện đại, tiên phong được Đức Quốc xã coi là “nghệ thuật thoái hóa”. Hai là, vấn đề quan tâm chính của Đức Quốc xã là đấu tranh chủng tộc. Các phương pháp tra tấn của Đức Quốc xã tập trung vào mục đích moi thông tin, ngoài ra là thanh trừng, thảm sát kẻ thù một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả kinh tế. Rõ ràng họ không có nhu cầu đầu tư vào các cheka kỳ quái, nhiêu khê này.

Vậy nhưng, mô hình cheka lại rất hợp lý đối với hệ tư tưởng đằng sau chỉ đạo nó. Đó là hệ tư tưởng cộng sản, đấu tranh giai cấp, tôn giáo. “Giáo dục”, “cải tạo” vẫn luôn là những từ ngữ được nhấn mạnh của hệ tư tưởng này. Hài hước và mỉa mai thay, thứ chủ nghĩa, học thuyết, tư tưởng chết chóc nhất trong lịch sử này, lại có vẻ không coi giết người là mục đích. Tra tấn, hành hạ thân thể, bẻ gãy tinh thần, ý chí tù nhân là cần thiết, nhưng đỉnh cao tham vọng của nó là chuyển hóa con người, hay nói một cách văn vẻ là giành linh hồn con người khỏi tay Thượng Đế.

Muốn làm điều đó đương nhiên cần phải tiêu tốn thời gian, tiến hành có lớp lang nhịp điệu, đặc biệt, nếu núp dưới các công cụ khoác áo nhân văn như nghệ thuật thì càng tốt. Tất nhiên loại nghệ thuật mà nó sử dụng không thể là nghệ thuật truyền thống mang giá trị chân - thiện - mỹ được, mà phải là những thứ biến dị, ma quái.

Alfons Laurencic và cheka của ông ta chỉ là một hiện thân trong quá trình xuyên suốt của chủ nghĩa cộng sản. Ứng dụng hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, tâm lý đã được rất nhiều nhà khoa học cánh tả nghiên cứu, và được áp dụng trong gulag của Liên Xô, hay những trại cải tạo tôn giáo cực kỳ ghê rợn của cộng sản Romania những năm 1950.

Những Cheka thời hiện tại - Trại cải tạo ĐCSTQ: 108 loại tra tấn

Hiện nay, là các trại tập trung của Đảng cộng sản Trung Quốc, nơi con người ta bị tẩy não, chuyển hóa một cách có hệ thống và cực kỳ tinh vi, với sự hỗ trợ của các công nghệ tân tiến để bức hại các học viên Pháp Luân Công, các tín đồ tôn giáo khác và người Ngô Duy Nhĩ Tân Cương, trong đó các học viên Pháp Luân Công bị bức hại tàn khốc nhất.

Trại cải tạo người Uyghur ở Tân Cương, Trung Quốc. Nguồn: Wikimedia, phạm vi công cộng.

Treo gạch quanh cổ

Epoch Times Photo
Một bức tranh mô tả phương pháp tra tấn "treo gạch quanh cổ". (FalunArt.org)

Đánh roi

Epoch Times Photo
Tái hiện màn đánh roi. (Minghui.org)

Xốc điện

Epoch Times Photo
Tái hiện cảnh đánh đập một tù nhân đức tin bằng dùi cui điện trong khi anh bị xích vào khung kim loại ở tư thế "đại bàng xòe". (Minghui.org)

Lạm dụng tình dục

Epoch Times Photo
Một hình ảnh minh họa mô tả việc lạm dụng tình dục và tra tấn dã man một nữ học viên Pháp Luân Công. (Minghui.org)
Epoch Times Photo
Một hình vẽ minh họa cảnh hiếp dâm tập thể và tra tấn tình dục đối với những người có đức tin. (Minghui.org)

Bức thực

Epoch Times PhotoTái hiện cảnh bức thực. (Minghui.org)

Hít khói độc

Epoch Times Photo
Tái hiện cảnh nhét lỗ mũi bằng điếu thuốc đang cháy. (Minghui.org)
Epoch Times Photo
Tái hiện cảnh đốt hương vòng đuổi muỗi gần mặt. (Minghui.org)

Ghế hổ

Epoch Times Photo
Một bức tranh mô tả phương pháp tra tấn "ghế hổ". (Minghui.org)

Giường tử thần và kéo căng

Epoch Times Photo
Tái hiện chiếc giường tử thần. (Minghui.org)
Epoch Times Photo
Tái hiện màn tra tấn kéo căng. (Minghui.org)

Còng xuống đất

Epoch Times Photo
Hình minh họa: Bị còng xuống đất. (Minghui.org)

Đốt bằng thuốc lá hoặc vật nóng

Epoch Times Photo
Tái hiện cảnh đốt bằng tàn thuốc. (Minghui.org)

Tra tấn bằng kìm

Epoch Times Photo
Tái hiện hành vi dùng kìm kẹp cơ thể. (Minghui.org)
Epoch Times Photo
Tái hiện hành vi dùng kìm kẹp ngón tay. (Minghui.org)

Tra tấn bằng tiếng ồn

Epoch Times Photo
Tái hiện cảnh đập vào xô kim loại. (Minghui.org)

Nhân loại đã, đang phải trả giá quá nhiều vì những tội ác với xuất phát ban đầu là thử nghiệm, thí nghiệm, trào lưu nhân danh khoa học, nghệ thuật, tìm tòi, khám phá, nhân văn. Chúng ta đã bị lừa mị, và thờ ơ không hành động để ngăn chặn ngay lập tức cái ác, khi nó mới manh nha.

Hữu Đức



BÀI CHỌN LỌC

Sử dụng 'nghệ thuật hiện đại' tra tấn người và các kiểu tra tấn dã man