Sự khác biệt giữa múa cổ điển Trung Hoa và múa ba lê

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong hơn 500 năm qua, múa ba lê phương Tây được coi là mẫu mực của loại hình nghệ thuật vũ đạo cổ điển, trang nhã. Nghệ thuật múa cổ điển Trung Hoa đã thất truyền một thời gian dài, và được tái hiện lại trong những năm gần đây đã gây chấn động trong giới nghệ thuật và giới thượng lưu phương Tây. Vậy hai hình thức vũ đạo đỉnh cao này có những nét gì giống và khác nhau.

Như chúng ta đã biết, múa ba lê là môn nghệ thuật tao nhã và cổ điển, vở ba lê “Kẹp hạt dẻ” và “Hồ thiên nga” được mọi người trên thế giới yêu thích. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một nghệ thuật múa khác đang được mọi người nhìn nhận lại. Nghệ thuật vũ đạo này đã nắm giữ một hệ thống đào tạo phong phú, hoàn chỉnh, và nội hàm văn hóa lâu đời, rộng lớn, chính là một kho tàng văn hóa đã bị chôn vùi từ lâu. Ngay khi bước ra sân khấu, loại hình vũ đạo này đã thu hút sự chú ý của những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới, đó chính là nghệ thuật múa cổ điển Trung Hoa.

Múa cổ điển Trung Hoa chú trọng đến "thân vận", "thân pháp" và "kỹ năng", có sức biểu cảm phong phú. Trải qua năm nghìn năm tinh luyện, đã phát triển thành một trong những hệ thống múa hoàn chỉnh bậc nhất trên thế giới.

Trong những năm gần đây, hầu hết các điệu múa do các đoàn biểu diễn múa của Trung Quốc biểu diễn không phải là múa cổ điển thuần túy Trung Hoa, mà đã trộn lẫn múa ba lê, múa hiện đại, và nhạc jazz, cùng hiệu ứng âm thanh và ánh sáng cường điệu, khiến khán giả không cảm thấy được sự tao nhã và yên bình trong nền nghệ thuật múa.

Năm 2006, Đoàn Nghệ thuật Thần Vận được thành lập tại New York với mục đích phục hưng văn hóa truyền thống, trong đó có múa cổ điển Trung Hoa. Trong vòng chưa đầy mười năm, Đoàn Nghệ thuật Thần Vận đã đạt được thành công rực rỡ. Khán giả đã có nhận thức hoàn toàn mới, và cảm nhận được sự sâu sắc nền nghệ thuật truyền thống Trung Hoa.

Vậy sự khác biệt giữa điệu múa phương Đông và múa ba lê phương Tây là gì? Tại sao, chúng cùng trải qua khổ luyện, lại cùng có một vẻ đẹp thanh tao nhưng lại mang đến cho người ta một cảm giác nghệ thuật hoàn toàn khác nhau? Chúng tôi sẽ tóm tắt giới thiệu với các bạn. Và đương nhiên, để thực sự hiểu được sự khác biệt, bạn cần phải tận mắt trải nghiệm một buổi biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa.

Hình tượng Vua mặt trời Louis XIV thế kỷ 17 trong vở ballet La nuit. (phạm vi công cộng)
Hình tượng Vua mặt trời Louis XIV thế kỷ 17 trong vở ballet La nuit. (phạm vi công cộng)

Nguồn gốc lịch sử

Lịch sử của múa ba lê bắt nguồn từ thời Phục hưng Ý vào thế kỷ 15. Một trăm năm sau, nghệ thuật ba lê bước vào thời kỳ hoàng kim vào thời kỳ của Vua Mặt trời của Pháp Louis XIV. Đích thân Louis XIV đã thiết lập một hệ thống hoàn chỉnh cho ba lê, với nhiều yêu cầu cơ bản, cùng nhiều quy chuẩn vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay.

Múa cổ điển Trung Hoa dựa trên nền văn minh năm nghìn năm của Trung Quốc. Trong các ghi chép lịch sử, múa cổ điển Trung Hoa đã tồn tại ở các điệu múa cung đình, múa dân gian, hí kịch, nhào lộn và võ thuật. Trải qua sự tôi luyện văn hóa qua các triều đại, được truyền từ đời này sang đời khác và không ngừng được bồi đắp, nâng cao, hình thành nên điệu múa cổ điển Trung Hoa ngày nay.

Yếu lĩnh cốt lõi

Múa cổ điển Trung Hoa là nghệ thuật múa dùng ý dẫn hình. Điều tuyệt vời ở đây là ‘thân vận’ có liên quan chặt chẽ đến cảm xúc, tâm lý, đặc điểm tính cách nội tại, sự thay đổi cảm xúc và văn hóa tu dưỡng của người vũ công.

Hình ảnh vũ công chính của Shen Yun Lý Bác Kiện. (Cung cấp bởi Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)
Hình ảnh vũ công chính của Shen Yun Lý Bác Kiện. (Cung cấp bởi Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Múa ba lê phương Tây và múa cổ điển Trung Hoa đều có một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh. Ngoài mục đích nâng cao thể chất cho các vũ công, trọng tâm cùng yếu lĩnh cốt lõi của múa ba lê và múa cổ điển Trung Hoa rất khác nhau.

Múa ba lê tập trung nhiều hơn vào việc rèn luyện cơ bắp của đôi chân và quy phạm tiêu chuẩn yêu cầu rất cao. Còn về múa cổ điển Trung Hoa chú trọng đến sự kết hợp của "thân vận", "thân pháp", "kỹ năng" và "biểu diễn", nó đòi hỏi người diễn viên không chỉ đạt được những động tác chuẩn và kỹ năng cao siêu trong khi múa mà còn phải có vân vị nội tại.

"Thân vận" là một hình thức biểu đạt độc đáo chỉ có trong múa cổ điển Trung Hoa, không có trong múa ba lê. "Thân vận" chuyên về "hình dáng, thần thái, sức mạnh và nhịp điệu"; “muốn sang trái thì trước tiên sang phải, muốn nhảy lên thì trước tiên hạ xuống”, và động tác theo đường hình tròn. Cách xử lý nhịp điệu thể hiện nội tâm nhân vật, giàu cảm xúc và khí chất riêng của người phương Đông. Ví dụ, phụ nữ tinh tế và mềm mại, đàn ông điềm tĩnh và mạnh mẽ, v.v.

Điều tuyệt vời của "thân vận" là kết nối chặt chẽ với cảm xúc và tâm lý nội tại của vũ công. Những đặc điểm tính cách của diễn viên, những thay đổi cảm xúc và văn hoá tu dưỡng được bộc lộ đầy đủ ở ‘thân vận’ của vũ công.

Trên thực tế, “thân vận” của múa cổ điển Trung Hoa là hình thể mang nội hàm văn hóa sâu sắc, vẻ đẹp nội tâm và tính dân tộc. Sự quyến rũ trong các chuyển động được hòa vào máu và tế bào của người Trung Quốc năm nghìn năm văn hoá. Văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa bán Thần, một nền văn hóa Thiên - nhân hợp nhất. Đây là điều không hề đơn giản. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về di sản văn hóa của múa cổ điển Trung Hoa.

Rèn luyện tố chất thân thể

Cả vũ công múa ba lê và múa cổ điển Trung Hoa đều phải trải qua quá trình tập luyện nghiêm ngặt, để cơ thể dẻo dai và cơ bắp rắn chắc, nên thân hình của họ rất mảnh mai. Mặc dù, các vũ công có thể hình tương tự nhau, nhưng hai vũ công được đào tạo theo những cách rất khác nhau.

Trong các bài tập luyện kỹ năng cơ bản, múa ba lê yêu cầu tư thế chân thẳng, đầu gối hướng thẳng, và cơ chân được luyện theo cách này đặc biệt ít được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Múa cổ điển Trung Hoa sử dụng cơ bắp tự nhiên và luyện tập các cơ thường được sử dụng trong các môn thể thao hàng ngày. Chẳng hạn như đi bộ, chạy và chơi bóng rổ. Cơ bắp càng tự nhiên thì cơ năng càng mạnh mẽ, không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng cho việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản. Cho phép các diễn viên hoàn thành các kỹ năng khó trong khiêu vũ cổ điển một cách an toàn hơn.

Kỹ năng

Các vũ công Shen Yun Trần Siêu Huệ, Trần Hậu Nhiệm và Lý Bác Kiến biểu diễn các kỹ năng múa cổ điển Trung Hoa tại Cuộc thi Múa Trung Quốc do Đài truyền hình Tân Đường Nhân tổ chức. (Cung cấp bởi Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Kỹ năng múa ba lê bao gồm xoay, nhảy, nâng, v.v. Các kỹ năng trong múa cổ điển Trung Hoa rất sâu rộng, chủ yếu chia ra có nhảy, xoay, lật và kiểm soát.

Trong múa ba lê, động tác xoay thân trên tương đối đơn giản, thường là tư thế thẳng đứng với thân dưới. Tuy nhiên, múa cổ điển Trung Hoa có các hình thức xoay rất phong phú, xoay thân trên kết hợp với vặn mình, nghiêng người, nâng người và các động tác khác để tạo nên sự đa dạng. Các tư thế múa xoay đẹp mắt, còn có thể kiểm soát được ở mức độ lớn. Ở các tư thế vũ đạo, chẳng hạn như Tử kim quan, các chuyển xoay trên các động tác khác. Động tác xoay của múa cổ điển tập trung nằm ở trọng tâm và sự cân bằng, rất khó nắm bắt và độ khó khá cao.

Động tác lật người trong múa cổ điển không có trong múa ba lê. Cơ thể xoay ở trạng thái nghiêng theo chiều ngang nghiêng, các động tác luôn trải qua các hình dạng vặn, ngửa, cúi và nâng một bên. Khi các diễn viên trong trang phục truyền thống với áo choàng rộng, tay dài thực hiện các động tác xoay người liên tục, trên sân khấu như những bông hoa lộng lẫy khoe sắc, tạo cho người xem một hiệu ứng thị giác lạ thường.

Trong những thập kỷ gần đây, giới thể dục dụng cụ Trung Quốc đã mượn những kỹ năng khó trong khiêu vũ cổ điển Trung Hoa, và đưa chúng vào Thế vận hội Olympic, nên trên thế giới thường tin chúng có nguồn gốc từ thể dục dụng cụ, hay nhào lộn, thực ra chúng đều xuất phát từ điệu múa cổ điển Trung Hoa đã có tuổi đời hàng nghìn năm.

Khổ công luyện chân

Trên sân khấu, sự khác biệt giữa múa ba lê và khiêu vũ cổ điển, nhìn một cái liền thấy ngay, đó là hình dáng bàn chân của người vũ công. Nữ vũ công ba lê thường đi đứng trên đầu ngón chân, chân ở trạng thái duỗi thẳng. Các nữ diễn viên múa cổ điển thường sử dụng bước đi "vòng tròn". Khi bắt đầu bước "vòng tròn", gót chân đầu tiên chạm đất, sau đó đi qua lòng bàn chân và cả bàn chân, hình dạng bàn chân hơi móc lên như một chiếc thuyền. Chân hơi co và không cương cứng, giúp bước đi nhanh chóng dễ dàng hơn. Khi tập luyện, bước "vòng tròn" thường là khoảng cách từ gót chân đến mũi chân. Vì vậy, trên sân khấu, bước chân của các diễn viên được cất lên, như một người phụ nữ cổ trang thanh tú “bước nhẹ nhàng theo những đoá sen”. Các bước "vòng tròn" uyển chuyển và nhất quán, khiến người nhảy trông như đang lơ lửng giữa những đám mây.

Ngoài các bước của vòng tròn, còn có các hình dạng khác như móc, duỗi và nâng dưới bàn chân của người vũ công. Giống như các hình dạng bàn tay khác nhau, chúng như thể truyền đạt một vốn từ vựng vũ đạo phong phú.

Liên quan đến võ thuật

Múa cổ điển Trung Hoa và võ thuật
Múa cổ điển Trung Hoa và võ thuật

Nhiều kỹ năng và động tác trong múa cổ điển Trung Hoa cũng rất giống võ thuật. Vào thời cổ đại, khiêu vũ được chia thành "văn vũ" và "võ vũ": việc sử dụng vũ điệu như một hình thức văn học được sử dụng cho các điệu múa cung đình ở các nghi lễ và yến tiệc khác nhau; Sử dụng vũ trong võ thuật là võ thuật được sử dụng trong trận chiến. Vào thời nhà Đường, điệu múa "Tần Vương phá trận nhạc" là một điển hình của vũ đạo võ thuật, vào thời đó, đây là điệu múa dàn trận quy mô lớn rất nổi tiếng, danh tiếng lan đến Nhật Bản và Tây Á, trong đó có nhiều động tác là các động tác võ thuật.

Vũ đạo và võ thuật có nhiều động tác cơ thể giống nhau. Chẳng hạn như động tác "lộn ngược" trong vũ đạo, cũng là trong võ thuật dùng để tránh mũi thương đang lao tới của kẻ thù. Động tác "quét chân" trong vũ đạo, cũng là trong võ thuật dùng để tấn công tầm thấp của nhiều kẻ thù. Chẳng hạn động tác “én đá” trong vũ đạo, cũng là trong võ thuật dùng để tấn công vào mặt kẻ thù trong khi đồng thời ngửa người tránh đòn tấn công của kẻ thù. Những động tác này, tương tự như võ thuật, được lồng ghép vào nhịp điệu cơ thể và biểu diễn trong vũ đạo cổ điển, tập trung vào việc thể hiện quá trình và vẻ đẹp của chuyển động cơ thể, nhẹ nhàng, chậm rãi và dài.

Động tác “én đá” trong múa cổ điển. (Cung cấp bởi Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)
Động tác “én đá” trong múa cổ điển. (Cung cấp bởi Đoàn Nghệ thuật Thần Vận)

Võ thuật và vũ đạo đều có nguồn gốc giống nhau, một môn võ (vũ) được sử dụng cho hai mục đích, cách phát âm giống nhau và cách viết khác nhau, một âm một dương, một văn và một võ. Điều này cũng phản ánh đặc điểm nền văn hóa Trung Hoa. Nó cho thấy rằng, nhiều chuyển động và kỹ thuật của múa cổ điển Trung Hoa đã được truyền lại hàng nghìn năm mà không thay đổi. Chúng trở nên rực rỡ trên sân khấu nghệ thuật thế giới ngày nay.

Di sản văn hóa

Sự khác biệt cơ bản giữa múa ba lê phương Tây và múa cổ điển phương Đông của Trung Quốc phụ thuộc vào sự khác biệt văn hóa giữa hai loại hình này.

Múa ba lê đã từng phổ biến trong thời kỳ Phục hưng Ý và tầng lớp quý tộc cung đình dưới thời vua Louis XIV của Pháp. Đây là một môn nghệ thuật tao nhã và khắt khe. Điệu múa của tương đối ổn định và đều đặn, các bước nhảy "mở, căng, thẳng, đứng". Trong hình dạng của chuyển động, các đường thẳng và góc nghiêm ngặt được sử dụng làm khuôn khổ cơ bản. Đồng thời nhấn mạnh cảm giác cân đối và đối xứng của các chi, thể hiện khí chất thanh lịch và cao quý của quý tộc, sự hướng ngoại và độc lập tính cách của người phương Tây.

Múa cổ điển Trung Hoa thực sự là một phần của nền văn hóa Thần truyền 5000 năm. Nó không chỉ có sự lộng lẫy của các điệu múa cung đình, và sự phong phú của các điệu múa dân gian, nó còn chứa đựng những nét đặc sắc văn hóa của các triều đại, và nội hàm sâu sắc được hun đúc bởi các tín ngưỡng của Nho gia, Phật gia và Đạo gia xuyên suốt. Mô hình chuyển động của múa cổ điển thường lấy "vòng tròn" làm đơn vị cơ bản. "Vòng tròn" có thể phản ánh quan niệm “Thiên - nhân hợp nhất” trong tư tưởng Đạo giáo, sự "viên dung" trong tư tưởng Phật gia, và quan niệm "trung dung" trong Nho giáo. “Đường tròn” được dùng làm đường nối giữa các động tác, có thể khiến các động tác thể hiện sự nhuần nhuyễn, mạch lạc như mây trôi, nước chảy. Đặc điểm về lực và nhịp của múa cổ điển Trung Quốc là: "Muốn sang trái thì trước tiên sang phải", "Muốn tiến lên thì trước tiên lùi", "Muốn lên thì trước tiên xuống", “Muốn đi xuống thì trước tiên đi lên”. Quá trình phát triển cũng diễn ra theo quy luật của văn hóa Trung Hoa là vạn sự vạn vật tương sinh tương khắc, sinh sôi sống động không ngừng nghỉ.

Văn hóa phương Tây quan tâm nhiều hơn đến độ chính xác của ngoại hình và kỹ thuật, trong khi văn hóa Trung Quốc chú ý nhiều hơn đến "Thần". Trong nhịp điệu cơ thể (thân vận) của khiêu vũ cổ điển, cần có sự phối hợp sử dụng của "cơ thể, mắt, tay, phương pháp và bước đi"; còn các hình thức "xoắn, nghiêng, tròn và cong" trong các động tác khiêu vũ là để thể hiện sự tinh tế chính xác hơn. Những thay đổi cảm xúc, nội hàm và vẻ đẹp bên trong của một người phụ nữ, ví dụ, trong một động tác uốn mình của một người phụ nữ, nó có thể phản ánh những tâm thái khác nhau như sự kín đáo, dè dặt, không nỡ lòng, v.v. Lấy thần thái để chế ngự hình dáng, có đủ thần thái và hình dáng, đó là những đặc điểm chính của múa cổ điển Trung Hoa, và đó cũng là một trong những lý do tạo nên tính biểu cảm phong phú.

Văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa gần gũi với Thần. Ở Trung Quốc cổ đại, các ngành các nghề đều có thể được gọi là "Đạo", và học một kỹ năng có thể được gọi là "tu luyện". Nó chú ý đến việc tu dưỡng hai mặt đạo đức và kỹ năng, và tin rằng lĩnh vực đạo đức của một cá nhân là yếu tố quyết định. Vẻ đẹp mà các vũ công bộc lộ một cách tự nhiên khi tự luyện tập là phù hợp với thẩm mỹ chung. Vừa học văn hóa truyền thống, vừa nâng cao tâm tính, chuẩn mực đạo đức, các vũ công múa cổ điển còn chăm chỉ rèn luyện kỹ năng múa, giúp các vũ công thăng hoa cả thể xác lẫn tinh thần. Điều này rất khác với các môn thể thao thông thường và khiêu vũ thông thường.

Kho tàng văn hóa chung của thế giới

Nghệ thuật múa là ngôn ngữ mà mọi dân tộc trên thế giới đều có thể hiểu được. Nghệ thuật chính thống sẽ khơi dậy sự theo đuổi cái đẹp và lòng nhân ái của mọi người. Đồng thời, mang lại ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến văn hóa nhân loại. Nghệ thuật múa ba lê đã khẳng định điều này. Đối với múa cổ điển Trung Hoa tinh tế và giàu bản sắc, nó sẽ mở ra một chương mới trong nghệ thuật nhân loại, và trở thành kho tàng văn hoá chung của các dân tộc trên thế giới.

Đọc hàng nghìn cuốn sách không bằng việc tự mình trải nghiệm. Chúng tôi xin chân thành mời các bạn đến xem buổi biểu diễn của Thần Vận (Shen Yun) để trải nghiệm một lần múa cổ điển Trung Hoa.

Thuần Chân
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Sự khác biệt giữa múa cổ điển Trung Hoa và múa ba lê