Đừng tuỳ tiện chỉ dẫn người khác, biết đâu chính mình là ếch ngồi trong giếng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mục đích của việc học là để làm giàu cho bản thân, nhưng trong cuộc sống luôn có những người có thói quen áp dụng tâm lý của người từng trải đi thuyết giáo, chỉ điểm người khác. Tự cho rằng mình đang giúp đỡ người khác, điều đó không chỉ khiến người khác khó chịu mà còn mang tới rắc rối cho bản thân.

Trong cuộc sống lâu dài, sự tỉnh táo lớn nhất của một người chính là không nên tùy tiện chỉ dẫn người khác.

1. Kinh nghiệm của bạn, bạn có thể tự cho là đúng

Mạnh Tử nói: "Nhân chi hoạn, tại hảo nhân vi sư". Nghĩa là tật xấu của con người là thích làm thầy người khác.

Trong cuộc sống, có nhiều người luôn cho rằng mình đã trải qua rất nhiều việc trên đời, có kinh nghiệm sống phong phú, nên thường thích đem kinh nghiệm của mình ra để dạy bảo người khác.

Có một chàng trai trẻ ở nước Lỗ rất thông minh và muốn sống tốt nên đã ra ngoài kiếm sống. Vài năm sau, bằng chính nỗ lực của mình, chàng thanh niên làm ăn phát đạt, kiếm được nhiều tiền và trở về quê hương.

Người hàng xóm của chàng thanh niên, tuy cuộc sống khó khăn nhưng vẫn khỏe mạnh và có một gia đình hạnh phúc.

Ảnh Pexels.

Chàng thanh niên thấy hàng xóm nghèo khó, mỗi lần gặp hàng xóm lại trách anh không có chí tiến thủ. Nhiều lần khuyên anh hàng xóm ra ngoài lập thân lập nghiệp. Anh hàng xóm nghe lời, ra ngoài hồi lâu mà không có tin tức gì.

Sau đó, chàng trai trẻ vào thành phố tìm anh hàng xóm thì mới biết, người hàng xóm vì quá căng thẳng với công việc, không kiếm được tiền, mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời.

Mạnh Tử nói: “Người ta nói dễ nghe, không cần trách tai”.

Lý do tại sao mọi người luôn thích đưa ra lời khuyên cho người khác, là vì họ có thể tận hưởng những lợi thế của việc làm giáo viên, mà không phải chịu trách nhiệm về những gì mình nói.

Cuộc sống của mỗi người là khác nhau, việc bạn làm dễ dàng có thể lại khó khăn với người khác.

Nó giống như một bộ quần áo đẹp và sang trọng, nhưng dù đẹp thế nào thì có thể phù hợp với người này mà người khác mặc lại không đẹp, không toát lên được vẻ sang trọng của bộ quần áo đó.

Không nên ép người khác phải thuận theo ý kiến ​​của mình, đó không phải là sự giúp đỡ mà là sự gò ép.

Những người trí tuệ là biết sử dụng kinh nghiệm của người khác, để đúc thành kinh nghiệm của mình.

2. Nhận thức của bạn chỉ là góc nhìn của cá nhân, giống như “con ếch ngồi trong giếng nhìn bầu trời”

Một câu chuyện được chia sẻ trên mạng Internet như sau:

Có một đôi vợ chồng trẻ mới sinh con, mời họ hàng bạn bè đến nhà ăn tối để chia sẻ niềm vui và trò chuyện chuyện gia đình. Một người bạn nhìn thẳng vào bà chủ nhà, trước mặt mọi người và nói:

“Mẹ chồng và con dâu ở cùng nhau à? Mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu là khó khăn nhất trên đời. Một năm, tôi mới gặp mẹ chồng hai lần, chứ như gia đình bạn mỗi ngày đều sống chung dưới một mái nhà, chẳng phải sẽ gây ra loạn lớn sao? Bạn phải chịu đựng rất nhiều oan ức. Mau dọn ra ngoài sống đi!"

Ảnh Pexels.

Nhưng cô đâu biết, trong thời gian mẹ chồng chuyển đến sống cùng giúp đỡ bạn mình rất nhiều việc như: cô bạn có thể quay lại làm việc và có một bữa tối nóng hổi khi đi làm về. Thậm chí, mẹ chồng còn giúp cô tiết kiệm thời gian làm việc nhà để cô có sức chăm con.

Mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu, không hề khó khăn như người bạn đó nói mà thay vào đó họ rất hòa hợp, thân thiết.

Trong "Hoài Nam Tử" có một câu nói: “Chí thị chi thị đơn giản, chí phi chi phi vô thị”. (Đúng thì không có gì sai, còn sai thì không có gì).

Thực ra, nhiều việc không có đúng sai, chỉ là nó vượt quá phạm vi lý giải của ai đó. Có thể lối sống mà một số người lựa chọn là không tốt, nhưng đó cũng là cuộc sống mà bạn chưa từng trải qua.

Nhận thức của con người càng thấp thì càng khó kiểm soát những thứ không giống mình và hoàn toàn không biết mình ngồi đáy giếng nhìn trời.

Khi thực sự không dùng nhận thức và tiêu chuẩn đúng sai của mình để đo lường thế giới khách quan, bạn sẽ cho phép mình đứng ở một chiều không gian cao hơn và có một cuộc sống cởi mở hơn.

3. Quan điểm của bạn có thể mù quáng

Thời nhà Tống, có một người nông dân tìm được một cây sào tre dài trong rừng và muốn mang nó về dùng để đập trái cây, khi chuẩn bị vào thành thì không thể mang cây sào qua cổng thành.

Đầu tiên, người nông dân cầm gậy tre theo chiều dọc, nhưng chiều dài cao hơn cổng thành; dừng một chút, người nông dân cầm gậy tre theo chiều ngang, cổng thành lại không đủ rộng.

Đang lúc sốt ruột, có một người thợ mộc có kinh nghiệm cầm cưa trên tay đến, thấy tình huống này, liền nghĩ ra chủ ý nói: “Sao anh không chặt gậy tre làm đôi rồi mang vào thành”.

Ảnh Pixabay/Pexels

Người nông dân nghe xong cảm thấy rất có lý nên làm theo, cưa đôi gậy tre thành hai khúc, vui vẻ đi vào thành. Tuy nhiên, gậy tre cắt đôi thành hai khúc ngắn quá nên không dùng được nữa.

Thợ mộc nhiều năm cưa gỗ, góc độ suy nghĩ vấn đề cũng chỉ trong một chữ "cưa".

Chu Dịch Hữu nói: "Nhân giả kiến chi vị nhân, trí giả kiến chi vị trí”, (Người nhân cho là nhân, người trí cho là trí).

Tuy rằng chúng ta ở cùng một thế giới, nhưng góc nhìn thế giới lại khác nhau.

Một trận tuyết lớn, đối với người bán than mà nói, có thể là cơ hội phát triển nghề nghiệp. Nhưng đối với những người ăn xin ven đường, đó lại là sự khổ cực vất vả liên quan đến sống chết.

Hầu hết những tổn hại trên thế giới này đều không phải do cố ý, đôi khi những lời nói tử tế có thể trở thành ý kiến ​​và ác ý.

Không biết toàn cảnh, không nên đưa ra bình luận, tôn trọng người khác nhiều hơn một chút, cũng vì mình giữ một phần thiện lương. Hãy nhớ: “Khi bạn chỉ ngón trỏ vào người khác, đừng quên rằng ngón còn lại đang chỉ vào bạn”.

Uông Tăng Kỳ có một đoạn kiến giải về ẩm thực: "Đừng nghĩ rằng nếu bạn không ăn thứ gì đó, thì ai đó cũng có lý do để làm như vậy".

Điều này đúng đối với việc ăn uống và cũng đúng đối với việc làm người.

Hoa cũng khác, người cũng khác, mỗi người đều có con đường riêng của mình. Không nên dùng các quy tắc của mình để hạn chế cuộc sống của người khác.

Trong suốt quãng đời còn lại, hy vọng tất cả chúng ta đều có thể suy ngẫm về bản thân, không can thiệp quá nhiều, không đưa ra những chỉ dẫn tùy tiện; sống với lòng bao dung, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được sự giàu có về tinh thần và vĩ đại về nhân cách.

Theo Vương Hào - Aboluowang - Nguồn: Sanliao DatongshuXin
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đừng tuỳ tiện chỉ dẫn người khác, biết đâu chính mình là ếch ngồi trong giếng