Thuật chiết tự kỳ lạ: Xem chữ đoán đúng kết quả thi cử

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Chiết tự" có thể đoán ra cát hung họa phúc, loại phương thuật này có từ cổ đại - thời kỳ Nam Bắc triều ở Trung Quốc, hơn nữa có không ít người đọc sách có năng lực này. Chỗ vi diệu của ‘Chiết tự’ là: ‘Nhậm cử nhất tự, xúc cơ phụ hội’ nghĩa là lấy một chữ bất kỳ, thông qua tính đặc hữu: hình, âm, nghĩa của văn tự, nội hàm văn hóa, thêm vào linh cơ dự cảm lúc đó để phân tích giải thích. Việc lớn có thể nói ra vận mệnh phúc họa của một người, việc nhỏ biết kết quả được mất, không ít người nhờ ‘Xem chữ’ mà được chỉ điểm những điều huyền diệu.

‘Sách tự’ cũng được gọi là ‘Trắc tự’, ‘Phá tự’, ‘Tướng tự’, thời Nam Bắc triều trong “Nhan Thị gia huấn” có đề cập đến danh từ ‘Phá tự kinh’. Là nét đặc sắc văn hóa của chữ Hán, thường dùng trong trò chơi Đăng mê (Câu đố viết vào giấy treo lên lồng đèn, để mọi người cùng giải đố, một trò chơi thanh nhã trong những dịp lễ thời xưa), đó cũng là một phương pháp dự đoán dùng để chiêm bốc. Từ Kha trong “Thanh bại loại sao” nói: “ ‘Sách’ có ý phân tích. ‘Trắc’ có ý suy đoán, là một loại chiêm bói.”

Sau đây là dẫn chứng về dùng ‘xem chữ’ biết kết quả thi cử.

Xem chữ ‘Nguy’ ra kết quả

Năm Kỷ Hợi thời Càn Long, tú tài Hồ Nguyên Âm tham dự kỳ thi hương ở Giang Nam. Đề thi năm đó là: ‘Nguy nguy hồ duy thiên vi đại’(ý tứ là: Cao rộng nguy nga, chỉ có Trời là lớn) (xem phần chú thích)

Hồ Nguyên Âm muốn biết tin sớm, nên tới chỗ bảng nêu danh ngóng chờ.

Có một vị tên Uông Quân, thấy anh có vẻ nóng ruột, nên có ý đùa vui giảm căng thẳng, ông nói: ‘Tôi xem một chữ cho cậu, được chăng?’

Tức là thông qua phân tích một chữ mà dự đoán. Hồ Nguyên Âm liền nói ra chữ ‘Nguy’ (巍) trong đề thi.

Uông Quân vừa nghe thấy chữ ‘Nguy’ thì trầm tư hồi lâu, ngón tay vẽ tới vẽ lui, cuối cùng nói: ‘Ra rồi! chữ Nguy- trên đầu có chữ Sơn-山, là nửa của chữ Xuất-, nghĩa là bán xuất, bên trái là chữ Ủy - có chữ Hòa - nhưng không có chữ Nãi - là nửa của chữ Tú - ; hữu nữ vô tử là nửa của chữ Hảo - . Thêm nữa bên phải phía dưới của chữ Nguy - là chữ Quỷ -, hữu Quỷ - vô Đấu - bất thành Khôi -. Kết quả sẽ trúng phó bảng, không nghi ngờ gì hết.’

Ba ngày sau công bố, quả nhiên Hồ Nguyên Âm đỗ phó bảng, đứng thứ 5 trong bảng.

Một chữ Nguy - đối ứng chính xác với kết quả, hiển lộ sự vi diệu của dự đoán. Vậy thi đậu bảng vàng đứng thứ bao nhiêu thì có thể thông qua xem chữ mà biết được không? Chúng ta cùng xem dẫn chứng khác.

Xem chữ ‘Tấu’ biết đỗ cao

Triệu Giới Sơn và Soái Tiên Chu là bạn tâm giao, cùng lên kinh đô chuẩn bị thi cử, trọ cùng một chỗ. Hai người có kết quả thi khá tốt nên tiếp tục lên kinh đô dự thi đình trước một ngày, một người bạn tên là Tưởng Đan Lâm đi tiễn hai người. Triệu Giới Sơn bỗng nhiên có hứng, muốn ‘xem chữ’ để đoán kết quả thi lần này, liền lấy chữ Tấu - nhờ Tưởng Đan Lâm xem cho.

Tưởng Đan Lâm nói: ‘Nhìn chữ Tấu- thấy hai người ở trong ba người, anh và anh Soái đều có hy vọng đỗ đầu bảng.’

Tới lúc xướng danh, quả nhiên hai vị ấy đỗ Giáp bảng, chiếm hai vị trí cao nhất trong ba danh hiệu: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.

Xem chữ Đạo biết kết quả

Nóng lòng chờ kết quả, người đứng chật ngóng trông. Một phần tranh “Quan bảng đồ” ( xem kết quả thi) của Cừu Anh đời Minh. (Miền công cộng)

Kỳ thi hội năm Canh Tuất thời Càn Long (1790), là kỳ thi Hội cực lớn, lấy tới 102 vị tiến sĩ. Trong đó Giang Nam đỗ 30 vị, An Huy 10 vị. Đỗ đầu năm ấy là Chu Văn Hàn người huyện Thiệp tỉnh An Huy. Hồ Tiên Thanh người An Huy đỗ thứ 39.

Khi bảng danh sách thi đỗ còn chưa biết, các sĩ tử An Huy tụ tập tại nhà Trạch Công Thụ để chờ tin tức. Trạch Công đưa ra chữ Đạo - cho các sĩ tử An Huy đoán chơi, ông hỏi mọi người: ‘Người An Huy có bao nhiêu vị đỗ tiến sĩ?’

Hồ Tiên Thanh đáp một cách chắc chắn: ‘Lần này An Huy trúng 10 vị tiến sĩ, một vị đỗ đầu bảng, tôi cũng có tên trong bảng vàng đó.’

Các đồng hương vặn hỏi sao ông biết?

Hồ Tiên Thanh nói: ‘Chữ Đạo - có khuôn hình của chữ Tiến -. Thêm vào chữ Thủ -, có thể giải thích là đứng đầu tiến sĩ, chẳng phải đỗ hội nguyên sao?

Hãy xem chữ Thủ -, hai chấm trên đầu là chữ Bát -, ở giữa là chữ Nhất - , dưới là chữ Tự - mang ý nghĩa tự thân một người, hợp ba chữ lại chẳng phải là 10 vị đó sao?’

Nhưng Hồ Tiên Thanh làm thế nào mà nhìn ra được tên mình trên bảng vàng? Ông thấy chữ Tự - trong chữ Đạo - , thấy tự mình cũng có tên ở đó. Hôm sau niêm yết bảng, kết quả đúng như Hồ Tiên Thanh đã nói!

‘Chiết tự’ dự đoán, tùy cơ ứng biến, ‘Nhậm nhất tự, xúc cơ phụ hội’ (lấy một chữ bất kỳ, tùy cơ thể hội). Thời không bất kỳ của ‘Chiết tự’ là đồng nhất với cách thức thời không của Vũ Trụ, chứa đựng sự giao hội của các tín tức Thiên-Địa-Nhân, cho nên người khác nhau xem cùng một chữ sẽ có thể dự đoán ra kết quả khác nhau(do sự khác biệt về linh cơ, tầng thứ). Thực ra, kết quả đã có ngay từ lúc xem chữ, chỉ là thông qua việc phân tích chữ mà nói ra, về cơ lý cũng giống như xem toán mệnh vậy.

So sánh với Toán mệnh, thì chiết tự xem vận thế, sự kiện cá biệt, nhưng linh cơ trong đó rất mạnh mẽ. Có người linh cảm được sự huyền vi trong đó, còn có người lại có thể thấy được cả vận mệnh an bài trong ‘Chiết tự’.

Chú thích: Nội dung của ba đoạn lời, Khổng Tử viết: ‘

Nguy nguy hồ! duy Thiên vi đại, duy nghiêu tắc chi. Đãng đãng hồ! dân vô năng danh yên. Nguy nguy hồ! kỳ hữu thành công dã; Hoán hồ, kỳ hữu văn chương!’ "Luận Ngữ -Thái Bá thứ 19".

Y tứ là: Khổng Tử nói: ‘Nghiêu làm vua, vĩ đại cao vời, có thể so với Trời! ân đức hạo đãng, dân chúng khó hình dung! Nghiêu Đế kiến lập điển chương chế độ, thành tựu sáng soi!’

Nguồn tư liệu: "Thanh bại loại sao" của Từ Kha

Hoài Nhẫn Nhẫn - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Thuật chiết tự kỳ lạ: Xem chữ đoán đúng kết quả thi cử