Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao (Phần 10): Giải mật - Xử tội sau Thu và Tây Tạng Ma nữ phong thủy trận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chúng tôi sẽ dần dần giải mã cho mọi người về Thái Cực, Bát Quái và Chu Dịch trong những chương sau. Những thứ mà chúng ta đang nói trong loạt bài này là những điều mà mọi người chưa từng nghe qua, trong sách vở không có, không học được trong bất kỳ thư tịch nào, bởi đây không phải là tri thức của nhân loại.

Xem lại "Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao (Phần 9): Giếng Tỏa Long, suối Nguyệt Nha, Doanh Khẩu Đọa Long - Tiết lộ sự kiện thần bí"

Chương trước chúng ta đã luận giải Phù Tang Thần Thụ, nói Phù Tang Thần Thụ là một thể hệ mạch lạc cự đại triển hiện ở không gian khác trong hình tượng Thần Thụ, là thể hệ mạch lạc liên kết Ngân Hà hệ và Thái Dương hệ, rót năng lượng vào Thái Dương hệ. Khoa học hiện đại cho là năng lượng của Thái Dương là do những phản ứng nhiệt hạch liên tục bên trong nó sinh ra, đây chỉ là một dạng phỏng đoán và suy luận mà thôi, tình huống chân thực, không ai có cách gì nghiệm chứng được.

Kỳ thực, không chỉ ở Trung Quốc có truyền thuyết Phù Tang Thần Thụ, trên thế giới các quốc gia, các dân tộc, đều có truyền thuyết liên quan đến Thần Thụ (Cây Thần). Ví dụ Thần thoại Bắc Âu có một cây Thần, gọi là Cây Thần Thế Giới (Tiếng Bắc Âu cổ là: Yggdrasil), cũng gọi là “Cây Vũ Trụ”, hoặc “Càn Khôn Thụ”. Nói Thần Thụ này cấu thành nên toàn bộ thế giới, thế giới nhân loại, thế giới tinh linh, cõi âm cùng 9 thế giới thời không khác nhau, đều từ Thần Thụ sinh thành. Thần Thụ có ba rễ, riêng rẽ cắm sâu trong thời không của Suối Thần Tam Nhãn, có một con Rồng độc không ngừng gặm rễ của Thần Thụ, khi rễ cây bị cắn đứt, “Hoàng hôn chúng Thần” sẽ giáng lâm, toàn thế giới sẽ đối mặt với hủy diệt và tái tạo.

“Hoàng hôn chúng Thần” sẽ giáng lâm, toàn thế giới sẽ đối mặt với hủy diệt và tái tạo. (Ảnh: Pixabay)

Cây Thế Giới trong Thần thoại Bắc Âu, có thể là chỉ Cây Sinh Mệnh trong tam giới chúng ta, cũng là mạch lạc thể hệ trong thời không tam giới, thể hệ tuần hoàn năng lượng, triển hiện hình trạng của sinh mệnh trong thời không cao tầng. Đó cũng tương tự như Phù tang Thần Thụ, chỉ là khác về thời không và phạm vi.

Trong “Thánh Kinh” cũng ghi chép về một Thần Thụ nổi tiếng, gọi là “Cây Sinh Mệnh”, cũng gọi “Đảo sinh thụ”, hoặc “Cây sinh mệnh Kabbalah”, nói Cây Sinh Mệnh sinh trưởng ở trung tâm vườn Địa Đàng, men theo các mạch lạc của Cây Sinh Mệnh mà hướng lên trên, thì sẽ đề cao tầng thứ của sinh mệnh, kinh qua các tầng thứ thời không khác nhau, các thế giới khác nhau, cuối cùng sẽ hồi quy Thiên Đàng, đến đích. Đây thực ra là xuyên suốt nhân gian và tầng tầng thời không khác, cuối cùng đến thế giới Thiên Quốc.

Ngoài ra trong “Sơn Hải Kinh” còn ghi chép về một Thần Thụ khác, gọi là Kiến Mộc, sinh trưởng ở trung tâm Đại Địa, là mối nối liên tiếp Thiên Địa, thông qua đây có thể lên Trời, xuống Đất.

Còn nữa, Thần thoại Ấn Độ có hai Thần Thụ, gọi là “Cây Vũ Trụ” và “Cây Thái Dương”. Nói Thái Dương và Thái Dương Thần Điểu nghỉ đậu trên hai cây Thần này, nghe giống như Phù Tang Thần Thụ của Trung Quốc.

Vẫn còn, Tây Á vào thời kỳ Á Thuật còn lưu lại nhiều bích họa hoặc phù điêu liên quan đến Thần Thụ, phía trên thường xuất hiện Thần Ưng Thái Dương, tương tự như Thái Dương Thần Thụ của Trung Quốc.

Trong Thần thoại của các dân tộc khác nhau trên thế giới, đều có các ghi chép tương tự về Thần Thụ, điều này làm chúng ta cần suy nghĩ cẩn thận, đây tuyệt nhiên không phải do cổ nhân huyễn tưởng, mà là tồn tại chân thực, do nhân loại tầng thứ rơi rớt, nên ngày nay không có cách nào lý giải được nội hàm chân chính của Thần thoại thượng cổ. Các Thần Thụ đó là thể hệ mạch lạc năng lượng tồn tại trong Vũ Trụ ở thời không khác, cự đại vô tỷ. Người là sinh mệnh thể, Địa Cầu, Tự Nhiên cũng là sinh mệnh thể cự đại. Cũng vậy, Thái Dương hệ, Ngân Hà hệ, Vũ Trụ v.v. đều là những sinh mệnh thể cự đại, chỉ là hình thái sinh mệnh của chúng tồn tại trong thời không cao tầng, chúng ta ở trong thời không tầng thấp nhìn không ra. Thần Thụ trong Thần thoại chính là mạch lạc thể hệ của Tự Nhiên, Vũ Trụ, là hình thái sinh mệnh triển hiện ở không gian cao tầng, sinh trưởng trong thời không cao tầng của Vũ Trụ.

Thái Dương là nguồn năng lượng của Thái Dương hệ, là điểm hạch tâm tiếp nhận năng lượng của Thái Dương hệ. Phần trước đã nói qua, Thái Dương và 10 Thiên Can (10 đại mạch lạc) liên tiếp, luân phiên tiếp nhận năng lượng cao tầng từ hệ Ngân Hà dẫn vào Thái Dương hệ, dẫn động Thái Dương hệ vận chuyển. Cho nên, từ thời không cao tầng mà nhìn, thấy Thái Dương sinh trưởng trên Phù Tang Thần Thụ, rễ của Phù Tang Thần Thụ cắm sâu trong hệ Ngân Hà, 10 cành tiếp nhập Thái Dương hệ, vận chuyển năng lượng cho Thái Dương hệ.

Phù Tang Thần Thụ, rễ trong hệ Ngân Hà, hấp thụ năng lượng cao tầng, thông qua hấp thụ chuyển hóa, chuyển hóa thành năng lượng cho Thái Dương hệ, lại thông qua 10 cành, cũng là 10 Thiên Can đưa năng lượng vào Thái Dương hệ.

Thông qua 12 Long mạch Địa Cầu (cũng là 12 Địa Chi) đối tiếp cùng 10 Thiên Can, đưa năng lượng tới Địa Cầu, từ đó hình thành nên Năng Lượng Đại Chu Thiên Tuần Hoàn, cung cấp năng lượng cần thiết cho vạn sự vạn vật trên Địa Cầu tuần hoàn sinh trưởng. Thể hệ mạch lạc tuần hoàn năng lượng của tự nhiên thể cự đại ở thời không cao tầng, đó là Thần Thụ.

Trong Phong Thủy học, năng lượng vận hành trong Long mạch đại địa, được gọi là “Khí”, cũng gọi là “Sinh Khí” hoặc “Dương Khí”, đại biểu cho sinh cơ, sinh mệnh lực, nó là năng lượng duy trì tồn tại của sinh mệnh vạn vật. Nó thông qua 10 Thiên Can, 12 Địa Chi thể hệ mạch lạc ở các tầng diện khác nhau, tầng tầng chuyển hóa, dẫn vào năng lượng cao tầng của Ngân Hà hệ, sau đó những năng lượng này lại men theo 10 Thiên Can, 12 Địa Chi mạch lạc Tự Nhiên thể, thời thời khắc khắc tiến hành tuần hoàn Đại Chu Thiên, dẫn động vận hành vạn sự vạn vật.

Như tác giả đã luận giải trong loạt bài “Khám phá Thiên Cơ Chu Dịch”, bốn mùa khí hậu thay đổi biến hóa là do hai khí Âm, Dương trong Đất Trời luân lưu ẩn hiện biến hóa mà thành, nhưng kỳ thực đó chỉ là kết quả của năng lượng Địa Cầu trong tuần hoàn Đại Chu Thiên mà ra.

Bốn mùa khí hậu thay đổi biến hóa là do hai khí Âm, Dương trong Đất Trời luân lưu ẩn hiện biến hóa mà thành. (Ảnh: pinterest)

Cổ nhân giảng: Xuân sinh Hạ trưởng, Thu thu Đông tàng. Đây là quy luật tự nhiên do hai khí Âm, Dương vận hành sinh ra, cũng là quy luật do năng lượng Địa Cầu tiến hành tuần hoàn Đại Chu Thiên tạo thành, là quy luật sinh trưởng tuần hoàn của Thiên Địa vạn vật.

Dương khí gọi là Sinh khí, cũng gọi là Sinh Cơ, là nguồn lực của sinh mệnh vạn vật.

Bốn mùa khí hậu trong năm không ngừng biến hóa, chỉ là biến hóa trong ngày là rất nhỏ, cổ nhân cho là 5 ngày là một tiểu khí hậu biến hóa, nên lấy 5 ngày làm thành một Hậu, ba Hậu là một Khí, sáu Khí là một Quý, bốn Quý là một năm. Cho nên, một năm phân làm bốn Quý, 24 tiết Khí, 72 Hậu, đây là quy luật biến hóa của khí hậu trong một năm. Cổ nhân còn lấy 64 quẻ Chu Dịch, đối ứng với 365 ngày một năm, biểu thị quy luật biến hóa hai khí Âm, Dương trong một năm, cũng là quy luật biến hóa của khí hậu. Kỳ thực, lấy biến hóa của một năm 4 quý, 24 tiết khí liên tiếp lại với nhau, thì thành một trang Thái Cực đồ. “Chu Dịch” được gọi là Thiên Thư không chữ, tự cổ đến nay đều không cho phàm nhân biết được Thiên Cơ, đó thực ra chính là một Đại Tuần Hoàn Chu Thiên.

Chúng tôi sẽ dần dần giải mã cho mọi người về Thái Cực, Bát Quái và Chu Dịch trong những chương sau. Những thứ mà chúng ta đang nói trong loạt bài này là những điều mà mọi người chưa từng nghe qua, trong sách vở không có, không học được trong bất kỳ thư tịch nào, bởi đây không phải là tri thức của nhân loại.

Tôi là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tất cả đều là đắc được trong quá trình tu luyện, toàn bộ trí huệ đều đến từ Sư Phụ và Pháp Luân Đại Pháp, không phải tri thức nhân loại. Chỉ là trong thời khắc đặc thù của lịch sử, gợi mở cho mọi người một dạng thức tư duy hoàn toàn mới, nhận thức một thế giới hoàn toàn khác.

24 tiết khí, phân thành 12 tiết và 12 khí, gọi chung là 24 tiết khí. Trong đó 12 tiết là 12 điểm chuyển ngoặt quan trọng của biến hóa khí hậu trong một năm, 12 tiết đối ứng 12 quẻ, được gọi là 12 Tịch quẻ, cũng gọi là 12 quẻ Tiêu Tức. Tiêu là tiêu giảm, Tức là sinh trưởng, Tiêu Tức kỳ thực có nghĩa là Âm Dương tiêu trưởng.

Đông đối ứng với quẻ Phục, địa lôi Phục. Hào thứ nhất của quẻ Phục là hào Dương, năm Hào còn lại đều là hào Âm, gọi là Nhất Dương Lai Phục, Đông chí nhất Dương sinh, biểu thị Dương khí bắt đầu hồi thăng, sinh phát, sinh cơ bắt đầu dưỡng dục. Đông chí là thời khắc Âm khí thịnh nhất trong năm, cũng là ngày có đêm dài nhất trong năm, ngày ngắn nhất trong năm. Qua Đông chí, khí Âm trong Thiên Địa bắt đầu tiêu giảm, Dương khí bắt đầu dần dần thăng lên. Cho nên sau Đông chí, đêm ngắn lại, ngày dài ra. Nhưng vào thời gian này, tuy Dương khí đang tăng lên nhưng vẫn còn yếu nhược, nên bị Âm khí áp chế, đè xuống bên dưới Đất không lên được, lúc ấy Dương khí nuôi ủ dưới mặt Đất, nên trên mặt Đất vạn vật tiêu điều, hàn khí bức nhân.

Tận đến sau tiết Kinh Trập, Dương khí sau khi kinh qua thời gian dài bị áp chế dưới Đất, tích lũy năng lượng, đã trở thành cường thịnh, đủ để ngang bằng với Âm khí trên mặt đất, thế là Dương khí bắt đầu thăng lên, xung qua mặt đất, sinh mệnh lực của vạn vật trên mặt đất được Dương khí kích phát, thức tỉnh, vạn vật hồi sinh, sinh cơ bừng bừng. Thực vật nảy mầm, động vật ngủ Đông và trập phục côn trùng tất cả đều thức dậy hoạt động, bắt đầu một đời sinh sôi.

Tiết khí Kinh Trập đối ứng với quẻ Đại Tráng. Đại Tráng quẻ, bên trên là Chấn quẻ vi Lôi, bên dưới là Càn quẻ vi Thiên, gọi là Lôi Thiên Đại Tráng. Chu Dịch 64 quẻ, do tám quẻ nhân gấp mà thành, mỗi quẻ có 6 hào, ba hào dưới tổ thành quẻ hạ, đại biểu Địa, ba hào trên tổ thành quẻ thượng, đại biểu Thiên. Bốn hào quẻ Đại Tráng đều là hào Dương, ngũ lục hào là hào Âm. Cho nên Lôi Thiên Đại Tráng biểu thị Dương khí đã dâng lên khỏi mặt Đất, bắt đầu điền đầy Trời Đất, đồng thời còn biểu thị Sấm trên Trời, lúc này Sấm mùa Xuân vang vọng Đất Trời, vạn vật hồi sinh, Đại Địa bừng phát sinh cơ. Cho nên cổ nhân nói “Kinh Trập thủy Lôi”, nghĩa là Sấm Xuân thường bắt đầu sau ngày Kinh Trập, Dương khí từ đây bắt đầu xung xuất mặt Đất.

Sau khi Dương khí xung xuất mặt Đất, Âm khí bị xua tan đồng thời bắt đầu ẩn tàng dưới Đất, cho nên mùa Xuân là tiết khí mà sinh mệnh có sức sống mạnh mẽ, khí hậu dần dần ấm lên, đặc biệt sau Sấm Xuân, Trời Đất sinh cơ bừng bừng. Đến mùa Hạ, mặt Đất Dương khí càng lúc càng cường thịnh, nhất là vào ngày Hạ chí, Dương khí ngập tràn Đại Địa, đạt cực thịnh, Âm khí lúc này hoàn toàn ẩn sâu dưới mặt Đất. Do vậy mà ngày Hè mặt Đất nóng nực, nhưng dưới mặt Đất lại mát lạnh. Chúng ta đều trải nghiệm qua, nước giếng mùa Hè rất mát, giếng càng sâu, nước càng lạnh, cảm giác lạnh thấu xương. Những người làm lâu dưới hầm mỏ đều biết, mùa Hạ làm dưới hầm phải mặc áo bông, bên dưới lạnh chịu không nổi. Hiện tượng này là do hai khí Âm Dương tiến hành tuần hoàn Đại Chu Thiên, đây tiêu kia trưởng, thăng giáng tiềm tàng tạo thành.

Như vừa nói, Hạ chí là ngày Dương khí cực thịnh trong năm, chúng ta có tập tục lấy nước vào giờ Ngọ tiết Đoan Ngọ, nước này có nhiều tác dụng, có thể phù Dương khu tà, trừ độc, rèn kiếm, kỳ thực trong lịch sử tập tục này đã phát sinh sai lệch. Nước giờ Ngọ thực ra không phải nước ở tiết Đoan Ngọ, mà phải là nước lấy lên từ giếng, vào chính Ngọ (12 giờ trưa), ngày Hạ chí, tác giả đã viết chi tiết trong bài “Những sai lệch về tiết Đoan Ngọ”.

Sau ngày Hạ chí, Dương khí thịnh cực nhi suy, dần dần suy giảm, còn Âm khí lại dần hồi thăng. Nhưng Âm khí lúc này yếu nhược, bị Dương khí áp chế dưới đất, không lên được, cho nên trên mặt đất vẫn nóng. Hạ chí là ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhất, sau ngày Hạ chí, đêm dài ra, ngày ngắn lại.

Hạ chí là ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhất, sau ngày Hạ chí, đêm dài ra, ngày ngắn lại. (Ảnh: Pixabay)

Đến tiết Thu, Âm khí càng ngày càng cường thịnh, đến tiết Bạch Lộ thì Âm khí dưới Đất đã rất cường thịnh, Dương khí trên đất không thể áp chế, cho nên Âm khí lúc này xung xuất mặt đất, bắt đầu điền đầy Trời Đất, còn Dương khí bị Âm khí xua đi, bắt đầu đi xuống ẩn tàng dưới Đất. Cho nên đến tiết Bạch Lộ (Sương giáng), gió mùa Hạ chuyển biến thành gió mùa Đông, không khí lạnh chuyển từ thủ sang công, khí hậu mát dần, sương bắt đầu ngưng kết.

Dương khí được gọi là sinh khí, mà Âm khí có thể gọi là sát khí (Sát phạt chi khí), đại biểu cho thu hoạch, cất giữ, ẩn nấp, tiêu điều, vô vọng v.v. Do vậy Thu là mùa thu hoạch, vạn vật thành thục, rơi rụng, động vật , côn trùng đều chuẩn bị thức ăn qua mùa Đông, chuẩn bị ẩn tàng, ngủ Đông, những thảo mộc côn trùng có vòng đời một năm thì bước vào hồi kết - Tử vong.

Mùa Đông, đặc biệt đến Đông chí, Âm khí hoàn toàn lấp đầy Thiên Địa, đạt cực thịnh, Dương khí hoàn toàn thế chỗ ẩn tàng dưới Đất. Cho nên trên mặt đất mùa Đông rất lạnh, đóng băng, nhưng bên dưới lại ấm áp. Nước lấy lên từ giếng rất ấm vào mùa Đông, giếng càng sâu nhiệt độ nước càng cao. Công nhân làm dưới mỏ than ngày Đông chỉ mặc một áo mỏng, không thì nóng không chịu được.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa chú trọng Thiên Nhân hợp nhất, cần thuận Thiên nhi hành, thuận thời nhi động, tuân theo quy luật tuần hoàn biến hóa của Đất Trời, đây là trí huệ chân chính. Thời cổ phạm nhân bị tội tử hình, thường tiến hành xử tội sau tiết Thu phân, gọi là “Thu hậu vấn trảm”. Tại sao vậy? Vì hai mùa Xuân, Hạ, Dương khí tràn đại địa, mang đến sinh cơ, sinh mệnh lực. Nếu lúc này mà sát nhân số lượng lớn, thì sẽ làm thương tổn Dương khí, chiêu mời tai họa. Bởi vì sát khí là Âm khí, sẽ khắc tổn Dương khí.

Trong “Hoàng Đế nội kinh” viết: Xuân Hạ dưỡng Dương, Thu Đông dưỡng Âm, dĩ tòng kỳ căn… cố Âm Dương tứ thời giả, vạn vật chi chung thủy dã, sinh tử chi bản dã, nghịch chi tắc tai hại sinh, tòng chi tắc hà tật bất khởi.( Tạm dịch: Xuân Hạ dưỡng Dương, Thu Đông dưỡng Âm, lấy đó làm gốc rễ… nên Âm Dương bốn mùa là nơi vạn vật bắt đầu và kết thúc, là gốc của sinh tử, làm trái sẽ rước hại vào thân, thuận theo thì bệnh tật không sinh ra được.)

Là cũng nói, đối với nhân thể, nên thuận ứng bốn mùa biến hóa, Xuân Hạ hai mùa nên dưỡng hộ Dương khí, Thu Đông dưỡng nuôi Âm khí, như vậy thân thể sẽ khỏe mạnh, trái lại sẽ sinh bệnh, mang đến tai hại.

Cùng Đạo lý này, Địa Cầu, Tự nhiên thể và Nhân thể là đối ứng, là sinh mệnh thể cự đại ở hoành quan, Xuân Hạ hai mùa Dương khí xung mãn Thiên Địa, đại hành sát lục sẽ tổn thương Dương khí, từ đó mà chiêu mời nhiều tai họa tự nhiên. Thu Đông hai mùa, Âm khí đầy Thiên Địa, Âm khí thuộc sát phạt chi khí, cho nên dựa lý này mà thi hình xử phạt, cũng là thuận thiên nhi hành, thuận thời mà động, không chiêu mời tai hại. Đây là nội hàm câu “Thu hậu vấn trảm” của cổ nhân, cho nên thời cổ nhấn mạnh rằng: Xuân Khánh, Hạ Thưởng, Thu Phạt, Đông Hình.

Rất nhiều vật chất trong không gian nhân loại nhìn như vật vô tri, không có sinh mệnh, kỳ thực nhìn từ thời không cao tầng chúng đều là sinh mệnh, thậm chí đó là những sinh mệnh thể cự đại. Chúng có thể ở thời không khác nhau mà tụ chi thành hình, tản chi thành vật, thậm chí nhân loại ở trong thân thể chúng, trong phạm vi đó nên nhận thức không tới. Cổ nhân nói Vạn vật hữu linh”, kỳ thực nhìn từ thời không cao tầng, tất cả đều có sinh mệnh, đều là sinh mệnh thể. Chỉ do nhân loại bị khóa chặt trong thời không tầng thấp nhất, nên nhìn không thấy, không tiếp xúc được. Như 10 Thiên Can thể hệ mạch lạc, ở thời không cao tầng là hình thái Thần Thụ, đây không phải là so sánh. Ở các chiều không gian khác nhau, hình thái triển hiện của sinh mệnh cũng khác nhau, sự vật cao tầng không cách nào triển hiện được toàn bộ trong không gian tầng thấp, chỉ có thể triển hiện một chút rất nhỏ, rất phiến diện mà thôi. Cho nên nhìn từ thời không khác, hình trạng của sinh mệnh không ngừng biến ảo, chỉ có đứng tại tầng cao nhất, tĩnh tĩnh nhìn, mới thấy được Chân Diện Mục, nhưng những điều này nhân loại vĩnh viễn không thấy được, cũng không tin.

Cũng như khái quát về Địa hình trên mặt Đất, Phong Thủy coi trọng Địa Hình, có thể nhiều người đã xem qua “Tây Tạng trấn Ma đồ”. Vị trí địa hình mạch lạc của Tây Tạng, xác thực đối ứng, liên tiếp với một Ma nữ cự đại, đối ứng với thời không nhân loại chúng ta là khu vực địa hình Tây Tạng. Nhưng trong thời không thâm sâu khác, đó thuộc về một bộ phận thân thể của Ma nữ, mang những tín tức của nó, tồn tại chân thực, thuộc phạm vi trường năng lượng của nó. Cho nên dưới sự chỉ dẫn của Văn Thành Công chúa, Tạng Vương Songtsen Gampo nhất loạt cho xây 12 ngôi chùa, trấn giữ Ma nữ, khóa chặt năng lượng của nó ở không gian khác, không cho tiến nhập nhân gian, cho nên Tạng Truyền Phật Giáo bắt đầu hồng truyền và phát triển.

Những loại sự tình này, có rất nhiều trong lịch sử, thường thấy ghi chép là ở nơi nào đó xây lên bảo tháp hoặc tự viện, trấn thủ phong thủy một phương, chính là ý nghĩa này. Những cao nhân đắc Đạo trong lịch sử xem phong thủy, đều có năng lực này, nhưng phàm nhân nhìn không thấy.

(Còn nữa…)

Thái Bình

Theo Lý Đạo Chân - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao (Phần 10): Giải mật - Xử tội sau Thu và Tây Tạng Ma nữ phong thủy trận