Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao (Phần 9): Giếng Tỏa Long, suối Nguyệt Nha, Doanh Khẩu Đọa Long - Tiết lộ sự kiện thần bí

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong chương trước, chúng ta đã nói việc Cộng Công húc đổ Bất Chu Sơn là đại sự kiện phân hoạch thời đại của văn minh Trung Hoa, nó mang đến đại hồng thủy, hủy diệt văn minh nhân loại lần trước. Húc đổ Bất Chu Sơn, sao lại dẫn đến đại hồng thủy?

Xem lại:
Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao (Phần 8): Nhân loại đã nhiều lần bị hủy diệt - Đại chiến Thần Ma thời tiền sử

Trong chương trước, chúng ta đã giải mã văn minh tiền sử và Thần thoại Chuyên Húc tuyệt địa thiên thông. Chúng ta nói đến Cộng Công húc đổ Bất Chu Sơn là đại sự kiện phân hoạch lịch sử phát triển của văn minh Trung Hoa lần này, làm thay đổi rất nhiều thứ. Ngoại trừ dẫn đến việc Chuyên Húc tuyệt địa thiên thông, cắt đứt liên thông thời không, còn dẫn đến đại hồng thủy, hủy diệt văn minh lần trước của nhân loại. Đại hồng thủy Nô-Ê ghi trong “Thánh Kinh” của Tây phương cùng vào thời gian này, vậy hồng thủy đến như thế nào?

Một câu thơ cổ viết: “Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai” (Tạm dịch: Nước Hoàng Hà đổ xuống từ trên Trời cao).

Trong Thần thoại Ấn Độ viết: Nước sông Hằng đến từ Thiên thượng. Nước sông Hằng đến từ Ngân Hà, là từ Ngân Hà chảy vào Tam Giới, tiến nhập nhân gian hình thành nên. Nhưng nước Ngân Hà mang năng lượng cực lớn, nếu trực tiếp đổ xuống Đại Địa sẽ hủy diệt ngay toàn bộ thế giới nhân loại, nên chủ Thần Ấn Độ Shiva đã dùng đầu của mình hứng dòng chảy từ Ngân Hà, sau đó đưa dòng nước phân nhánh qua từng sợi tóc của mình, làm uy lực dòng chảy nhỏ lại, chảy xuống dãy Himalaya, chảy qua Thiên, Địa, Nhân tam giới, thấm nhuần Tam Giới. Nước từ Ngân Hà qua Himalaya chảy vào Ấn Độ, thành sông Hằng.

Sông Hằng chảy qua thành phố cổ Varanasi. (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Nước được cho là cội nguồn của sinh mệnh, cấu thành nên vạn vật không tách rời khỏi nước. Ngoài Long mạch trên Địa cầu, còn có vô số thủy mạch, thủy mạch nằm trong thời không cao tầng, không phải là chỉ thủy lộ tuần hoàn suối sông hồ biển trên mặt Đất, cũng như huyết quản và mạch lạc. Suối sông hồ biển trên mặt Đất là nằm trong thời không của chúng ta, như huyết quản trong nhục thể, nhưng có đối ứng tương liên với thủy mạch. Thủy mạch nằm ở thời không khác, giống như mạch lạc, Khí lưu thông trong mạch lạc, Thủy lưu thông trong Thủy mạch. Thủy ở thời không khác thông qua thủy mạch chuyển hóa, liên tiếp, chảy vào nhân gian; mà nước ở nhân gian, thông qua thủy mạch chuyển hóa và liên thông thì cũng tuần hoàn chảy vào thời không khác, hình thành tuần hoàn ở các thời không khác nhau.

Chúng ta thường thấy trong cổ thư ghi lại, nói ở địa phương nào đó có “Hải Nhãn”, “Tuyền Nhãn”. Chỉ cần đào trúng “Tuyền Nhãn” (Mắt suối), thì nước suối nguồn sẽ tuôn chảy không dừng, cấp cho người dùng, nhiều năm không khô kiệt. Còn “Hải Nhãn” (Mắt Biển), tương liên với Đại Hải, thường có đồ trấn yểm, bịt lại, nếu mở nó ra, sẽ hồng thủy ngút Trời, Đại Địa biến thành biển rộng.

Ví dụ ghi chép trong “Thánh Kinh” Cựu Ước, sau khi Moses dẫn người Israel ra khỏi Ai Cập, lưu lạc 40 năm trong sa mạc hoang dã. Trong đó có một vấn đề then chốt, đó là nước uống, Moses dưới sự bảo hộ của Thượng Đế Giê-hô-va đã thi triển Thần tích, dùng cây gậy chọc vào tảng đá, từ đá chảy ra dòng nước mát bất tận.

Trung Quốc cũng có nhiều ghi chép như vậy: Nói có địa phương khô hạn, bách tính đời sống rất khó khăn, không kể đào bao nhiêu giếng, sâu đến bao nhiêu, vẫn không có nước, bởi vì thủy mạch đã khô kiệt. Có những người tu luyện, khai thiên mục ở tầng thứ nào đó, có thể nhìn thấy Thủy mạch dưới mặt Đất, nhìn thấy Nhãn Tuyền. Khi tôi còn nhỏ, bố tôi có một người bạn, ông là thầy phong thủy, có Thiên nhãn mở, nhìn thấy Tuyền Nhãn, Thủy mạch dưới đất. Có lần ông tới chơi nhà, nói với bố tôi rằng, phía sau nhà gần rừng trúc có dòng suối ngầm, hướng vào chính cửa lớn, cần xây tường ngăn cách nó, không để nó xung vào cửa lớn. Quả đúng vậy, đến chỗ đó đào vài cuốc đã có nước chảy tràn, mà xung quanh đó đào sâu cũng không có nước.

Tại Trung Quốc cổ đại hoặc thầy phong thủy, người tu luyện trong nhân gian, có thể nhìn thấy Long mạch, Thủy mạch. Có người có thể dùng công năng đả thông Thủy mạch đã khô kiệt, làm vùng hạn hán có nước trở lại. Cho nên nhờ người cao Đạo chỉ dẫn, thường đào được nước nguồn ở vùng khô hạn, có lúc đào trúng mạch, vài cuốc là nước phụt lên ngay, năm tháng dài lâu chảy không ngừng, cấp nước đầy đủ cho bách tính vùng đó. Ghi chép như vậy có rất nhiều, như suối Nguyệt Nha ở Trung Quốc, nằm trong đại sa mạc, bốn phía mênh mông cát, không ai biết dòng suối này chảy đến từ đâu, hơn hai ngàn năm nay chưa bao giờ khô cạn, khoa học ngày nay không giải thích nổi, sự tình như vậy có rất nhiều.

Suối Nguyệt Nha (Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Nếu đả thông thủy mạch dưới Đất, thì có thể dẫn nước từ thời không khác chảy vào không gian nhân loại, cho nên mới có hiện tượng nước chảy ra từ nơi không có nước như sa mạc khô cằn, tảng đá nham thạch. Nước này không tìm ra được đầu nguồn, nhiều năm không khô cạn, bởi vì nước được dẫn vào từ thời không khác, chỉ có đột phá được thời không của nhân loại chúng ta thì mới thấy được chân tướng.

Chúng ta lại bàn về “Hải Nhãn”. Trên lục địa ngoài rất nhiều “Tuyền Nhãn” còn có “Hải Nhãn”, những “Hải Nhãn” này đều liên thông tương ứng với Đại Hải, cũng là nói sau Hải Nhãn có Thủy mạch trực tiếp liên thông với Đại Hải, nếu Hải Nhãn bị mở ra, nước biển lập tức tràn vào làm ngập nơi đó. Cho nên “Hải Nhãn” đều có vật trấn thủ, thủ giữ thủy mạch, bịt lại, tránh cho nước biển tràn vào. Như trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, Thân Công Báo cuối cùng bị đày đi trấn thủ Hải Nhãn ở Bắc Hải. Một dẫn chứng hiện thực nổi tiếng nhất, đó là “Tỏa Long Tỉnh” (Tạm dịch: “Giếng khóa Rồng”) ở Bắc Tân Kiều, Bắc Kinh, truyền thuyết nói đó là một “Hải Nhãn”, liên thông trực tiếp Đại Hải. Giếng này sâu không thấy đáy, trong giếng treo một sợi xích sắt dài, không ai biết là dài bao nhiêu, cũng không ai dám kéo xích lên, truyền thuyết nói đầu kia của xích có khóa một con Rồng, trấn thủ Hải Nhãn, nếu kéo sợi xích này lên, lôi Rồng ra, thì dẫn đến hồng thủy ngút Trời, ngập toàn thành Bắc Kinh. Những người già sống ở dải Bắc Tân Kiều, Bắc Kinh, đều biết giếng này, thậm chí nhiều người còn thử kéo xích lên, nhưng sợi xích quả là quá nặng, người thường không thể kéo nổi, tương truyền có vài vị tráng hán cùng nhau kéo xích, nhưng sau khi động xích, trong giếng có sóng cuộn lên, nước giếng như bị sôi lên, đồng thời nghe tiếng gầm cực lớn, họ sợ quá không dám kéo tiếp, trả lại xích về trong giếng. Sau này khi Trung Cộng bá chiếm Đại Lục, tiến hành cải tạo Bắc Kinh, làm đường xá, siêu thị ở Bắc Tân kiều, cuối cùng chôn vùi mất Giếng này.

Từ Thần thoại chúng ta có thể biết, nước ở thời không thấp được chảy đến từ thời không cao tầng, qua chuyển hóa, giảm thấp năng lượng rồi lưu nhập đại địa. Nước được tuần hoàn qua các thời không khác nhau thông qua Thủy mạch.

Phần trước chúng ta đã luận giải Thần thoại Cộng Công giận húc Bất Chu Sơn. Thủy Thần Cộng Công sau khi bị Chuyên Húc đánh bại, không phải như phàm nhân tức giận đâm đầu vào tường mà húc Bất Chu Sơn, ông ta có mục đích, không cai trị được nhân loại, nên dùng hồng thủy để hủy diệt nơi này, mang mục đích “không được ăn thì đạp đổ” mà húc Bất Chu Sơn. Tuy thời không nhân loại là ở tầng thấp nhất trong Vũ Trụ, nhưng lại là nơi cực kỳ đặc thù, có tác dụng và ý nghĩa không thể thay thế, cực kỳ trọng yếu, cho nên luôn là tiêu điểm trong lịch sử của tranh chấp Thần, Ma. Cộng Công sau khi húc đổ Bất Chu Sơn, làm đứt gãy tuần hoàn Đại Chu Thiên của nhân loại với thời không khác, Thủy mạch tuần hoàn cũng bị đứt, xuất hiện lỗ thủng thời không, nước từ thời không khác đổ vào nhân gian, ngập vùi toàn bộ Địa Cầu, hủy diệt nền văn minh nhân loại lần trước.

Thủy mạch tuần hoàn cũng bị đứt, xuất hiện lỗ thủng thời không, nước từ thời không khác đổ vào nhân gian, ngập vùi toàn bộ Địa Cầu, hủy diệt nền văn minh nhân loại lần trước. (Ảnh: Pixabay)

Chuyên Húc là sinh mệnh cao tầng, là Thần Linh hạ thế, Ngũ Hành của Ông thuộc Thủy, cũng là Thần tổng quản của Thủy, sau khi thành Đế Vương ở nhân gian, Ông bảo hộ nhân loại. Cộng Công muốn tranh đoạt quyền cai trị nhân gian, nên đánh nhau với Chuyên Húc từ trên Trời cao xuống nơi Đất thấp, sau khi bại trận, liền húc đổ Bất Chu Sơn, hủy diệt nhân loại.

“Thánh Kinh” có ghi: “Vào ngày 17 tháng 2, năm Noah sáu trăm tuổi, tất cả mạch nguồn sông lớn suối sâu đều mở, đập nước trên Trời cũng mở, nước đổ vào Đại Địa liên tục 40 ngày đêm.”

Từ “Thánh Kinh” chúng ta có thể thấy, lúc đó Đại Hồng Thủy đột nhiên từ dưới đất vọt lên, mặt đất nứt sâu; đồng thời Trời bị thủng, như là mở đập nước, hồng thủy đồng thời rót xuống từ Trời cao, liên tục 40 ngày đêm, vùi ngập toàn Địa Cầu. Đó là cảnh tượng do Chu Thiên đứt đoạn, Thủy mạch đứt đoạn, thời không phá vỡ, nước từ thời không khác tràn vào. Cũng là cảnh tượng sau khi Cộng công húc đổ Bất Chu Sơn, nhân gian bị hồng thủy chôn vùi.

Theo suy đoán, hồng thủy thời Noah ghi trong “Thánh Kinh” là vào thời Ngũ Đế ở Trung Quốc, khớp với thời Chuyên Húc Đế tại vị, cho nên là cùng một hồng thủy, là Đại Hồng Thủy hủy diệt văn minh nhân loại lần trước. Ngoài ra, nhiều địa phương, nhiều dân tộc trên thế giới trong truyền thuyết Thần thoại đều có ghi Đại Hồng Thủy hủy diệt nhân loại, trong khảo cổ hiện đại gần đây, cũng liên tục phát hiện nhiều bằng chứng về Đại Hồng Thủy đã từng vùi ngập Địa Cầu, đều là những ấn chứng cho sự thực: Văn minh nhân loại đã từng bị Đại Hồng Thủy hủy diệt. Đó không phải là Thần thoại, mà là lịch sử. Chỉ là thời gian quá dài lâu, nhân loại quên đi lịch sử, nhân loại bị thoái hóa, rơi rớt xuống, không thể liễu giải được văn minh cao tầng thời viễn cổ, cho nên gọi lịch sử là Thần thoại. Chúng ta ngày nay, đang cố gắng thức tỉnh ký ức về giai đoạn lịch sử này.

Trong “Thánh Kinh”, đoạn Đại Hồng Thủy Noah còn ghi: “Hồng thủy ngập Đại Địa 150 ngày… ngày 17 tháng 7, thuyền dừng trên núi Ararat… sau đó khoảng hai tháng rưỡi, ngày 1 tháng 10, đỉnh núi đã lộ ra.”

Từ ghi chép trong “Thánh Kinh” thấy rằng, lần hồng thủy đó vùi ngập núi Ararat, thuyền Noah mắc cạn trên đỉnh núi, cho đến khi hồng thủy rút đi.

Ararat là ngọn núi cao phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ, do hai ngọn núi tổ thành, ngọn lớn cao 5165 mét, là ngọn cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ngọn nhỏ cao 3925 mét so với mực nước biển, giữa hai ngọn tương liên với nhau dài khoảng 13 km.

Gần đây, ở độ cao 1989 mét, phát hiện một di chỉ nổi tiếng Durupinar Site, đó vừa vặn là hình dạng một con thuyền, độ dài đúng 150 mét, hoàn toàn phù hợp với kích thước con thuyền Noah ghi trong “Thánh Kinh”, các chuyên gia cho rằng đây chính là tàn tích của con thuyền Noah bị đất bùn, đá, chôn vùi.

Tờ “Thái Dương báo”“Bản tin Fox News” từng đưa: Cuối năm 2019, kỹ sư điện tử kiêm nhà khảo cổ học Andrew Jones cùng nhà vật lý Địa Cầu John Larsen tiến hành nghiên cứu di chỉ này, họ dùng kỹ thuật mới nhất hình ảnh 3D, qua bộ truyền tín hiệu điện, dò quét phần nằm dưới đất của di chỉ, lập thành bản đồ. Đến nay vẫn chưa công bố bản đồ này, người làm phim Cem Sertesen (một người nổi tiếng chuyên săn tìm thuyền Noah) sẽ công bố trong bộ phim mới “Noah phương chu 2” (Tạm dịch: Thuyền vuông Noah 2).

Trước mắt, bộ phim này đang được chế tác, và sẽ công bố bản đồ 3D chưa qua chế tác của di chỉ. Cem Sertesen tiết lộ trước rằng, xác thực là con thuyền ở đó! Không thể làm giả được… cho nên, chúng ta hãy chờ xem.

Cũng có thể nói, con thuyền Noah đã được tìm thấy, ở núi Ararat di chỉ Durupinar Site, giống hệt ghi chép trong “Thánh Kinh”, di chỉ này có độ cao gần 2000 mét so với mực nước biển, theo manh mối này có thể thấy, lần Đại Hồng Thủy đó đã nhấn chìm Đại Địa dưới 2000 mét nước, hầu hết núi cao cũng bị ngập qua.

Con thuyền Noah. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Khi ấy Trung Quốc có nhiều nơi rất cao, ví dụ cao nguyên Thanh Tạng, rồi dải núi Côn Luân, độ cao bình quân đạt vài nghìn mét, nhưng các nơi khác trên thế giới thì tương đối thấp. Cho nên trong trận Đại Hồng thủy này, người Trung Quốc may mắn sống sót nhiều hơn, nhưng các dân tộc khác không may mắn như vậy, sót lại còn rất ít, văn minh phương Tây gần như tuyệt diệt.

Khi ấy trung tâm văn minh của Trung Hoa nằm ở dải Côn Luân, đất đai phì nhiêu màu mỡ.

Trong “Sơn Hải Kinh” viết: “Đế Nghiêu đài, Đế Khốc đài, Đế Đan Chu đài, Đế Thuấn đài, Các Nhị đài, đài tứ phương, tại Côn Luân Bắc”, “Chúng Đế chi đài, tại Côn Luân chi Bắc.” v.v.

Đế đài thường kiến lập ở đế đô hoặc vùng lân cận đế đô, như ta gọi thủ đô ngày nay, là vị trí trung tâm văn hóa kinh tế, chính trị. Nên mới nói, trung tâm văn minh Trung Hoa khi ấy nằm ở dải Côn Luân.

Núi Côn Luân bắt đầu từ phía Đông cao nguyên Pamir, chạy ngang suốt Tân Cương, Tây Tạng, kéo dài tới thanh Hải, ước chừng 2500 km, độ cao bình quân 5500~6000 mét, rộng 130~200 km, tổng diện tích hơn 500 nghìn km2.

Lúc đại hồng thủy, người Trung Quốc cư trú ở dải Côn Luân, do địa hình rất cao, lại có thể chạy lên núi kịp thời, cho nên không bị hồng thủy nhấn chìm, số lớn may mắn sống sót, cho nên vị trí trung tâm văn minh của Trung Hoa được bảo lưu, lượng lớn văn hóa tiền sử được bảo tồn. Như Chu Dịch Bát Quái, Trung Y, Phong Thủy, Âm Dương Ngũ Hành, Hà Đồ Lạc Thư v.v. đều là văn minh tiền sử di lưu lại, là văn hóa cao tầng, cho nên khoa học ngày nay nghiên cứu không ra, chỗ này chúng ta đã lý giải cặn kẽ trong các phần trước.

Sau khi hồng thủy rút đi, người Trung Quốc từ trên núi Côn Luân đi xuống, đầu tiên di dời về vùng Tân Cương phía Bắc Côn Luân, an định ở đó, khi ấy ở đây đất đai màu mỡ, sau này mới phong hóa dần thành sa mạc. Về sau, theo dòng lịch sử, trung tâm văn minh trung Hoa dần dần dịch về phía Đông, về lưu vực Hoàng Hà, rồi phát triển đến lưu vực Trường Giang, cuối cùng như chúng ta thấy ngày nay.

Đại Hồng Thủy nhấn chìm địa cầu dưới độ sâu 2000 mét, nhưng trên Địa Cầu đâu có nhiều nước như vậy. Theo căn cứ tính toán, cho dù tất cả mưa trên Trời rơi xuống, băng hai cực tan sạch, gom tất cả nước trên mặt đất thì cũng chỉ làm ngập Đại Địa được 70 mét. Cho nên lần Đại Hồng Thủy này đến từ thời không khác, như phần trên đã giải thích.

Sau đó Nữ Oa vá xong chỗ thủng, hồng thủy cũng dần dần rút đi, phần núi cao dần dần lộ ra, nhưng trên đất vẫn còn ngập lụt nhiều ở những vùng thấp. Cho nên sau này có thời Nghiêu Thuấn và câu chuyện Đại Vũ trị thủy.

Đại Vũ trị thủy ngoài việc khơi thông, dẫn nước vào Đại Hải, chủ yếu là đả thông thủy mạch trên mặt đất, mang nước dẫn nhập vào thời không khác, nếu không nhiều nước như vậy, sông ngòi hồ biển trên đất sao chứa hết được.

Đại Vũ cùng những người giúp đỡ ông trị thủy. (Tranh minh họa qua Pinterest)

“Sơn Hải Kinh” nói, cha của Đại Vũ là Cổn, khi trị lý hồng thủy, chọn dùng phương thức vây chặn. Ông lấy trộm “Tức nhưỡng” (Tạm dịch: Đất nghỉ) của Thiên Đế để đắp chặn hồng thủy, có thể đây là loại đất cao năng lượng của thời không cao tầng, kết quả trái lại làm bịt mất thủy mạch, làm cho hồng thủy trên mặt đất càng ngày càng lớn, cuối cùng ông bị Thiên Đế xử tội chết.

Nhưng khi Đại Vũ trị thủy, chọn dùng phương thức khai thông, không chỉ thông dòng dẫn nước ra biển, mà đồng thời đả thông thủy mạch, đưa nước dẫn vào thời không khác, hình thành tuần hoàn với thời không khác, cho nên trị thủy thành công.

Đại Vũ cũng giống như các Đế Vương thời thượng cổ khác, đều là sinh mệnh cao tầng, là Thần Linh giáng thế, có mang sứ mệnh, cứu nhân loại thoát khỏi Đại Hồng Thủy, để kiến lập nền văn minh mới. Theo văn hiến thượng cổ ghi lại, Đại Vũ trong quá trình trị thủy thường sử dụng Thần thông, thường đi lại giữa nhân gian và các thời không khác, đả thông Thủy Mạch của các thời không, hình thành nên tuần hoàn xuyên việt. Cho nên chỉ mất 9 năm trị lý triệt để hồng thủy, làm bề mặt lục địa lộ ra, sau đó đo đạc, phân hoạch 9 châu, kiến lập văn minh mới. Đại Vũ trị thủy, không chỉ là trị thủy vùng Trung Quốc, mà là toàn bộ Địa Cầu, những ghi chép trong “Sơn Hải Kinh” đều có ghi, chỉ là nhân loại ngày nay không tin.

"Sơn Hải Kinh” là do Đại Vũ trong quá trình trị thủy ghi chép lại, trong đó Sơn mạch, Thủy mạch, quái thú, Thần tộc v.v. đều là cảnh tượng ở thời không khác, không phải thời không nhân loại, nhưng có đối ứng nhất thể với địa lý cõi nhân gian, cũng như nhục thể của chúng ta và thân thể ở thời không cao tầng là đối ứng nhất thể. Cho nên những gì ghi chép trong “Sơn Hải Kinh” đại bộ phận tìm không thấy ở nhân gian, người đời sau cho là cổ nhân huyễn tưởng. Trong đó ghi lại rất nhiều đại chiến Thần, Ma cùng cố sự Thần thoại, có những thứ phát sinh trong thời tiền sử rất xa xôi, có thứ là phát sinh ở văn minh lần này, thời gian bị trộn lẫn, nên người hiện đại không phân biệt được rõ. Hơn nữa nhiều sự việc xảy ra ở thời không khác, không ở thời không nhân loại.

Long, Phụng, Kỳ Lân, các Thần thú thượng cổ, có vị trí rất quan trọng trong văn hóa Trung Hoa, tượng trưng cho Cát Tường (Tạm dịch: An lành, may mắn), đều có ghi chép trong lịch sử, chúng thường xuất hiện tại nhân gian. Kỳ thực những Thần thú thượng cổ đó cũng như các sinh vật kỳ dị ghi chép trong “Sơn Hải Kinh” là giống nhau, đều là sinh vật ở không gian khác. Nhưng có lúc những Thần thú đó ngẫu nhiên tiến nhập nhân gian, chúng có năng lực ấy, đặc biệt là khi Đế Vương có Thánh Đức, thời kỳ bách tính Đạo Đức cao thượng, thì thường có Thần thú xuất hiện, Thiên Thượng sẽ ban xuống cát tường. Lịch sử có nhiều ghi chép việc này, cho đến ngay thời cận đại người ta vẫn nhiều lần thấy Rồng, thời Dân Quốc còn đăng tin trên báo có Rồng rơi xuống nhân gian, làm chấn động các nơi, đây là sự kiện nổi tiếng “Doanh khẩu đọa Long” ( Tạm dịch: Rồng rơi xuống ở Doanh Khẩu). Khi ấy báo chí đều đưa tin, đến hiện trường xem xét, chụp ảnh, rất nhiều người được nhìn tận mắt, đây là sự kiện chân thực được nhiều bên chứng thực. Đó là những sự tình tồn tại chân thực, chỉ là khoa học hiện đại của nhân loại quá lạc hậu, không thể đột phá thời không nhân loại chúng ta, nên nhận thức không tới chỗ này, cũng không dám thừa nhận.

Hiện nay, Vũ Trụ đang trong thời khắc đại canh tân vô cùng đặc thù của lịch sử, nhân loại nên buông bỏ những quan niệm cố hữu để chân chính nhận thức Vũ Trụ và thế giới, vì chính mình mà kiến lập tương lai.

Thái Bình

Theo Lý Đạo Chân - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Tìm kiếm chìa khóa không gian chiều cao (Phần 9): Giếng Tỏa Long, suối Nguyệt Nha, Doanh Khẩu Đọa Long - Tiết lộ sự kiện thần bí