Trong ‘Không thành kế’ tại sao Tư Mã Ý lại thua Gia Cát Lượng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong lịch sử, Gia Cát Lượng quạt lông khăn lụa dễ dàng dùng ‘Không thành kế’ lừa Tư Mã Ý. Có thực vậy không? các cao thủ xuất chiêu, nhìn không thấy ánh đao bóng kiếm, mà thắng bại đã định. Nhưng ngoài ánh đao bóng kiếm ra còn có chiêu thức, bạn có nhìn thấy chiêu thức của Gia Cát Lượng không?

Cao thủ ra chiêu, hơn thua chỗ nào?

Tư Mã Ý suất lĩnh 15 vạn đại quân truy sát, Gia Cát Lượng chỉ có thân già yếu nhược cùng chưa đầy hai nghìn tàn quân, binh gia viết: “Hư nhi thị chi dĩ thực” (lấy giả làm ra như thật), hai nghìn người cũng có thể tạo ra thanh thế của thiên binh vạn mã. Nhưng Gia Cát Lượng ra chiêu, lại vứt bỏ việc hư trương thanh thế, mà tạo ra một tuyệt chiêu kinh điển trong lịch sử quân sự.

Gia Cát Lượng khoác áo lông hạc, đội lên khăn lụa, tay cầm đàn cùng hai tiểu đồng, ngồi trên lầu cao, châm hương tỏa khói, du nhàn tấu lên khúc nhạc.

Tư Mã Ý: Dụng binh như thần

Quân tiên phong của Tư Mã Ý đến chân thành, thấy trận thế như vậy nên không dám sơ suất nhập thành, vội quay về báo cáo Tư Mã Ý.

Sử gia mô tả Tư Mã Ý “Binh động nhược thần, mưu vô tái kế” (cầm quân như Thần, mưu kế có nhiều không lặp lại), ông là nhân tài cực kỳ kiệt xuất.

Tư Mã Ý đích thân tới dưới thành quan sát, sau đó hạ lệnh lui quân, ông nói: “Gia Cát Lượng là người cả đời cẩn thận, không ưa mạo hiểm. Nay cửa thành rộng mở, tất có mai phục bên trong, nếu ta dẫn quân vào thì bị trúng kế rồi.”

Nhưng con trai thứ của ông là Tư Mã Chiêu lại nghi ngờ: “Có lẽ do Gia Cát Lượng không còn binh lực, nên cố ý bày ra như vậy chăng?”

Đến Tư Mã Chiêu còn nghi ngờ như vậy, vị tướng ‘Dụng binh như Thần’ Tư Mã Ý lẽ nào không cân nhắc? Hơn nữa, Gia Cát Lượng mưu lược thiên cổ truyền tụng, thông mẫn như Tư Mã Ý lẽ nào không đề phòng?

Nhưng đối mặt với một thành trống không, Tư Mã Ý lại không nhìn ra được mưu lược, rất kỳ lạ là ông lại hành động cẩn thận.

Đến Tư Mã Chiêu còn nghi ngờ như vậy, vị tướng ‘Dụng binh như Thần’ Tư Mã Ý lẽ nào không cân nhắc? (Miền công cộng)

Trí mưu hữu hình, cẩn thận vô hình, hữu hình dễ thấy, vô hình khó biết, nên mới có câu “Tri kỷ tri bỉ” (biết người biết mình), khi các cao thủ giao tranh, anh biết được bao nhiêu về đối thủ của mình? ‘nhất sinh cẩn thận’(cả đời cẩn thận) - bốn từ bình thường không chút gì đặc biệt, nhưng lại là chỗ tranh chấp hơn thua của hai đại cao thủ.

Tư Mã Ý gặp đối thủ là Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng cũng hiểu rất rõ Tư Mã Ý.

Ông biết Tư Mã Ý là một cao thủ, ngay cả những đại tướng của đất Thục như Quan Vũ, Trương Phi cũng chỉ biết khen Gia Cát Lượng là mưu lược tài năng mà thôi. Nhưng Tư Mã Ý thì lại hiểu được tầng sâu của Gia Cát Lượng, vậy Tư Mã Ý là cao thủ trong những cao thủ.

Gia Cát Lượng lợi dụng đúng điểm này, thực thi thành công kỳ mưu tâm lý chiến. Đây không phải là chiến trường khói lửa, ông đã thắng trong một trận chiến vô hình.

Châm hương gảy đàn đâu có phải là giả vờ nhàn nhã!

Tuy nhiên, nếu chỉ do thấu hiểu Tư Mã Ý mà Gia Cát Lượng thủ thắng, thì Tư Mã Ý đâu phải là cao thủ trong những cao thủ. Để thủ thắng, Gia Cát Lượng đã hiển lộ ra bản sự khiến người ta thán phục, cho nên Tư Mã Ý thua mà tâm phục khẩu phục. Chẳng phải là Tư Mã Ý sợ uy Gia Cát Lượng, nên mới có câu nói “Tử Gia Cát hách tẩu hoạt Trọng Đạt” (Gia Cát chết vẫn dọa lui Tư Mã Ý sống) đó sao!

Bạn đã nhìn ra bản sự mà Gia Cát Lượng dùng chưa? Tư Mã Ý đã ‘nhìn thấy’ đó!

Gia Cát Lượng trên lầu thành châm hương gảy đàn, làm sao có thể làm cho bậc cao thủ như Tư Mã Ý chấn động kinh sợ? Đây chẳng lẽ chỉ là đòn tâm lý chiến giả bộ nhàn nhã của Gia Cát Lượng thôi sao? Tất nhiên là không phải, đây là một chiến dịch vô cùng then chốt, là trận tranh tài của hai cao thủ, thành hay bại là ở thời khắc ấy!

Tư Mã Ý đã thông minh trí lược, thông hiểu Nho giáo, đọc nhiều hiểu rộng. Một lần, Thôi Diễm nói với anh trai của Tư Mã Ý là Tư Mã Lãng rằng: “Em trai ông thông minh quyết đoán, hiểu biết lại can đảm, ông không so được với em ông.”

Vậy nguyên nhân gì khiến Tư Mã Ý ‘thông minh quyết đoán’, tay nắm 15 vạn đại quân, phải đến tận chân thành để quan sát tình hình.

Thực ra, Tư Mã Ý đích thân tới dưới thành không chỉ là để quan sát, điều quan trọng hơn là ông đến để nghe. Ông có thể nghe được thứ mà người ta không hay (thông-聰),nhìn thấy thứ người ta không thấy (minh-明), cho nên mới nói là thông minh, quyết đoán.

司马懿
Tư Mã Ý. (Miền công cộng)

Câu chuyện Khổng Tử học đàn

Tư Mã Ý tuân theo Nho giáo. Chúng ta cùng tìm hiểu về câu chuyện học đàn của bậc thánh giả Nho giáo Khổng Tử.

Khổng Tử học gảy đàn thất huyền cầm (đàn bảy dây - cổ cầm) từ nhạc sư Sư Tương Tử nước Lỗ. Một hôm, Sư Tương Tử vừa dạy xong một khúc nhạc, muốn Khổng Tử tự luyện tập vài hôm xong sẽ dạy khúc mới. Nhưng Khổng Tử cứ vùi đầu vào luyện tập khúc cũ, dường như quên mất việc học khúc mới. Sư Tương Tử nhắc ông: “Ông đã thành thục khúc này rồi, có thể học tiếp khúc mới.

Khổng Tử trả lời: “Không được đâu, trò mới chỉ thành thạo âm luật, kỹ năng vẫn còn kém lắm!

Vài ngày sau, Sư Tương Tử bảo: “Kỹ năng thành thục rồi, có thể học khúc mới.”

Nào ngờ Khổng Tử trả lời: “Không được đâu, trò vẫn chưa hiểu thấu nội dung của khúc nhạc!”

Nhiều ngày sau, Sư Tương Tử cảm thấy Khổng Tử đã hiểu được nội dung khúc nhạc, nên muốn dạy sang khúc mới, nhưng Khổng Tử vẫn lắc đầu nói: “Không được đâu, trò vẫn chưa thể hội được tác giả của khúc này là người thế nào!”

Một ngày nọ, Khổng Tử nói với Sư Tương Tử: “Trò đã biết tác giả khúc đó là người thế nào rồi! Người này dáng cao, mặt đen xanh, mắt sáng có thần, là người có khí chất đế vương. Phải chăng đây là khúc nhạc của Chu Văn Vương sáng tác?”

Sư Tương Tử bất giác giật mình tỉnh ngộ, ông nói: “Nhờ ông nhắc tôi mới chợt nhớ ra, thầy dạy của tôi đã từng nói với tôi rằng, khúc này có tên là ‘Văn Vương tháo’ (Tiết tháo Văn Vương), tác giả đúng là Chu Văn Vương.

Nghe tiếng đàn mà biết được sự việc sâu xa khác, đây gọi là ‘huyền ngoại chi âm’, đó mới là bậc thẩm âm cao thủ. Đối mặt với một thành trống, Tư Mã Ý đích thân tới chân thành để nghe tiếng đàn của Gia Cát Lượng, để thẩm định những tín tức mang theo trong tiếng đàn mà định liệu thế trận.

Chắc mọi người đã biết câu chuyện về Bá Nha cùng Tử Kỳ gảy đàn nơi non xanh nước biếc, tiếng đàn là tiếng lòng, Tư Mã Ý muốn thấy nội tâm Gia Cát Lượng qua tiếng đàn, cũng chính vì nghe xong tiếng đàn, mà 15 vạn đại quân chưa đánh thử trận nào mà tự rút lui.

Tiếng đàn Gia Cát thắng cả Lục Chỉ Cầm Ma

(Lục Chỉ Cầm Ma: tên một bộ phim kiếm hiệp, nhân vật sở hữu Thiên Ma Cầm, dùng tiếng đàn để trả thù tàn sát võ lâm).

Tư Mã Ý muốn qua tiếng đàn mà lý giải Gia Cát Lượng, chắc ông phải ngưng thần định khí mới có thể cảm thụ được chỗ thâm sâu, càng tĩnh lặng thì không gian huyền vi càng rộng mở phong phú, tầng tầng được mở ra, theo tiếng đàn mà thâm nhập thế giới nội tâm của Gia Cát Lượng, ban đầu ông chỉ thấy được kỹ pháp gảy đàn - phần vỏ ngoài nông cạn, dần dần nghe thấy nội dung khúc nhạc, ông muốn gia tăng tĩnh lực để cảm thụ Gia Cát là nhân vật thế nào.

Tiếng đàn bình hòa ung dung, Tư Mã Ý nhận định Gia Cát Lượng ‘một đời thận trọng’ nhất định ẩn giấu kỳ mưu. Trong tiếng nhạc ung dung, Tư Mã Ý ‘dụng binh như thần’ lại cảm thấy ẩn tàng mai phục, có sát khí chôn vùi, rất nguy hiểm, đối với ông, quân Ngụy có nhất định phải mạo hiểm như thế chăng? Không cần thiết như vậy.

Trong tiếng nhạc ung dung, Tư Mã Ý ‘dụng binh như thần’ lại cảm thấy ẩn tàng mai phục, có sát khí chôn vùi, rất nguy hiểm. (Tranh: Winnie Wang)

Gia Cát Lượng biết rõ năng lực của Tư Mã Ý, cho nên ông đăng lầu gảy đàn, ông muốn dùng tiếng đàn của mình dập tắt ngay ý định đánh trận thăm dò của đại quân Tư Mã Ý, bởi vì bất kỳ hành động quân sự thăm dò nào cũng sẽ làm ‘Không thành kế’ lộ ra sơ hở.

Cổ nhân viết: “Tần sơn băng ư tiền nhi bất cải kỳ sắc.” (Núi Tần sụp đổ trước mắt mà không biến sắc). Đây là sự ung dung kiên định của một sinh mệnh chân chính, là một loại tu dưỡng đích thực! Gia Cát Lượng dùng một ngôi thành không mà đối mặt với một cao thủ của cao thủ, thứ mà ông dựa vào đó chính là tâm thái của bậc tu hành - “Tần sơn băng ư tiền nhi bất cải kỳ sắc”, ông siêu việt sinh tử, thắng bại, trên tòa thành trống mà buông tiếng đàn khoan nhặt ung dung.

Thắng bại trận này có phải do mưu lược? Hay tại bởi biết địch biết ta? Khi Tư Mã Ý xác định rõ Gia Cát Lượng sử dụng ‘Không thành kế’, trong lòng ông cũng đã thấy chỗ sai lầm của mình, nhưng nỗi lo sợ vẫn cứ theo đó mà đến, điều ông không dự liệu được là Gia Cát Lượng lại ở cảnh giới tâm thái cực cao như vậy, nằm ngoài thành bại tử sinh! Khi ông nhận ra được điều này, thì kỳ mưu ‘Không thành kế’ của Gia Cát Lượng đã thành công rồi!

Chỉ có đối thủ mưu lược ở cảnh giới rất cao mới có thể làm cho một bậc cao thủ của cao thủ kinh sợ, nên mới nói: Cao thủ tương tranh thì thắng bại quyết định nằm ở đâu? Nằm ở cảnh giới nội tâm!

Thái Bình
Theo Epochtimes

Văn hoá Văn học


BÀI CHỌN LỌC

Trong ‘Không thành kế’ tại sao Tư Mã Ý lại thua Gia Cát Lượng