Bạn mong muốn con cái tiếp nhận những giá trị quan nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giá trị quan là niềm tin và lý tưởng tiềm ẩn của mọi người, nó thúc đẩy và hướng dẫn hành vi của chúng ta, lặng lẽ ảnh hưởng đến ngôn hành và ý nghĩ của bạn.

Mỗi người đều có tiêu chuẩn giá trị riêng, có thể đến từ bản thân, gia đình hoặc văn hóa. Dành ra một chút thời gian để suy nghĩ xem bạn muốn bồi dưỡng cho con những giá trị quan nào? Dưới đây là một số ví dụ:

  • Trung thực, thành thực, công bằng và chính nghĩa.
  • Tự chịu trách nhiệm, có tính chủ động.
  • Nỗ lực, chịu khó chịu khổ, nhẫn nại và kỷ luật.
  • Chính trực.
  • Thiện lương và hào phóng.
  • Bao dung, cảm thông, vị tha, khoan dung.
  • Thành tựu.
  • Quyền lực, địa vị.
  • Kiểm soát, báo thù cá nhân, tư lợi.
  • Khiêm tốn.
  • Chân thành, chân thực, minh bạch.
  • Phối hợp, ức thúc bản thân, khiêm tốn.
  • Tôn trọng truyền thống, văn hóa và tôn giáo.
  • Quan tâm và yêu thương.

Bạn nghĩ giá trị nào là quan trọng nhất? Trẻ sẽ âm thầm biến đổi theo những hành vi hàng ngày của bạn, cũng sẽ quan sát những hành vi bạn nhấn mạnh và khen ngợi, quan sát cách bạn giải thích về hành vi và phép tắc mà bạn mong đợi.

Hồi tưởng lại, bạn thường thể hiện những giá trị này với trẻ như thế nào? Làm thế nào để những giá trị này dẫn dắt quyết sách của bạn? Bạn có thực sự đang làm được những giá trị mà bạn mong đợi?

Ví dụ, bạn muốn trẻ nói những điều hay, nhưng bạn cứ mắng trách nửa kia của mình, trẻ sẽ đều thấy hết, không chừng bắt đầu coi thường giá trị mà bạn nhấn mạnh.

Bé Trai, Trẻ Em, Đọc Hiểu, Mùa Hạ, Anh Em
Bạn muốn trẻ nói những điều hay, nhưng bạn cứ mắng trách nửa kia của mình, trẻ sẽ đều thấy hết, không chừng bắt đầu coi thường giá trị mà bạn nhấn mạnh. (Ảnh: Pixabay)

Tương tự như vậy, quyết sách của bạn sẽ âm thầm thay đổi tiêu chuẩn giá trị nội tại của trẻ. Giả sử trẻ phàn nàn, tan học về còn phải làm việc nhà, nếu bạn vì để an ủi, trực tiếp giúp con hoàn thành việc nhà, trẻ sẽ không biết tôn trọng những giá trị như vị tha, chăm chỉ và chịu khổ.

Nhưng khi trẻ mệt mỏi, bạn hoàn toàn không đồng cảm, vẫn kiên quyết yêu cầu trẻ làm việc nhà, thì trẻ cũng sẽ không học được giá trị của lòng nhân ái, đồng cảm và bao dung.

Vì vậy, bạn cần phải thể hiện sự đồng cảm. Khi nhìn thấy trẻ mệt mỏi, hãy ngồi xuống quan tâm đến trẻ, lắng nghe những lời phàn nàn của trẻ, và yêu cầu ít nhất phải hoàn thành một phần việc nhà với giọng điệu nhẹ nhàng ngọt ngào. Từ đó, trẻ sẽ biết thế nào là lương thiện, nhẫn chịu thống khổ và vị tha.

Nếu bạn muốn con mình có được những quan niệm giá trị nào đó, thay vì phê bình trẻ không làm tốt, hãy nhấn mạnh khi trẻ hoặc người khác làm được tốt. Hồi tưởng lại xem, bạn có thể kể cho trẻ nghe về những tấm gương tốt về những người xung quanh, về người nổi tiếng. Ví dụ, nếu bạn nói giá trị của thiện lương, bạn có thể kể về việc người khác đang làm việc thiện. Cho dù chúng ta có nói hay không nói, đều ảnh hưởng đến thế giới quan của trẻ, bao gồm những sự vật mà trẻ thường xuyên tiếp xúc và trở nên quen thuộc, hoặc những thứ trẻ thưởng thức và sùng bái.

Thuần Chân
Theo The Epochtimes

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Bạn mong muốn con cái tiếp nhận những giá trị quan nào?