Chuyện nhân quả: Một số trường hợp quả báo nhãn tiền xưa và nay

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lấy sử làm gương, từ chuyện người suy chuyện mình. Người thông minh biết lo cho mình từ sớm, chứ để đến khi nước đến chân mới nhảy, thì có thể bị dòng lũ nghiệp lực cuốn trôi, hối thì đã muộn.

Một số trường hợp nhân quả báo ứng gần đây ở Việt Nam

Nói đến nhân quả báo ứng thì phải kể đến chuyện “làng chết trẻ” ở xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ (Bài phóng sự của báo Pháp Luật và Xã Hội, hiện vẫn được một số trang mạng đăng lại). Những người dân ở đây cũng thừa nhận rằng đàn ông trong xóm ấy “ra đi” rất kỳ lạ. Họ không chỉ chết do ung thư, tai nạn, đột tử, tai biến mạch máu não, mà có khi đang ăn dưa hấu cũng mắc nghẹn mà chết. Có những nhà cả nhà đều điên. Người ta cho rằng sở dĩ có chuyện lạ này là làng này tham gia tích cực vào phong trào phá chùa cách đây mấy chục năm.

Người dân làng vẫn còn kể chuyện vị lãnh đạo xã tên L.V.H. Ông là người tiên phong trong phong trào “bài trừ mê tín dị đoan”, tích cực phá chùa phá tượng. Sau đó ông đã chết vì chứng suy thận cấp. Hiện nay nhiều thế hệ con cháu ông vẫn đang sống trong cảnh "sống dở chết dở". Vợ ông thì nằm liệt giường, con cái thì người tâm thần người thì ly biệt.

Hay chuyện ông C., cán bộ xử lý giống. Sau khi phá đình chùa, một số thứ được chuyển về bếp ăn tập thể, trong đó có đầu của một pho tượng. Ông C. cho đầu của pho tượng vào bếp đun. Về sau ông C. đã chết bất đắc kỳ tử, các con ông người thì tâm thần, người khuyết tật, gia đình thì lưu lạc.

Chỉ cách đây vài năm, một lãnh đạo cao cấp bị ngã ngựa và chịu án tù, có người cho là quả báo của việc ông tích cực phá dỡ di dời một ngôi chùa.

Hay chuyện một địa phương nọ phá nghĩa trang của một giáo xứ, những lãnh đạo địa phương đó sau đó người thì chết, người thì bị ngồi tù…

Những trường hợp nhân quả báo ứng nổi tiếng trong sử sách

Vua Vũ Ất nhà Thương, lấy túi da đựng máu treo lên cao rồi lấy tên bắn, nói là “bắn Trời”, chỉ một thời gian sau, ông bị sét đánh chết.

hoàng đế bị sét đánh chết
Vũ Ất treo túi da lên "bắn Trời", tranh trong: "Thái hội đế giám đồ thuyết" đời Thanh.

Bắc Ngụy Thái Vũ Đế phá chùa, đốt tượng Phật. Sau đó ông bị hoạn quan giết chết khi mới 44 tuổi. Hai người con trai của ông cũng lần lượt bị chết trong tay của hoạn quan.

Bắc Chu Vũ Đế Vũ tuyên bố không sợ xuống địa ngục, Phật Đạo đều diệt hết, đốt bỏ kinh thư, đập bỏ tượng Phật. Bốn năm sau, khi đang hành quân đánh giặc, ông bị bệnh đột tử ở tuổi 36.

Đường Vũ Tông rất tôn sùng Đạo giáo, ghét Phật giáo, lệnh đàn áp Phật giáo, phá dỡ chùa, ép tăng nhân hoàn tục. Chỉ một năm sau, Đường Vũ Tông qua đời ở tuổi 32.

Hoàng đế Tống Huy Tông đàn áp Phật giáo, phá chùa phá tượng Phật. Mấy năm sau, Tống Huy Tông bị nước Kim bắt làm tù binh. Ông ta chịu đủ nỗi khuất nhục, chết trong thê thảm.

Một số báo ứng thời Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc

Thời Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc, có 3 Hồng vệ binh tới Ung Hòa Cung để phá hủy bức tượng Phật Di Lặc. Người thứ nhất trèo lên hành lang, giơ rìu lên để chém đứt dây cáp nhưng chiếc rìu rơi xuống không đụng vào dây cáp mà lại chém đúng vào đùi anh ta. Người thứ hai lại cầm rìu chém, cũng chém không được mà ngã lăn xuống chết tại chỗ. Người thứ ba chứng kiến thấy quá sợ hãi và không dám làm gì.

Từ đó về sau, không còn ai dám động đến tượng Phật nữa. Bức tượng Phật Di Lặc và cung Ung Hòa cứ như vậy, bình yên vô sự mà được bảo tồn đến nay.

Thời “Cách mạng Văn hóa,” vô số chùa chiền, đền thờ và tượng Phật đều bị hủy và bức tượng Phật Trượng Bát bằng đá cũng không ngoại lệ. Người tổ trưởng của tổ chức thực hiện “Cách mạng Văn hóa” ở địa phương nơi đây lệnh cho một người trong nhóm bắn vào con mắt của bức tượng Phật.

Dường như cảm thấy chưa đủ, ông ta triệu tập một nhóm người đến vừa đập vừa nện, nhưng bức tượng Phật vẫn không bị đổ. Người tổ trưởng này vô cùng bực bội nên đã điều một chiếc máy kéo từ địa phương khác tới, dùng dây buộc vào cổ bức tượng đá rồi cho máy kéo chuyển động. Kết quả khiến cho đầu của bức tượng đá bị đứt ra và rơi xuống mặt đất.

Sau khi sự tình này xảy ra không lâu thì người mà đã cầm súng bắn vào mắt bức tượng Phật trong lúc đang lao động thì bị đá bắn vào mắt và bị mù. Người tổ trưởng kia trong một lần ngồi bên cạnh của ghế lái máy kéo, vì không cẩn thận đã bị ngã xuống đất và lập tức bị bánh xe sau của máy kéo nghiền qua cổ khiến cho đầu bị lìa khỏi cổ mà chết tại chỗ.

Một số trường hợp quả báo phương Tây

John Lennon nổi tiếng thế giới với ban nhạc The Beatles, vào năm 1966 ông ta tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Giờ chúng tôi còn nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus”. Sau đó 14 năm, John Lennon bị bắn chết bởi 6 phát súng từ một fan cuồng, và ban nhạc The Beatles cũng tan rã.

Năm 1984, trong lúc vận động tranh cử tổng thống Brazil, ông Tancredo Neves tuyên bố: “Nếu tôi có được 500.000 người trong đảng bầu cho, thì ngay cả Thượng Đế cũng không thể đẩy tôi ra khỏi chức vụ tổng thống”. Tancredo Neves có được số phiếu mà ông mong muốn và được bầu làm Tổng thống Brazil vào ngày 15/1/1985 nhờ sự bỏ phiếu gián tiếp của một cử tri đoàn. Tuy nhiên vào đêm trước lễ nhậm chức, ngày 14/3/1985, Neves lâm bệnh nặng và qua đời 39 ngày sau đó.

Nhạo báng Thiên Chúa nhận quả báo: 5 người nổi tiếng thế giới phải chịu kết cục bi thảm
Vốn có những người không có đức tin, nên đã vô tri mà buông lời phỉ báng Thần Phật. Những câu chuyện dưới đây cho thấy những ai nhạo báng, kiêu căng, ngạo mạn trước Thần Phật đều có kết cục bi thảm. Từ trái sang phải lần lượt là: Tancredo Neves, John Lennon, Marilyn Monroe, Cazuza. (Tổng hợp)

Năm 1962, khi đang quay phim, Marilyn Monroe được mục sư Billy Graham ghé thăm. Mục sư nói với nữ minh tinh rằng Thiên Chúa đã sai ông đến để giảng cho cô nghe về Kinh Thánh, Marilyn từ chối và nói: “Tôi không cần Chúa Jesus của ông”. Ngày 4 tháng 8 năm 1962, Marilyn Monroe được phát hiện chết tại nhà riêng ở Los Angeles. Cái chết bí ẩn của nữ diễn viên bạc mệnh mãi cho đến tận bây giờ vẫn không ai rõ nguyên nhân.

Agenor de Miranda Araújo Neto còn được biết đến với nghệ danh Cazuza, là ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng người Brazil. Trong một buổi trình diễn ở Canecio (Rio de Janeiro), lúc đang hút thuốc lá trên sân khấu, Cazuza thổi khói thuốc vào không khí và ngạo mạn nói: “Thượng Đế, phần đó cho ông”. Vào ngày 7/7/1990, Cazuza chết ở tuổi 32 vì bệnh AIDS, trong tình trạng cực kỳ đau đớn và rên xiết mãi mới chết được.

Một số trường hợp quả báo ở Trung Quốc thời hiện đại

Trần Cảnh Cường là cựu phó chánh án tòa án huyện Khang Bình tỉnh Liêu Ninh. Vào ngày 12 tháng 11 năm 2009, cảnh sát bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Trần Cảnh Cường và Phạm Bân, chánh án tòa hình sự đã thông đồng nhau kết án các học viên từ 3 đến 7 năm tù. Cả Trần và Phạm đều bị bắt giam năm 2010 vì tội nhận hối lộ. Trần đã sử dụng tất cả các mối quan hệ của mình nhằm thoát tội nhưng vẫn bị kết án ba năm tù giam cộng ba năm án treo và bị sa thải. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2014, khi ông ta đang câu cá trên một cái hồ gần đó thì bị sét đánh chết. Khi đó, ông ta chỉ mới 48 tuổi.

Một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra trên đường cao tốc Trịnh Nghiêu thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vào ngày 14 tháng Tám năm 2011. Chiếc xe hơi chở các quan chức tòa án quận Lỗ Sơn đã bị bật ngược do bánh sau của xe bị hỏng. Trong số mười người trên xe, có ba người đã thiệt mạng và bảy người bị thương.

2011-8-31-mh-lushan-court-jingche-ebao.jpg
Chiếc xe bị lộn ngược của các quan chức Tòa án quận Lỗ Sơn. (Ảnh minghui.org)

Bà người đã tử vong là Chu Tân Chính – phó chánh án tòa án dân sự thứ ba, Trần Đông Dương – chánh án tòa án Nhượng Hà, Dương Đông Thăng – phó chánh án tòa án Nhượng Hà, bảy người còn lại thì bị thương. Người dân cho rằng, có mối quan hệ trực tiếp giữa những cái chết thương tâm của ba vị thẩm phán và việc tòa án Lỗ Sơn cố tình kết án sai các học viên Pháp Luân Công.

Ngoài ra còn khá nhiều trường hợp quả báo vì đàn áp, bức hại người tu luyện, ví như:

Tương Hồng Lượng, Phó bí thư, và là người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật ở tỉnh Giang Tô, chuyên bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ông Tương đã nhảy lầu tự tử từ tòa tháp chùa cao 108 m.

ad35c7c3e3a1c8201136d395608caa65.jpg
Tương Hồng Lượng nhảy lầu tự tử. (Ảnh minghui.org)

Thẩm phán thành phố Vũ Hán, người từng bức hại các học viên Pháp Luân Công đột ngột qua đời ở tuổi 40.

Cái chết bất ngờ của các chuyên gia ghép tạng Trung Quốc từng tham gia vào nạn thu hoạch nội tạng sống.

Nhiều bí thư đảng của ĐCSTQ chết sau khi tham gia bức hại Pháp Luân Công.

Nhân quả có hay không?

Các tín ngưỡng truyền thống như Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, cũng như các tín ngưỡng phương Tây đều tin vào nhân quả, thiện ác hữu báo. Tuy nhiên, do tiếp nhận giáo dục theo thuyết vô Thần, nên ngày càng nhiều người không tin vào Thần Phật, không tin nhân quả. Bởi vì nhiều người thấy trong xã hội, có những kẻ xấu ác lại sung sướng, người thiện lương lại thua thiệt, nên họ nghi ngờ nhân quả.

Thực ra, luật nhân quả gồm 2 phần, một phần là hiện thế hiện báo, tức báo ứng ngay trong đời, giống như các trường hợp được nêu ra trong bài viết này. Còn một phần khá lớn khác, là nhân quả 3 đời, tức quả báo đời sau. Kinh Nhân quả ba đời có viết: “Muốn biết Nhân đời trước, xem sự hưởng đời nay. Muốn biết Quả đời sau, xem việc làm kiếp này”.

Những người giàu sang phú quý là đời trước họ đã tích được nhiều đức, nhưng nếu đời này họ không biết tích đức hành thiện, thường làm việc ác, hại người lợi mình, thì khi đức đời trước hết đi sẽ bị quả báo. Thế nên, những người làm việc ác lớn, là tiêu hết ‘vốn liếng’ đức đời trước, nên quả báo tới nhanh, quả báo nhãn tiền, hiện thế hiện báo. Còn người ‘vốn liếng’ đức từ đời trước nhiều, việc xấu ác đời này ‘tiêu’ chưa hết đức đời trước, thì đời sau họ mới phải chịu quả báo.

Sách Tăng quảng hiền văn dạy con người rằng: "Người ác thì mọi người sợ nhưng Trời không sợ, người thiện thì bị người ta ức hiếp nhưng Trời không ức hiếp. Thiện ác cuối cùng đều có báo ứng, chỉ là đến sớm hay đến muộn mà thôi".

Tường Hòa



BÀI CHỌN LỌC

Chuyện nhân quả: Một số trường hợp quả báo nhãn tiền xưa và nay