Cung điện Hoàng gia lớn nhất thế giới: Caserta, ở Ý

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cao 5 tầng với 1.200 phòng đáng kinh ngạc, Reggia di Caserta, hay Cung điện Hoàng gia Caserta, là cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới tính theo thể tích. Năm 1997 được vinh danh là Di sản Thế giới của UNESCO, cung điện được ví von là “bài ca thiên nga của nghệ thuật Baroque ngoạn mục”.

Một điểm nổi bật của kiến ​​trúc Baroque - Ý, nội thất thế giới khác của cung điện đã được sử dụng trong hai bộ phim "Chiến tranh giữa các vì sao". Cơ ngơi vô cùng rộng lớn này có diện tích hơn 121 hecta với diện tích sàn của cung điện lên đến hơn 4 hecta.

Được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư Luigi Vanvitelli, cung điện là một mặt bằng hình chữ nhật lớn với bốn nhánh trực giao (vuông góc) tạo ra bốn sân trong. Một mái vòm kết nối ba tiền sảnh hình bát giác dẫn đến bốn sân trong. Mặt tiền Tân cổ điển kéo dài, hai tông màu của cung điện là một đối trọng hạn chế với các phòng được trang trí lộng lẫy bên trong; 40 gian phòng hoành tráng được xây dựng để phục vụ hoàng gia và khách trong những dịp khác nhau. Những căn phòng tráng lệ này được bao phủ bởi đồ trang trí Baroque bắt mắt và vô số các chi tiết nghệ thuật từ sàn đến trần.

Cung điện Hoàng gia Caserta nằm bên dưới một chuỗi các bồn và đài phun nước siêu thực được cung cấp bởi một thác nước nhân tạo từ xa. Một khung cảnh thực sự siêu thực, Công viên Hoàng gia dường như kéo dài đến tận cùng tầm mắt của mọi người. Cây xanh bao quanh lối đi dạo dài khoảng 3km và có nhiều đài phun nước kiểu Tân cổ điển với những khung cảnh mang ý nghĩa thần thoại được tạo nên từ nhiều tác phẩm điêu khắc.

Được xây dựng cho Vua Charles của Bourbon vào giữa cuối thế kỷ 18, Cung điện Hoàng gia Caserta có 20 căn hộ cấp nhà nước, Nhà nguyện Palatine, một thư viện lớn, nhiều trần nhà được vẽ bích họa và một nhà hát lấy cảm hứng từ Teatro San Carlo ở Naples. Dẫu cung điện rất hùng vĩ và quy mô đầy quyến rũ, nhưng vẫn tương đối ít được biết đến bên ngoài nước Ý.

Chú thích: Teatro San Carlo là một nhà hát opera ở Naples, Ý, kết nối với Cung điện Hoàng gia và tiếp giáp với Piazza del Plebiscito.

Cao 5 tầng và rộng 246.88m, Cung điện Hoàng gia Caserta là “cung điện lớn nhất thế giới theo thể tích" với hơn 2 triệu mét khối. Quang cảnh mặt sau của cung điện cho thấy con đường đi dạo và đường thủy dài khoảng 3km đáng kinh ngạc, trải dài bao la như một dòng sông nhân tạo được tô điểm bởi những đài phun nước và tác phẩm điêu khắc ấn tượng được bao quanh bởi những khu rừng tự nhiên. (Ảnh: Carlo Pelagalli / CC BY-SA 3.0)
Quang cảnh trực diện của Cung điện Hoàng gia Caserta gợi ý một cách trang nhã về sự hùng vĩ dành cho những du khách đến thăm. Được bao quanh bởi cây xanh, cung điện cũng nổi tiếng không kém với khuôn viên rộng lớn có diện tích hơn 121 hecta. (Ảnh: Miguel Hermoso Cuesta / CC BY-SA 3.0)
Từ quang cảnh trên không của cung điện có thể thấy được sự rộng lớn thực sự với 1.200 phòng được tạo nên nhờ mặt bằng hình chữ nhật khổng lồ của cung điện với 4 nhánh trực giao tạo ra 4 sân trong. (Ảnh: pio3 / Shutterstock)
Mặt tiền theo phong cách Tân cổ điển khổng lồ của cung điện có 4 cột hùng vĩ, một mặt tiền có đường viền và một mái vòm. Một lan can dài chạy dọc mái nhà, chỉ bị gián đoạn bởi lối vào trung tâm. (Ảnh: Livioandronico / CC BY-SA 4.0)
Quang cảnh tuyệt đẹp từ “Đài phun nước với Thần Vệ nữ và Thần Adonis” cho thấy quy mô to lớn của đường thủy trong Công viên Hoàng gia. Nhìn kỹ sẽ thấy Cung điện Hoàng gia cách đó gần 3km. Tin hay không tùy bạn, đây thậm chí không phải là mặt sau của đường thủy. (Ảnh: Miguel Hermoso Cuesta / CC BY-SA 3.0)
Đài phun nước lớn nhất tại Công viên Hoàng gia là “Đài phun nước Aeolus” kiểu Tân cổ điển tráng lệ. Đài phun nước hình bán nguyệt rộng 79.85m, lớn gấp 4 lần Đài phun nước Trevi của Rome và có hàng chục tác phẩm điêu khắc theo chủ đề thần thoại được bao quanh bởi các mái vòm và cả thác nước trung tâm. (Ảnh: Miguel Hermoso Cuesta / CC BY-SA 3.0)
“Đài phun nước Ceres” là một trong chuỗi các đài phun nước dọc theo đường thủy được cung cấp bởi ‘Thác nước lớn’ ở phía xa. Thác nước nhân tạo này được cung cấp bởi ‘Cầu máng nước Caroline’, một ống dẫn nước dài 37km được xây dựng để cung cấp nước cho cung điện. Các tác phẩm điêu khắc được làm từ đá cẩm thạch Carrara và đá hoa cương bởi nhà điêu khắc Gaetano Salomone. (Ảnh: Miguel Hermoso Cuesta / CC BY-SA 3.0)
Bước vào Cung điện Hoàng gia, “Cầu thang Danh dự” là một công trình kiến trúc thực sự hoành tráng và tinh tế. Các cầu thang dài với những bức tường và cột bằng đá cẩm thạch màu. Trần nhà hình vòm cao vút nhiều tầng phía trên mang đến cho du khách cảm giác như đang ở trong một không gian rộng lớn đầy ý nghĩa. (Ảnh: Anna & Michal / Flickr / CC BY 2.0)
Đi bộ lên “Cầu thang Danh dự”, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chi tiết trang nhã, kiểu Tân cổ điển của lối vào rộng lớn này. Các tác phẩm điêu khắc nằm bên dưới các bức bích họa và một mái vòm trung tâm được bao quanh bởi các chi tiết trang trí công phu. Đá cẩm thạch màu làm nổi bật nội thất bằng đá lớn trong khi những bức bích họa được vẽ đẹp mắt nổi bật tượng trưng cho các tầng trời. (Ảnh: Justin Ennis / Flickr / CC BY 2.0)
Trần nhà hình vòm lớn với đường gân phía trên "Cầu thang Danh dự" có một lỗ tròn đỉnh vòm và một bức bích họa lớn ở trung tâm trong khu vực mái vòm. Từ không gian này, các nhạc công ẩn mình sẽ chơi nhạc cho nhà vua và các vị khách, với sự mường tượng rằng bản nhạc đang được chơi bởi chính các Thiên Thần. (Ảnh: Richard Mortel / Flickr / CC BY 2.0)
Phòng Ngai vàng là 1 trong 40 phòng lớn được coi là “hoành tráng” tại Cung điện Hoàng gia của Caserta. Tuyệt tác của kiến trúc Baroque này có trần nhà hình vòm lớn được bao phủ bởi tác phẩm sơn vàng công phu cùng với một bức bích họa lớn ở trung tâm. Những cánh cửa lớn dọc theo hành lang lấp lánh với tay nắm cửa cao ngang đầu của hầu hết mọi người. (Ảnh: Richard Mortel / Flickr / CC BY 2.0)
Nhà nguyện Palatine là một gian phòng hoành tráng khác tại Cung điện Hoàng gia. Giống như một nhà thờ tráng lệ, các cột lớn xếp dọc theo mái vòm của không gian đồ sộ này với các đường gờ sơn vàng tạo hoa văn trên trần nhà hình vòm phía trên. Phía trên bàn thờ, một mái vòm đẹp mắt tạo cảm giác sâu hơn và tạo cảm giác uy nghiêm trang trọng. (Ảnh: Sailko / CC BY-SA 3.0)
Một ví dụ về phòng trang trí theo phong cách Baroque tại Cung điện Hoàng gia với vô số chi tiết và nhiều trang trí. Toàn bộ trần nhà được sơn công phu với các yếu tố của không gian huyền ảo và cửa sổ. Các đường viền sơn vàng trải dài từ sàn đến trần bao quanh các bức tường sáng màu, gương lớn và cửa ra vào. Một chiếc đèn chùm thủy tinh cầu kỳ được treo thấp với nhiều màu sắc thu hút sự chú ý của người xem trong căn phòng đậm chất Baroque này. (Ảnh: Carlo Dell’Orto / CC BY-SA 4.0)

Cao Nguyên

Theo Jeff Perkin - The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cung điện Hoàng gia lớn nhất thế giới: Caserta, ở Ý