Đại Đạo trị quốc (Phần-8 - kỳ 2): Nho gia trị quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một lần, Tử Cống, đệ tử của Khổng Tử ở nước ngoài chuộc được một người nước Lỗ, sau khi trở về nước, ông từ chối nhận tiền quốc gia bồi hoàn. Sau khi biết chuyện, Khổng Tử nói: "Tử Cống làm sai rồi, từ nay trở đi, người nước Lỗ sẽ không chuộc nô lệ ở nước ngoài về nữa rồi".

Xem lại:
Đại Đạo trị quốc (Phần 8 - kỳ 1): Nho gia trị quốc
Đại Đạo trị quốc (Phần 9): Mô hình lễ trị

Xã hội dân chủ hiện nay coi trọng tất cả bình đẳng, điều này là có hại. Lễ là tuyệt đối không thể bình đẳng, nếu không thì sẽ làm loạn trật tự các mối quan hệ xã hội, khiến xã hội rối loạn.

Tại sao lại nói như vậy?

Ở bài trước, Khổng Tử đã luận thuật sự giống và khác nhau giữa "đại đồng" và "tiểu khang". Khổng Tử vô cùng mong mỏi một xã hội đại đồng, có thể đó là giấc mơ cả cuộc đời ông, nhưng Khổng Tử tại sao không nỗ lực trực tiếp đi con đường xã hội đại đồng, mà chỉ đề xướng "tiểu khang"?

Đó là vì lòng người thời đại đó đã không giống nhau nữa rồi. Ví như một đứa trẻ ngây thơ đáng yêu, thuần chân trong trắng, để hở mông ra chạy khắp nơi, mọi người trông thấy đều cảm thấy rất tự nhiên, vô cùng ngây thơ đáng yêu. Nhưng nếu là một người trưởng thành, để hở mông ra đi trên đường phố, thế thì khẳng định là phóng đãng dâm loạn, làm bại hoại thuần phong mỹ tục.

Bởi vì trong tâm trẻ con ngây thơ trong sạch, nó hoàn toàn không có quan niệm nam nữ, không biết sắc tâm, dâm dục là thứ gì, do đó có thể tự nhiên làm theo bản tính, mọi người sẽ cảm thấy rất hài hòa đáng yêu. Còn một người trưởng thành ham dục đầy mình, để hở mông đi trên phố lớn, thì đó là hành vi dâm đãng, làm bại hoại đạo đức.

Cũng cái lý như vậy, vào thời kỳ đại đồng, nhân tâm đều quy về trong Đạo, đều yêu thương nhau, không có chênh lệch đẳng cấp. Người thời đó không chỉ coi người thân của mình là người thân, mà còn coi người trong cả thiên hạ là người thân; họ không chỉ coi con cái mình là con cái, mà còn coi con cái người khác như con cái mình, mọi người đều vì công, không có tư tâm. Nhưng sau khi thiên hạ đều lệch khỏi Đại Đạo thì thiên hạ trở thành sở hữu của gia tộc riêng, mọi người đều vị tư, đều vì gia đình mình, lúc này nếu lại lấy những yêu cầu thời kỳ Đại Đạo mà yêu cầu người dân thì cao quá, thiên hạ có lẽ chẳng có mấy người có thể làm được, trái lại còn làm hỗn loạn toàn bộ trật tự xã hội.

Trong "Lã thị Xuân thu", "Hoài Nam Tử" đều có ghi chép câu chuyện "Tử Cống từ chối tiền" như sau:

Nước Lỗ có một điều luật rằng, người nước Lỗ ở nước ngoài bị rơi vào cảnh làm nô lệ, nếu có người có thể chuộc được họ trở về thì có thể đến quốc khố thanh toán tiền chuộc. Một lần, Tử Cống, đệ tử của Khổng Tử ở nước ngoài chuộc được một người nước Lỗ, sau khi trở về nước, ông từ chối nhận tiền quốc gia bồi hoàn. Sau khi biết chuyện, Khổng Tử nói: "Tử Cống làm sai rồi, từ nay trở đi, người nước Lỗ sẽ không chuộc nô lệ ở nước ngoài về nữa rồi".

Hành vi vô tư này của Tử Cống, tại sao Khổng Tử lại nói là làm sai rồi? Khổng Tử nói: "Là Thánh nhân chân chính, mục đích làm việc của họ là thay đổi phong khí xã hội, giáo hóa bách tính, không chỉ là làm những việc có lợi cho mình. Hiện nay người giàu có ở nước Lỗ rất ít, người nghèo nhiều, lĩnh tiền bồi hoàn của quốc gia thì cũng chẳng có tổn thất gì cho trò, nhưng không lĩnh tiền bồi hoàn thì nước Lỗ sẽ không có người đi chuộc đồng bào bị rơi vào cảnh làm nô lệ về nữa".

Bởi vì người nghèo ở nước Lỗ mới là đại đa số, "chuộc người lĩnh tiền bồi hoàn" vốn là hành vi đạo đức ai ai cũng có thể làm được, có thể trở thành một loại đạo đức chung của xã hội. Nhưng do hành vi của Tử Cống, đã khiến "chuộc người không cần tiền bồi hoàn" biến thành tiêu chuẩn mới mà đại đa số người dân khó mà làm được, do đó kết quả chính là, rất nhiều người rõ ràng là có thể chuộc được người, nhưng vì không thể nào làm được "chuộc người mà không cần tiền bồi hoàn" nên đành lùi bước. Đem hành vi đạo đức mà chỉ có cá biệt người mới làm được thay đổi thành đạo đức chung của xã hội, thì chẳng giúp cho việc nâng cao hành vi đạo đức của toàn thể xã hội, cần tuần tự tiến dần, từng bước dẫn dắt bách tính.

Lại ví với việc để một con ngựa thồ 100 cân (50kg) thì không vấn đề gì, nhưng nếu để một con chó thồ 100 cân thì sẽ đè chết nó. Thời kỳ khác nhau, nhân tâm xã hội khác nhau, ắt phải có những yêu cầu khác nhau để tuần tự tiến dần, không thể "một đập ăn ngay", nếu không thì sẽ dẫn đến xã hội hỗn loạn.

Tầng thứ của lễ chính là như vậy. Do đó dưới sự chế ước của lễ, trước tiên thân cận yêu thương bảo vệ người có quan hệ thân nhất với mình, sau đó lại đem lòng yêu thương đối với người thân này mở rộng ra tới những người có quan hệ không thân, cuối cùng mở rộng đến toàn bộ chúng sinh trong thiên hạ.

Mạnh Tử nói: "Đem lòng hiếu đối với cha mẹ, bề trên của mình mở rộng đến yêu thương hiếu kính đối với cha mẹ, bề trên của người khắp thiên hạ. Đem lòng yêu thương, nhân từ đối với con cái mình mở rộng đến yêu thương, nhân từ đối với con cái của người khắp thiên hạ".

Mạnh Tử lại nói: "Từ yêu thương người thân của mình mà nhân ái với bách tính trong thiên hạ, từ nhân ái với bách tính trong thiên hạ mà yêu quý vạn vật".

Nho gia dùng lễ trị, chính là dựa vào trạng thái nhân tâm trong thiên hạ, trước tiên kiến lập trật tự đẳng cấp, sau đó căn cứ trật tự này để dẫn dắt, khiến bách tính trong thiên hạ có thể trước tiên đạt được "tiểu khang", sau đó đạt đến đại đồng. Không phải là chế độ lễ trị là có ý phân chia thiên hạ thành 3, 6, 9 đẳng cấp, phân biệt đối đãi, mà là trong xã hội thiên hạ vị tư, không thể nào thi hành được tiêu chuẩn thời thiên hạ vị công, ắt phải trước tiên kiến lập trật tự, sau đó từng bước dẫn dắt, nâng cao, khiến cho cuối cùng có thể trở về trong Đạo, đạt được thiên hạ vị công. Nho gia đi đến tầng diện cuối cùng thì chính là Đạo, đó là thể hiện nội hàm "nội Nho ngoại Đạo".

Do đó chế độ lễ trị sẽ căn cứ theo danh phận, địa vị, hoàn cảnh khác nhau mà mỗi người đang ở mà thi hành những lễ tiết khác nhau. Căn cứ vào thân sơ, tôn ti, nam nữ, già trẻ... thuận theo trật tự định ra nhân luân, xây dựng kỷ cương, lập nên trật tự. Lễ đã định vị trí rõ ràng cho mỗi người trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, chế định ra lễ tiết khác nhau, khiến ai nấy ở vị trí của mình, mỗi người thực thi chức phận của mình, rõ ràng có trật tự, từ đó thịnh trị.

Lễ là thuận theo thiên địa vũ trụ, tuân theo Thiên Đạo, kiến lập trật tự nhân gian, đi ra quy phạm của con người. Lễ là đem những hành vi bên ngoài của con người và tiêu chuẩn hành sự đối ứng với Đạo. Thông qua những trật tự và quy phạm mà lễ kiến lập khiến con người có thể từ bề ngoài sau đó đến nội tâm trở về với tiêu chuẩn đạo đức.

Cùng với việc xã hội ngày càng suy bại, ngày càng rời xa Đại Đạo, các phương thức trị quốc ngày càng phát triển về phía bề mặt. Trọng tâm của lễ cũng từ nội hàm đạo nghĩa đằng sau ngày càng phát triển về hình thức bề ngoài, ngày càng coi trọng hình thức bề ngoài, mà mất đi đạo nghĩa đằng sau, dần dần trở thành lễ tiết rườm rà phức tạp, hình thức. Nho gia trong quá trình phát triển lịch sử dần dần phai nhạt mất Tiên khí và linh tú phía sau. Trong quá trình ngày càng phát triển phía bề mặt, Nho gia bắt đầu trở nên thô tục, cứng nhắc và cổ hủ. Đây cũng chính là kiếp số trong mệnh của Nho gia trong thành trụ hoại diệt của vũ trụ.

Cuối cùng lấy việc trang điểm để làm ví dụ so sánh với sự phát triển của các biện pháp trị quốc. Khi mới bắt đầu, trang điểm rất nhạt, chủ yếu là dựa vào tướng mạo tiên thiên, khi đó coi trọng phát triển khí chất chân ngã tự nhiên, bề ngoài chỉ trang, bổ sung sự thích hợp, khiến người ta trông rất tự nhiên, không nhìn thấy dấu vết của trang điểm. Càng về sau thì lại càng dựa vào trang điểm bề ngoài, coi trọng trang sức bề ngoài, hoàn toàn vùi lấp khí chất tiên thiên, khiến trang điểm ngày càng đậm, tô vẽ xinh đẹp, cuối cùng đã trở thành "hóa trang", khiến cả khuôn mặt đều là vẽ ra, hoàn toàn mất đi hình dáng vốn có. Nhưng lúc này chỉ cần bị nước gột rửa liền lộ ra diện mục hư giả xấu xí được che giấu bên dưới lớp "hóa trang".

Theo Lý Đạo Chân - Visiontimes
Trung Hòa biên dịch

Tài liệu tham khảo:

Xuân Thu Vĩ
Phong Tục Thông Nghĩa
Quản Tử - Chân Pháp Thiên
Xuân Thu Vân Đấu Khu
Bạch Hổ Thông Nghĩa
Đế Vương Bản Kỷ
Liệt Tử - Hoàng Đế Thiên
Hoài Nam Tử
Lạc Thư
Thuyêt Văn Giải Tự
Cao Sĩ Truyện
Thần Kỳ Bí Phổ
Tống Thư - Phù Thụy Chí
Thái Bình Kinh
Xuân Thu
Lã Thị Xuân Thu
Hoài Nam Tử
Tân Luận - Vương Bá Đệ Nhị
Thượng Thư - Vũ Cống
Hán Thư - Nguyên Đế Kỷ
Đạo Đức Kinh
Lễ Ký
Thái Công Lục Thao
Tả Truyện
Đại Học"Trung Dung
Luận Ngữ
Hậu Hán Thư
Hàn Phi
Thương Quân Thư
Pháp Hoa Văn Cú
Huệ Lâm Âm Nghĩa



BÀI CHỌN LỌC

Đại Đạo trị quốc (Phần-8 - kỳ 2): Nho gia trị quốc