Đấng Messiah trong Kinh thánh và Đức Phật Di Lặc trong Kinh Phật có phải là một? (P3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Chúng ta tiếp tục tìm hiểu câu chuyện của một người tu luyện thông qua thiên mục mà nhìn thấy. Những bạn đọc cảm thấy điều này khó tin, thì cũng có thể tìm hiểu thêm, hoặc coi đó như một câu chuyện thần thoại.

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Xem lại: Phần 2

Vì cấp một cơ hội nữa cho những sinh mệnh vốn phải bị tiêu huỷ, bị rơi rớt xuống tầng thấp nhất, Thần Phật đã sáng tạo ra một kết giới, cũng chính là tam giới mà chúng ta hay nhắc tới. Một lớp các vị Thần Phật như Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Giê-su… đã hạ xuống kết giới để độ nhân, đích thân truyền Pháp truyền Đạo, giúp các sinh mệnh bị rơi rớt kia tẩy tịnh một lần mới, rời khỏi kết giới.

Vì tư tâm, các Thiên Thần sa ngã đã phản bội mà bị đánh rớt xuống kết giới, trở thành sinh mệnh của không gian ác ma. Họ làm những việc huỷ diệt nhân loại, ngăn cản con người được cứu. Như vậy, rất nhiều Thiên sứ bị mắc ở trong kết giới. Họ đại biểu cho các vì sao đang xảy ra nổ, giải thể, hoặc sắp phải đối mặt với vụ nổ, giải thể. Vô số các chúng sinh trong thiên thể của họ đều phải đối diện với tai hoạ rất lớn.

Qua các phương pháp khoa học kỹ thuật hiện hữu của nhân loại, các nhà khoa học trên trái đất cũng đã phát hiện ra rằng, trong vũ trụ đang luôn xảy ra vụ nổ lớn. Kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA truyền về dữ liệu quan sát cho thấy, siêu tân tinh trong vũ trụ, cảnh tượng ngoạn mục của vụ nổ sao nhiệt hạch. Đằng sau những cảnh quan tráng lệ này là sự tiêu vong của vô số các sinh mệnh. Những sinh mệnh cao cấp bị kẹt trong kết giới, các sinh mệnh đó bị mê trong không gian nhân loại và sẽ bị tiêu huỷ, liệu họ còn có cơ hội quay trở về không?

Đại kiếp vũ trụ

Một bông hoa, một thế giới, một chiếc lá, một bồ đề. Chứng kiến lần lượt các vụ nổ thiên hà liên tiếp trong vũ trụ, Thần Phật của Thượng giới đều lo sợ, đau thương. Thế nên, những Thần Phật, Bồ Tát, La Hán, Tiên gia từ bi, vì để cứu vãn những sinh mệnh vốn rất thần thánh này, đã liều mình tiến vào kết giới. Và các sinh mệnh cao tầng đó sau khi vào kết giới cũng không thể tránh khỏi bị mắc kẹt ở trong đó, và ác tính tuần hoàn khiến cho cục diện ngày càng khó xử lý, cộng thêm số lượng khổng lồ của các Thiên Thần sa ngã, tổn thất của vũ trụ ngày càng trầm trọng. Kết giới không thể trụ nổi, phun trào ra năng lượng đen tối, có thể khiến toàn thể đại khung hoàn toàn sụp đổ.

Thần Phật của Thượng giới đều lo sợ, đau thương. Thế nên, những Thần Phật, Bồ Tát, La Hán, Tiên gia từ bi, vì để cứu vãn những sinh mệnh vốn rất thần thánh này, đã liều mình tiến vào kết giới. (Bức tranh Thệ ước miêu tả cảnh các vị Thần thệ ước theo Sáng Thế Chủ hạ thế chính Pháp | Minhhui.org)

Theo dự đoán của các Thần, trong kết giới sẽ có một bộ phận những người đi theo con đường khoa học ngoài hành tinh, do ác ma dẫn dắt, cuối cùng tạo ra vũ khi hạt nhân có thể huỷ diệt toàn bộ kết giới. Điều này khác với sự tan rã của địa cầu trước kia. Lực lượng tà ác có thể to lớn tới mức khiến toàn bộ đại khung bị huỷ diệt theo. Vào thời khác nguy nan, các Thần Phật hy vọng vị Phật Như Lai được lựa chọn có đại trí huệ, có thể giải quyết vấn đề này. Vị Phật Như Lai này nói: “Tôi biết sự kỳ vọng của các vị, cũng hiểu rõ nỗi lo lắng của các vị. Tôi trân trọng bản thân các vị hơn các vị, và tất cả các chúng sinh. Tôi phải đích thân tiến vào kết giới”.

Các Thần Phật ra sức ngăn cản. Mặc dù không ai biết nguồn gốc của vị Phật Như Lai này, không biết được được Ngài tới từ thế giới cao như thế nào, nhưng có thể chắc chắn rằng, nếu Ngài tiến vào kết giới, sẽ không thể quay trở về. Như thế, vô lượng vô tế vũ trụ sẽ bị tan rã.

“Tôi nguyện theo Phật Như Lai hạ thế độ nhân” - lúc này một vị Thiên Thần tên ‘Trú’ đã bước ra. Ông cũng là chủ một Trời, tới từ thiên thể xa xôi, mang theo năng lượng thâm sâu không thể đo lường. Các Thần Phật đều kính phục nhìn ‘Trú’, khi nhìn thấy nhiều sinh mệnh vĩ đại như thế rơi xuống mà ông ấy vẫn dám hạ trần.

“Tôi nguyện theo Phật Như Lai hạ thế độ nhân” - lại một vị Tiên đạo tên ‘Tường’ cũng bước ra.

Càng lúc càng có nhiều Thần Phật, Tiên Đạo, Bồ Tát, Thiên thần, La Hán đều bước ra. Dường như có khoảng 20% sinh mệnh Thần thánh của toàn thể tầng Thiên giới này đã bước ra, nguyện theo Phật Như Lai cùng tiến vào kết giới. Thế là các Thần không ngần ngại tiến vào kết giới, luân hồi chuyển sinh đời đời kiếp kiếp, cùng khai sáng lịch sử văn minh Đông Tây phương của nhân loại ngày nay, đồng thời chờ đợi tới ngày Thánh Vương xoay chuyển càn khôn.

‘Mật truyền Thiêu Bính Ca’

Lưu Bá Ôn là nhà chính trị và quân sự của cuối triều Nguyên, đầu triều Minh. Ông tinh thông thiên văn địa lý, dịch học số thuật, là tể tướng khai quốc của triều Minh. Điều quan tâm nhất của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là bản thân có thể giữ mãi được giang sơn xã tắc không, nên đã hỏi Lưu Bá Ôn về vận mệnh tương lai của quốc gia. Từ xưa tới nay, việc thay triều đổi đại đều đã có định số, Thiên cơ càng không thể tuỳ tiện tiết lộ.

"Người nghèo 1 vạn lưu 1 nghìn, người giàu 1 vạn lưu 2, 3. Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, hãy xem cái chết ở trước mắt. Đồng bằng không có trồng ngũ cốc, cản phòng tứ phía tuyệt bóng người."
Lưu Bá Ôn là nhà chính trị và quân sự của cuối triều Nguyên, đầu triều Minh. Ông tinh thông thiên văn địa lý, dịch học số thuật, là tể tướng khai quốc của triều Minh. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)

Nhưng vì Chu Nguyên Chương là bậc Đế Vương, khó mà từ chối, nên Lưu Bá Ôn đã dùng hình thức thi ca với rất nhiều ám dụ và ẩn ngữ, để nói nhiều việc từ tương lai đến hôm nay. Như vậy ông vừa làm theo lệnh của Hoàng đế, vừa lưu lại cho đời sau những tiên tri cảnh báo cực kỳ chính xác. Bởi vì Lưu Bá Ôn gặp vua khi Thái Tổ đang ăn bánh nướng (thiêu bính), nên tác phẩm được gọi là ‘Thiêu Bính Ca’, lần đầu tiên được xuất bản trong “Vĩnh Lạc đại điển” thời nhà Minh.

Về nội dung của “Thiêu Bính Ca”, chúng ta sẽ không giải thích trong khuôn khổ này. Tuy nhiên, sau “Thiêu Bính Ca”, Lưu Bá Ôn có một đoạn đối thoại với Minh Thái Tổ liên quan tới một sự việc lớn nhất trong vũ trụ. Vì vậy trong ghi chép “Vĩnh Lạc đại điển”, nó đã cố tình bị xoá bỏ đi, để tránh người đời biết được mà tiết lộ thiên cơ. Nó chỉ được lưu truyền bí mật trong Phật giáo.

Đoạn đối thoại đó nói rõ về thời kỳ nhân loại bước vào mạt pháp, vũ trụ tiến vào thời kỳ hoại diệt cuối cùng, về sự việc Phật tương lai Phật Di Lặc chuyển thế. Nội dung đó không chỉ liên quan tới nhân loại, còn có vấn đề cứu độ của toàn thể Phật, Đạo, Thần trong vũ trụ, có thể giúp chúng ta hiểu được sự việc sau khi Phật Như Lai và các chúng Thần tiến vào kết giới.

Đế hỏi: Cuối cùng, người nào truyền Đạo? (Minh Thái Tổ hỏi Lưu Bá Ôn: Thời kỳ cuối cùng mạt kiếp, đại đạo độ nhân sẽ do ai truyền?)

Trong Phật giáo có cách nói về ‘mạt Pháp’, ‘mạt kiếp’ để nói tới thể hệ đạo đức nhân loại sau khi sụp đổ, không có sự ước thúc của đạo đức, thoái hoá sa đoạ. Tới lúc đó tôn giáo truyền thống vốn duy trì đạo đức nhân loại không thể làm gì, thì khi đó Đạo lớn như thế nào mới có thể cứu độ được nhân loại thời thập ác độc thế?

Ôn nói: có thi làm chứng: bất tương tăng lai bất tương đạo, đầu đái tứ lưỡng dương nhung mạo, chân Phật bất tại tự viện nội, tha chưởng Di Lặc nguyên đầu giáo.

(Lưu Bá Ôn trả lời rằng: người này không giống hoà thượng cũng chẳng giống Đạo nhân, trang phục giống như người dân bình thường, ông ấy không ở trong tu viện, nhưng là Phật chân thực, chuyển thế với danh hiệu Phật Di Lặc, tới nhân gian truyền đại Đạo)

Đế hỏi: Di Lặc giáng phàm tại đâu?

Ôn nói: nghe bề tôi nói: giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở trong phủ tướng làm quan, không làm thái tử trong hoàng cung, không ở trong cửa chùa, đạo viện, mà sẽ giáng hạ nơi ngôi nhà tranh, Yên nam Triệu bắc rải ánh vàng (chính là ở khu vực Bắc Kinh truyền đạo)

Đế hỏi: sau triều Thanh sẽ như thế nào, khanh nói rõ thêm để người đời sau có thể hiểu rõ.

Ôn nói: Bất cảm tận ngôn, hải vận vị khai thị Đại Thanh, khai liễu hải vận động đao binh, nhược thị vận vận trùng khai liễu, tất thị lão thủy hoàn liễu Kinh.

(Nghĩa là: không thể nói hết ra, khi vận chuyển biển chưa mở, bế quan đóng cửa thì là đại Thanh; khi mở cửa, mở đường vận chuyển biển sẽ xảy ra chiến tranh liên miên, [chỉ về một loạt các trận chiến từ liên minh 8 nước tới chiến tranh Giáp Ngọ], nếu như mở cửa trùng trùng [cải cách mở cửa], thì lão Thủy hồi Kinh [sau thời cải cách, lãnh đạo có chữ Thủy là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào - chỉ ra thời Phật Di Lặc truyền Pháp là thời kỳ này])

Đế hỏi: Lão Thuỷ có gì? (nghĩa là: liên quan tới lão thuỷ có điều gì cần nói tới?)

Ôn nói: Hữu hữu hữu. Chúng Đạo hội hạ dẫn tiến tu hành, đại biến tiểu, lão chuyển thiếu, hòa thượng đáo bả giai nhân yếu, chân khả tiếu lai chân khả tiếu, nữ giá tăng nhân thời lai đáo

(Nghĩa là: Có, có, có. Các Đạo sẽ dẫn vào tu hành [Trung Quốc vào những năm 70, 80 sẽ xuất hiện các loại môn phái khí công, sẽ trải bước đệm cho Di Lặc truyền Đạo]. Lớn thành nhỏ, già thành trẻ. Hòa thượng muốn giai nhân, thật buồn cười, thật buồn cười. Thời phụ nữ gả cho tăng nhân đã đến. [Sau khi tiến vào Đại đạo tu hành do Di Lặc truyền, đặc điểm của nó là con người sẽ ngày càng trở nên trẻ, con người không cần vào chùa miếu xuất gia tu hành, có thể kết hôn, sinh con bình thường])

Đế hỏi: Vì sao khanh nói tới chữ Đạo? [vì sao khanh khẳng định nhân duyên đại đạo như thế?]

Ôn nói: Thượng mạt hậu thời niên, vạn tổ hạ giới, thiên Phật lâm phàm, phổ thiên tinh đẩu, A Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, nan thoát thử kiếp, nãi thị vị lai Phật, hạ phương truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư tổ, bất ngộ kim tuyến chi lộ, nan đóa thử kiếp, tước liễu quả vị, mạt hậu Lặc phong bát thập nhất kiếp

(Nghĩa là: khi mạt hậu bắt đầu, vì để tránh khỏi kiếp nạn, các Phật Đạo Thần, Chân Nhân, La Hán và Bồ Tát… trên trời sẽ lần lượt liên tiếp hạ thế, chuyển sinh thành người, đợi vị Phật tương lai tới truyền Đạo. Tất cả Thần Phật trong trời đất không gặp được con đường vàng [chính là đại Đạo mà Phật tương lai truyền], đều khó tránh khỏi kiếp nạn, bị tước quả vị).

Phật Di Lặc xuất thế

Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói: “Ngô niết bàn hậu, Pháp dục diệt thời; ngũ nghịch trọc thế, ma đạo hưng thịnh; ma tác sa môn, hoại loạn ngô đạo; Trước tục y thường, lạc hảo cà sa; ngũ sắc chi phục; ẩm tửu đạm nhục; sát sinh tham vị, vô hữu từ tâm, cánh tương tăng tật”.

Ý nghĩa là: Sau khi Ta niết bàn, tới thời kỳ mạt kiếp. Khi Pháp sắp diệt [không còn có tác dụng giáo hoá nữa]. Khi đó ngũ hành đảo ngược, thế đạo hỗn loạn, ma quỷ sẽ hoá thành tăng ni trà trộn vào chùa viện, phá hoại Phật Pháp của Ta. Chúng không mặc áo cà sa mộc mạc mà theo đuổi trang phục đầy màu sắc, uống rượu, ăn thịt, sát sinh [vứt bỏ hoàn toàn những giới luật mà Phật tuyên giảng]. [Tư tưởng từ bi đối với chúng sinh mà Đức Phật đề cao, đã bị] biến thành sự đố kỵ và thù ghét nhau.

Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã từng nói rằng vào thời mạt kiếp mạt Pháp, sẽ có vị Phật tương lai - Phật Di Lặc hạ thế giảng lại cho con người đạo lý làm người.

Khi Giác Giả hạ thế, vì sao chúng ta không thể nhận ra Ngài?
Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã từng nói rằng vào thời mạt kiếp mạt Pháp, sẽ có vị Phật tương lai - Phật Di Lặc hạ thế giảng lại cho con người đạo lý làm người. (Ảnh: zhenshanren)

Trong “Kinh Thánh” đã tiên tri rằng vào thời khắc cuối cùng của nhân loại, sau khi Israel phục quốc, Chúa Cứu Thế Messiah sẽ tới nhân gian.

Nhà ngôn ngữ học đương đại của Trung Quốc Quý Tiện Lâm và học giả Tiền Văn Trung đều thừa nhận trong nghiên cứu của họ rằng: Chúa Cứu Thế “Messiah” của Cơ Đốc giáo và Phật Di Lặc của Phật gia là chỉ cùng một vị Thần.

Trong “Đại thừa tam tụ sám hối kinh” của Phật giáo có ghi chép về tiên tri của Phật Đà rằng: “Pháp mà Ta giảng, chính Pháp 500 năm, tướng Pháp 500 năm, mạt Pháp 1.000 năm (tất cả cộng lại là 2.000 năm). Sau đó Pháp diệt tận (không thể độ nhân). Chính Pháp hồng truyền bên ngoài Phật giáo”.

Phật Đà còn dự báo tương lai sẽ có Phật Di Lặc hạ thế, với dấu hiệu khai nở của Thánh hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới xuất hiện một lần.

Trong “Pháp Hoa Văn cú” quyển 4 có viết: “Ưu Đàm hoa giả, thử ngôn linh thuỵ, tam thiên niên nhất hiện” (Hoa Ưu Đàm mang điềm lành, 3.000 xuất hiện một lần)

Trong “Nhất thiết kinh âm nghĩa” viết: “Hoa Ưu Đàm Bà La được cảm ứng bởi sự thiêng liêng, điềm lành, nó chính là thiên hoa mà trên thế gian không có, nếu Như Lai hạ sinh, Kim Luân Vương xuất hiện nơi thế gian, thì do sức mạnh của phúc đức to lớn, cảm ứng được loài hoa này xuất hiện”.

Năm 1997, truyền thông Hàn Quốc lần đầu tiên đưa tin một ngôi chùa ở đất nước này xuất hiện hoa Ưu Đàm Bà La. Sau đó, các báo của Hàn Quốc liên tiếp đưa tin loài hoa kỳ diệu này khai nở ở nhiều nơi, khiến giới Phật giáo bất ngờ. Ngay sau đó, rất nhiều địa phương ở Trung Quốc cũng truyền tin hoa Ưu Đàm Bà La đang khai nở nơi đây. Loài hoa này không cần sinh trưởng ở đất, mà có thể mọc ở bất kỳ nơi nào như đá, gỗ, thép, lá cây, gốm sứ… Ưu Đàm Bà La hoa đã xuất hiện, liệu có phải Phật Di Lặc thật sự đang truyền Pháp tại thế gian không?

Hơn 1.000 năm trước, hòa thượng Bố Đại trước khi lâm chung đã để lại 4 câu kệ:

“Di Lặc chân Di Lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân tự bất thức”

Tạm dịch:

Di Lặc chân Di Lặc
Phân thân muôn vạn ức
Luôn ở trước người đời
Người đời lại không biết

Những câu thơ trên nhắc nhở con người không nên giữ quan niệm cũ cố hữu về việc chỉ có một Phật Di Lặc. Di Lặc chỉ là một danh hiệu của Phật, chính là ý nghĩa ‘Đại Từ Thị’, cũng giống như ngàn vị Phật ngày xưa được gọi là chư Phật Nhiên Đăng. Ngàn vị Phật tương lai đời sau chư Phật Thích Ca đều được gọi là chư Phật Di Lặc. Có lẽ Phật Di Lặc đang ở ngay bên cạnh chúng ta mà chúng ta không biết. Rốt cuộc Ngài là ai? Người hữu duyên ắt sẽ tìm thấy Ngài!

Minh An
Theo Weiyushiguang



BÀI CHỌN LỌC

Đấng Messiah trong Kinh thánh và Đức Phật Di Lặc trong Kinh Phật có phải là một? (P3)