Danh ngôn để đời: Sai một ly đi một dặm - đối ứng với những đại sự trong lịch sử

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Sai một ly, đi một dặm” không phải là kết quả của một ngày mà tạo thành, cũng như câu “Băng đống tam xích phi nhất nhật chi hàn” (Băng dày ba thước đâu do lạnh một ngày), do tích lũy qua ngày tháng, dần dần mà thành.

“Thất chi hào ly, sai dĩ thiên lý”(Sai một ly đi một dặm), câu thành ngữ nổi tiếng này chứa đựng “Bảo bối” gì?

“Sai một ly đi một dặm” câu nói này được lưu truyền rộng khắp xưa nay, nó có nguồn gốc từ xa xưa. “Sử ký - Thái sử công tự”, ”Đại Đới lễ ký - Bảo truyện”, “Lễ ký - Kinh giải”, “Thuyết uyển”, “Giả Nghị tân thư”, ”Hán thư”, “Phong tục thông nghĩa” v.v. đều có câu này, có thể thấy vị trí của câu này quan trọng đến thế nào trong văn hóa Trung Hoa. Truy về nguồn gốc, câu nói để đời này chứa đựng “Bảo bối” gì? Tại sao lại được người ta coi trọng?

“Thất chi hào ly, sai dĩ thiên lý”, cũng viết “Thất chi hào ly, sai chi thiên lý”, “Sai chi hào ly, mậu dĩ thiên lý”, “sai chi hào ly, thất chi thiên lý”, “Sai dĩ hào ly, mậu dĩ thiên lý”, “Sai dĩ hào ly, thất chi thiên lý” v.v. ý nghĩa là như nhau. Nghĩa là khi bắt đầu chỉ sai lệch tí chút, không dễ cảm nhận, cũng không thấy sai lệch rõ ràng, thế nhưng, thời gian lâu dần, kết quả sẽ xuất hiện sự sai lệch cực lớn. Vậy thì, “Sai một ly” tạo thành “đi một dặm”, nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gì?

Trong “Sử ký - Thái sử công tự” dẫn lời của Khổng Tử “Xuân Thu” để làm nổi bật đạo lý này: “Vạn vật tụ tán đều ở trong “Xuân Thu”. Trong “Xuân Thu” có 36 vua bị giết bởi bề tôi, 52 quốc gia tiêu vong, kẻ chạy sang các nước chư hầu nhưng không giữ nổi xã tắc nhiều không đếm được. Xét kỹ nguyên nhân, đều do đã đánh mất gốc. Nên mới viết ‘Thất chi hào lý, sai dĩ thiên lý.” (sai một ly đi một dặm).

Ý nghĩa câu này của Thái Sử Công là, đạo lý thịnh suy thành bại của vạn sự vạn vật đều có thể nhìn thấy rõ trong “Xuân Thu” của Khổng Tử, mà nguyên nhân cuối cùng của những sự việc nêu trên là do đã đánh mất gốc rễ của Đạo nghĩa. Vậy mới nói: “Sai một ly, đi một dặm.”

Từ đoạn văn trên của Thái Sử Công Tư Mã Thiên, có thể thấy câu danh ngôn này có nguồn gốc xa xưa, đến từ dịch lý của triết học xử thế Trung Hoa. “Sai một ly, đi một dặm” không phải là kết quả của một ngày mà tạo thành, cũng như câu “Băng đống tam xích phi nhất nhật chi hàn” (Băng dày ba thước đâu do lạnh một ngày), do tích lũy qua ngày tháng, dần dần mà thành.

Vậy Thái Sử Công viết đoạn đề tựa, dẫn câu danh ngôn này dụng ý là gì? Để “Chính lễ nghĩa chi bản” (làm chính lại cái gốc của lễ nghĩa), nhấn mạnh tác dụng làm gương soi chiếu của kinh “Xuân Thu”, có lực lượng dẹp loạn cải chính, đó cũng là lý tưởng của ông khi viết tác phẩm kinh điển “Sử ký-Tư Mã Thiên”.

Thái Sử Công tán tụng giá trị của kinh Xuân Thu: “Phù Xuân Thu, thượng minh tam vương chi đạo, hạ biện nhân sự chi kỷ, biệt hiềm nghi, minh thị phi, định do dự, thiện thiện ác ác, hiền hiền tiện bất tiếu, tồn vong quốc, kế tuyệt thế, bổ tệ khởi phế, vương đạo chi đại giả dã.

Nghĩa là: Kinh Xuân Thu truy nguồn lịch sử, nói rõ vương đạo của ba vị quân vương khai quốc nhà Hạ, Thương, Chu, tiếp theo làm rõ nhân luân kỷ cương giữa người với người, làm người ta minh bạch chỗ còn mơ hồ thời xưa, làm rõ đúng sai, định rõ chỗ còn do dự chưa quyết, làm người tốt được khen, kẻ xấu bị chê trách; làm hiền nhân tài đức được tôn sùng, kẻ xấu bị khinh rẻ; làm cho quốc gia sắp bị diệt vong tiếp tục tồn tại (như Sở Trang Vương không diệt Trần quốc), làm dòng dõi đế vương sắp bị tuyệt diệt được tiếp tục duy trì (như nhà Chu thủa đầu, hậu duệ vua Thuấn xây lại Trần quốc, rồi hậu duệ Đại Vũ kiến lập lại Kỷ quốc); lại còn tu bổ chỗ tàn khuyết của chế độ, chấn hưng chỗ yếu kém, đó đều là những đại sự trị quốc bình thiên hạ của vương đạo.

Dựa vào đây mà suy, khi Khổng Tử ghi chép sử Xuân Thu kéo dài năm 242 (Bắt đầu từ năm đầu Lỗ Ẩn Công, tới Lỗ Ai Công năm thứ 14, ghi lại 12 sự kiện lịch sử của nước Lỗ), “36 vua bị bề tôi giết, 52 quốc gia tiêu vong, kẻ chạy sang các nước chư hầu nhưng không giữ nổi xã tắc nhiều không đếm được.”, đều do đánh mất đạo nghĩa mà dẫn đến kết cục bi thảm đáng sợ, vậy đó chẳng phải là ác quả của “Sai một ly, đi một dặm” sao?!

Đạo lễ nghĩa đối với quốc gia dân tộc quan trọng như vậy đấy, đối với sinh kế của một người, chẳng phải cũng là một lực lượng vô cùng sao? Khi người ta mê loạn trong hồng trần cuồn cuộn, tham đắc lợi ích nhất thời mà đánh mất đi đạo nghĩa, cuối cùng đánh mất đi chỗ dựa của sinh mệnh. Đạo lễ nghĩa là căn bản của sinh mệnh, “Kiến kỳ bản nhi vạn vật lý (thuận)” (Xây bồi cái gốc là lý của vạn vật), cho nên cổ nhân dạy làm người cần “Chính bản” (Chính gốc)!


Tư Mã Thiên và cuốn Sử Ký thời nhà Minh năm Vạn Lịch thứ 26 (Miền công cộng/ Epoch Times)

Tổ tiên của Tư Mã Thiên từ thời cổ đã giữ chức làm thiên văn lịch pháp, ở thời nhà Chu làm sử quan (một thời gian ngắn giữ chức Tư Mã). Phụ thân của ông là Tư Mã Viêm làm Thái sử công nhà Tây Hán, sau khi cha ông mất ba năm, Tư Mã Thiên trở thành Thái sử công của nhà Hán, kế thừa di nguyện làm Sử ký của phụ thân, ông chỉnh lý tập hợp các tư liệu làm Sử ký.

Năm đầu Thái Sơ, ông bắt đầu sắp xếp thứ tự. Bảy năm sau, cuộc đời ông có biến động lớn. Tư Mã Thiên biện giải cho Lý Lăng bại trận Hung Nô, do nói chưa rõ ý mà bị hiểu nhầm, bị tống ngục, sau bị “Cung hình” (Cũng gọi là Nhục hình-bị thiến). Cuộc đời ông chịu niềm đau lớn, trong “Báo nhậm thiếu khanh thư” (thư trả lời Thiếu Khanh) ông viết: “Hành mạc sú ư nhục tiên, cấu mạc đại ư cung hình” (Hành vi nào xấu xa bằng làm nhục tổ tiên, xấu hổ nào lớn hơn bị thiến).

Nhưng “Tử hoặc trọng vu Thái sơn, hoặc khinh vu hồng mao” (có cái chết nặng như núi Thái, cũng có khi nhẹ tựa lông hồng), do vậy, ông nhẫn nhục biên soạn xong đại nghiệp một đời - Bộ sử ghi lại trên ba nghìn năm lịch sử - “Thái sử công thư”, sau này gọi là “Sử ký”. Đây cũng là một loại khảo nghiệm phi thường mà Trời cao sắp đặt để thành tựu lên một hiền sĩ thiên cổ lưu danh.

Tư Mã Thiên hoàn thành cuốn Sử Ký, động lực tinh thần chủ yếu đến từ cha ông, cốt lõi lý tưởng dựa theo Xuân Thu của Khổng Tử. Bút pháp Xuân Thu của Khổng Tử khen thiện chê ác, trở thành ngọn hải đăng sáng soi lịch sử Trung Hoa, trở thành luân lý làm người, là thuyền đưa đạo nghĩa Đất Trời - “Bạt loạn thế phản chi chính, mạc cận ư Xuân Thu”. (Dẹp loạn thế quay về chính, không gì bằng Xuân Thu); Tư Mã Thiên học theo lý tưởng tinh thần của Khổng Tử để viết Xuân Thu, kinh qua mười mấy năm hoàn thành bộ Sử Ký, là kiệt tác kinh điển lưu lại cho hậu thế.

Xuân Thu và Sử Ký đều hiển dương luân thường đạo lý, tinh thần đạo nghĩa trong Trời Đất, lưu lại cho thế nhân những tấm gương để phân biệt đúng sai thiện ác. Lịch sử Trung Hoa coi trọng “Chính Bản” (Chính gốc), coi trọng chân thực, các sử quan Trung Hoa coi trọng ‘Lịch sử’ hơn ‘Chính quyền’. Bởi vì lịch sử cùng tinh thần triết học Trung Hoa hết sức thận trọng, nhằm tránh hậu quả của việc “Sai một ly, đi một dặm”, đây chính là nhân tố căn bản duy nhất đã duy trì nền văn minh vĩ đại năm ngàn năm của Trung Hoa không bị gián đoạn.

Thái Bình
Theo Dung Nãi Gia - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Danh ngôn để đời: Sai một ly đi một dặm - đối ứng với những đại sự trong lịch sử