Ngôn hành của cha mẹ Nhật quyết định số phận thành công của con trai

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trở thành chủ sở hữu của một công ty lớn với hơn 500 chi nhánh. Người ta nói rằng việc quét dọn đã thay đổi số phận của ông ấy, vậy ý ​​tưởng và tinh thần của việc quét dọn đến từ đâu? Nguồn gốc của nó ở chỗ nào?

Hẳn có người trong chúng ta từng biết tới Hidesaburo Kagiyama, tác giả của cuốn sách “Đạo Quét dọn” (Tảo trừ Đạo - Sojido). Cuốn sách kể về câu chuyện của tác giả khi đối mặt với khó khăn, bế tắc lúc bắt đầu khởi nghiệp, ông đã thay đổi vận mệnh của mình bằng cách quét dọn. Ông đã thay đổi bản thân. Mỗi ngày, điều đầu tiên ông bắt tay vào làm khi đến sở làm là dọn dẹp công ty của mình thật sạch sẽ, gọn gàng. Với tinh thần dọn dẹp này, ông Hidesaburo Kagiyama đã thay đổi bản thân, thay đổi công ty suy tàn lúc bấy giờ, và trở thành chủ sở hữu của một công ty lớn với hơn 500 chi nhánh. Người ta nói rằng việc quét dọn đã thay đổi số phận của ông, vậy ý tưởng và tinh thần của quét dọn đến từ đâu? Nguồn gốc của nó ở đâu?

Công ty lâm vào khó khăn khiến ông nhớ lại những gì cha mẹ đã làm

Gia đình là trường học đầu tiên trong đời, là nơi trẻ sống, lớn lên và hình thành những thói quen. Khi ông Hidesaburo Kagiyama còn rất nhỏ, ông sống ở vùng nông thôn với cha mẹ và năm anh chị em của mình. Mỗi khi bố đi làm đồng, việc đầu tiên là ông phải dọn sạch cỏ dại trên ruộng rồi mới bắt tay vào cày cấy trồng trọt. Việc này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim non trẻ của ông Hidesaburo Kagiyama.

Bởi vì lần nào cũng như vậy, cha không để ý tới sự sốt ruột của các con, ông luôn nhất định phải nhổ cỏ sạch sẽ rồi mới làm các việc đồng áng khác, chính nhờ tinh thần này khiến cho hoa màu của cha ông trồng trọt dường như luôn tốt hơn những gia đình khác. Cách làm sạch sẽ, nghiêm túc và cẩn thận này cũng khiến mọi người ngưỡng mộ cha ông.

Gia đình ông Hidesaburo Kagiyama sống trong một ngôi nhà rất đơn sơ, ông có 5 anh chị em. Thông thường người ta sẽ đều cho rằng, một gia đình đông như vậy sẽ rất bừa bộn. Bố mẹ ông luôn sắp xếp dọn dẹp gọn, cho dù những đứa con có quấy phá thế nào đi nữa. Họ có thể quét dọn nhiều lần trong ngày, và những hành động làm gương về phong cách sống, và lý tưởng sống của cha mẹ, đã ảnh hưởng sâu sắc đến các anh chị em ông Hidesaburo Kagiyama. Những hành động nghiêm túc, chăm chỉ và thường hằng của cha mẹ đã khiến các con cảm động, và chúng cũng không để cho nhà cửa bừa bộn.

Cha mẹ ông luôn thu dọn và gọn gàng, bất kể những đứa con bừa bộn đến mức nào. (pixabay)

Cha mẹ trong mắt của Hidesaburo Kagiyama

Cha mẹ ông Hidesaburo Kagiyama không có văn hóa, họ chỉ học tới lớp bốn tiểu học. Ông Hidesaburo Kagiyama nói: “Dù cha mẹ tôi không được đi học đầy đủ, nhưng họ rất coi trọng việc giáo dưỡng”.

Nhờ khả năng của mình, họ đã tích luỹ được rất nhiều của cải, nhưng do động đất, chiến tranh, và các biến cố khác, họ lại bị mất hết tài sản. Mặc dù vậy, họ không bao giờ oán trách và luôn giữ một lối sống tuyệt vời.

Ví dụ, trong cuộc sống, cha mẹ ông yêu cầu giày dép cần phải được xếp đặt ngay ngắn, không được giẫm lên thảm ở cửa, và kéo đẩy cửa cần phải nắm vào tay cầm. Ngoài ra, khi làm những việc này, không được gây ồn ào, để tránh làm phiền người khác.

Trong Thế chiến thứ hai, nhà của ông Hidesaburo Kagiyama ở Tokyo đã bị chiến tranh phá hủy. Gia đình chuyển đến Gifu, quê hương của cha mẹ ông. Ở đây, cuộc sống của họ gặp phải rất nhiều khó khăn, nơi ở cũng rất đơn sơ. Dù vậy, bố mẹ vẫn quét dọn nhà ngày bốn, năm lần để nhà cửa luôn gọn gàng, ngăn nắp.

Có lần bố mẹ đưa anh chị em ông đến cửa hàng bách hóa để mua đồ. Khi lũ trẻ nhìn thấy nhiều kẹo qua cửa kính trưng bày của cửa hàng, chúng liền tay sờ vào cửa kính và cảm thấy vô cùng thích thú. Nhưng cha của Kagiyama đã dặn các con không được chạm vào tủ kính đã được lau sạch, bởi người bán hàng sẽ phải mất rất lâu mới lau chùi sạch được cửa kính.

Từ những chi tiết nhỏ nhặt trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy việc bố mẹ Kagiyama chú trọng quét dọn sạch xung quanh, sự nghiêm khắc trong giáo dục gia đình và sự tôn trọng thành quả lao động của người khác đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông Kagiyama. Thành công của ông là nhờ có sự ảnh hưởng tích cực từ cha mẹ.

Ông thừa hưởng phong cách sống tốt của họ. Đây cũng chính là lý do tại sao ông có thể kiên trì quét dọn, chính là nguồn gốc của tinh thần và lý tưởng quét dọn.

Cha mẹ làm gương qua hành động

Làm thế nào để giáo dục con cái tốt là chủ đề của hầu hết mọi bậc cha mẹ. Có rất nhiều phương pháp giáo dục. Trên thực tế, dạy con bằng lời nói và việc làm, là cách giáo dục gia đình đơn giản và phù hợp nhất. Gia đình là trường học đầu tiên trong cuộc đời con trẻ, nhiều khi từng hành động, từng lời nói, việc làm của cha mẹ sẽ in sâu vào tâm trí con trẻ.

Ở Nhật Bản, khi trẻ em còn rất nhỏ, chúng đã được thấm nhuần tư tưởng: “Không được gây rắc rối cho người khác”. (pixabay)

Ở Nhật Bản, khi trẻ em còn rất nhỏ, chúng đã được thấm nhuần tư tưởng: “Không được gây rắc rối cho người khác”. Và trong cuộc sống hàng ngày, trẻ được chú trọng trau dồi khả năng tự chăm sóc bản thân và tinh thần tự hoàn thiện của trẻ. Cả gia đình đi du lịch, dù trẻ nhỏ đến đâu cũng phải mang theo một chiếc ba lô nhỏ, đều không có ngoại lệ. Khi hỏi tại sao thì phụ huynh cho biết: “Đây là đồ riêng của trẻ, nên trẻ cần tự mang theo”.

Sau giờ học, nhiều học sinh phải đi làm thêm kiếm tiền lúc rảnh rỗi. Chương trình vừa học vừa làm rất phổ biến trong giới sinh viên đại học, ngay cả con cái của những gia đình giàu có cũng không ngoại lệ. Họ tự kiếm tiền chi trả học phí của bản thân bằng cách phục vụ bưng bê trong nhà hàng, rửa bát đĩa, bán hàng chăm sóc người già và làm gia sư.

Trong những ngày đầu kinh doanh khởi nghiệp, ông Kagiyama gặp khó khăn trong việc đàm phán, tìm kiếm khách hàng. Khi nhân viên mất bình tĩnh, ném tập giấy tờ xuống đất, hoặc đạp ghế để trút giận, ông nghĩ tới việc cha mẹ luôn làm mọi thứ mà không hề than phiền, hơn nữa còn không gây rắc rối cho người khác. Cuốn sách viết: “Tôi cảm thấy rằng cha tôi chỉ tức giận khi chúng tôi gây rắc rối cho người khác”. Vì vậy, ông đã âm thầm làm công việc dọn dẹp để chống đỡ công việc kinh doanh bất lợi, và dùng môi trường ngăn nắp giảm bớt những sự nóng nảy của nhân viên, và bày tỏ lòng biết ơn đối với nhân viên của mình. Cuối cùng, hành động của ông đã khiến các nhân viên cảm động và vận may đã tới.

Trong cuộc sống, mỗi cử chỉ, lời nói của cha mẹ trước mặt con trẻ cũng như vậy. Tôi nhớ có một câu chuyện: Có lần một bà mẹ dắt con đi bơi. Sau khi bơi xong, phát hiện mất đôi dép. Đứa trẻ hồn nhiên nói: Mẹ ơi, nếu người khác lấy dép của con thì mẹ hãy đi giày của người khác. Người mẹ xem đây là cơ hội tốt để giáo dục con. Vì vậy, người mẹ chỉ đi chân trần về nhà cùng với đứa con, và bàn chân của cô ấy đã bị rách. Người mẹ nói rằng cô muốn dùng hành động của mình để nói cho con biết một đạo lý rằng không thể vì lợi ích của bản thân mà làm tổn hại tới người khác. Là cha mẹ, cần phải làm gương tốt cho con cái, và muốn yêu cầu con làm theo thì bản thân cha mẹ cần phải làm được điều đó.

Ví dụ, trên xe buýt thấy có người già, phụ nữ mang thai nên chủ động nhường chỗ, khi xếp hàng phải trật tự, không chen lấn; khi sang đường phải tuân theo đèn tín hiệu giao thông, đi bộ trên đường kẻ vạch khi băng qua đường… Trẻ nhìn thấy hành động đó, sau này sẽ bắt chước theo, bởi chúng nghĩ rằng cha mẹ làm như thế nên tất nhiên sẽ học cách làm theo.

Ông Kagiyama đã viết trong cuốn sách của mình rằng: “Ngay cả khi tôi không thể hoàn hảo như cha mẹ của mình, ít nhất mỗi ngày tôi sẽ cố gắng hết sức không phàn nàn, hoặc gây rắc rối cho người khác. Nhiều phong cách sống của bố mẹ đã trở thành thói quen của tôi sau này, họ đã truyền cho tôi nguồn năng lượng to lớn và khiến tôi dù cho thế nào cũng luôn duy trì việc quét dọn, sạch sẽ”.

Minh An
Theo SOH

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Ngôn hành của cha mẹ Nhật quyết định số phận thành công của con trai