Thơ: Ngẫm XIII

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ví dầu muốn tránh tai ương; Khắc ghi hai chữ Thiện lương làm đầu...

Bao nhiêu thống khổ trên đời
Thường là những thứ mà người không buông!
Đâu là Thế giới mười phương?

Quý thay Đại Pháp(*) soi đường cho ta...

Đất cằn cây khó nở hoa
Ai mà thiếu đức ắt là rối ren
Có giăng(**) chớ phụ ơn đèn

Lắm khi hoạn nạn người quen khó nhờ...

Gieo vần chưa hẳn là thơ
Xưa nay chữ nghĩa bâng quơ cũng nhiều!
Thói thường nông nổi ngạo kiêu

Đến cơ thất bát như diều đứt dây!...

Ruộng dưa chớ chỉnh lại giày
Bước ngang vườn mận kỵ tay quá đầu(***)
Biển còn dễ đoán nông sâu

Người trong nhân thế biết đâu mà lường...

Ví dầu muốn tránh tai ương
Khắc ghi hai chữ Thiện lương làm đầu
Tránh cơn 'mưa thảm gió sầu'

Nhớ đem dung Nhẫn làm câu răn mình
Muốn rằng phá cõi vô minh
Tu Chân, tĩnh tĩnh xem nhìn thế gian

Cao xanh 'đãi cát tuyển vàng'

Chân ngôn chín chữ bình an cứu người...(***)

Vô danh cư sỹ
_____________
(*) Pháp Luân Đại Pháp: Pháp môn tu luyện thượng thừa thuộc Phật giảng về nguyên lý: Chân-Thiện-Nhẫn, giúp cho bản thể, tâm tính, uy đức và tầng thứ sinh mệnh đồng thăng hoa... Quý độc giả hữu duyên có thể vui lòng tìm hiểu thêm tại đường link dưới đây:
(**) 'Giăng': Phương ngữ vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, có khi cũng gọi là "trăng" hoặc "ông trăng".

(***) Trong thi phẩm "Quân tử hành" của Tào Thực - con trai Tào Tháo - Thi nhân nổi tiếng thời Tam Quốc, có hai câu rất hay nói về đạo lý của người quân tử: "Qua điền bất nạp lý// Lý hạ bất chỉnh quan".

Diễn giải câu chữ bề mặt là: "Bước tới ruộng dưa chớ chỉnh lại giày// Đi ngang vườn mận thì không sửa mũ"... Hàm ý muốn nói rằng: mọi cử chỉ hành động của người quân tử đều phải quang minh chính đại, tránh để người ta hiểu lầm rằng mình đang có ý đồ nào đó không tốt...

Để quý độc giả tiện bề tham khảo về nội dung thi phẩm "Quân tử hành" của Tào Thực, nay Vô danh cư sỹ tạm dịch thơ lại như sau:

"Quân tử phòng việc trước
Tránh hiềm nghi sau này
Ruộng dưa, chớ chỉnh giày

Vườn mận, không sửa mũ".

(***) Chân ngôn chín chữ [thành tâm niệm]:
Pháp Luân Đại Pháp Hảo
Chân-Thiện-Nhẫn Hảo!

Văn hoá Văn học


BÀI CHỌN LỌC

Thơ: Ngẫm XIII