Thừa nguyện hạ thế, được Hốt Tất Liệt phong làm Đại Nguyên Đế Sư

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc đời của Basba ngắn ngủi nhưng huy hoàng, đầy ắp những huyền thoại. Với kiến ​​thức Phật học uyên thâm, ông đã đưa Phật giáo Tây Tạng từ cao nguyên tuyết phủ đến vùng đồng bằng Trung nguyên và có những cống hiến kiệt xuất cho sự phát triển văn hóa tôn giáo vào thời nhà Nguyên.

Triều đại nhà Nguyên, Phật giáo Tây Tạng phát triển cực thịnh ở Trung Nguyên, được giới thống trị Mông Cổ tôn vinh làm giáo dục quốc gia, trong đó giáo phái Sakyapa có địa vị tôn quý, giáo chủ được tôn xưng là Đại Nguyên Đế Sư (Bậc Thầy Đế Vương của Đại Nguyên), bắt đầu là từ ông Tổ thứ năm Basba.

Ngài Basba, tên gốc là Blogrosrgyalmtsan, có nghĩa là “Bậc Thánh trí huệ”. Ông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1235 theo lịch Tây Tạng, tại Lukong thuộc Angren Tây Tạng, lúc đó cha của ông đã ngoài 50 tuổi. Tương truyền, Basba lúc nhỏ thông minh dĩnh ngộ, khi lớn kiến thức quảng bác, đọc thông kinh sách, trong “Phả hệ dòng Sakyapa” có ghi lại câu chuyện thần kỳ của gốc tích kiếp trước của Basba.

Có thần thông biết rõ tiền kiếp của mình.

Năm đó, cha của ông là Sangcha đã có 5 người vợ, tuổi đã 50 vẫn chưa có con, nên trong lòng nhiều tư lự. Ngày nọ, đang tu tập pháp Vinayaka (Thần Voi), thì nhập định, trông thấy Thần đến từ phía trước, dùng vòi nhấc bổng lên và đưa đến đỉnh núi Tu Mi, rồi nói: “hãy nhìn”, Sangcha vẫn đang sợ hãi, chưa nhìn được xa, chỉ nhìn liếc qua ba xứ phiên thuộc là Vệ, Tạng, Khang trước mặt. Thần Vinayaka nói: “Thực ra ba địa phương đó là thuộc về ngươi cai quản, nhưng do ngươi không nhìn bao quát hết, nên Vệ, Tạng, Khang 3 xứ đó sẽ thuộc về con cháu hậu duệ của ngươi cai quản.”

Lúc này, Sangcha cầu khẩn Thần ban cho con nối dõi. Cho nên, Thần liền hiện lên trước mặt một vị cao tăng tên là Sutton Ripa và nói: “Sangcha luôn khẩn cầu ta cho cai trị ba xứ Vệ, Tạng, Khang, nhưng ông ta không có duyên phận ấy. Con ông ta sau này sẽ là Bồ Tát hiện sinh, phát nguyện giáo hóa phía nam châu bộ. Ông nên chuyển sinh thành con của Sangcha, sau trị lý ba xứ đó, mong ông chấp thuận an bài của ta mà chuyển sinh!”

Đoạn ghi chép này cho rằng Basba là chuyển thế của vị cao tăng Ripa, vô luận đó là chân thực hay không, nhưng Basba từ nhỏ thông minh lanh lợi, vượt trên người thường, lĩnh ngộ Phật Pháp vượt xa những đứa trẻ cùng tuổi. Basba từ nhỏ theo ông bác là Sakya Pandita học Phật Pháp, ba tuổi đã niệm chú liên hoa, 7 tuổi đọc kinh văn 10 vạn chữ, tám tuổi thuộc lòng “Phật bản tính kinh”, 9 tuổi đăng đàn giảng kinh thuyết Pháp, các trưởng lão chùa Sakya rất kinh ngạc, xưng tán ông là “Basba” ý nghĩa là “Bậc Thánh”. Nên sau này ông được gọi là Ngài Basba.

Ngài Basba từ nhỏ đã có thần thông biết về tiền kiếp, nói kiếp trước mình là Sutton Ripa và đã từng nói chuyện với Quán Thế Âm Bồ Tát, để chứng thực sự việc này, hai vị đệ tử của Sutton Ripa đã tới gặp ông. Lúc đó Basba đang chơi đùa cùng trẻ nhỏ, vừa trông thấy họ liền nhận ra ngay. Basba nói: “Các anh đến đấy à?”, hai vị kia nói: “Biết chúng tôi ư?”, Basba trả lời: “Biết rõ, là đệ tử của tôi, tên là thế này, thế này.” Hai vị đệ tử sùng bái quỳ sụp xuống lạy, tin chắc cậu bé chính là thượng sư Sutton Ripa chuyển sinh, sau đó không lâu, cậu cùng bác Sakya Pandita đi tới Geelong, các tăng nhân trong vùng Gongtang tới hội kiến. Basba nói với một vị cao tăng ở đó: “Ông là hầu cận của ta Tashi Dunzhu!”, vị lão tăng nghe xong, biết đây chính là Thượng sư chuyển sinh, bất giác lệ tuôn ướt áo, quỳ xuống ôm lấy chân của Basba.

Khi Basba 5 tuổi, thì phụ thân qua đời, em trai Chana Dorje mới một tuổi, nên được bác Sakya Pandita nuôi dạy cả hai anh em. Công nguyên năm 1244, Sakya Pandita được hoàng tử Kuo Duan mời tới Lương Châu hội đàm, lúc này, ông đã 63 tuổi, đề phòng bất trắc nên ông mang theo cả hai anh em Basba 10 tuổi, Chana Dorje 6 tuổi.

2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đích thân hạ thế giảng Pháp độ nhân, cứu vớt nhân loại khỏi sự băng hoại về đạo đức...
Trước tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, người bác đã cho Basba thụ giới Sadi.. (Tổng hợp)

Đi ngang qua chùa Jokhang ở Lhasa, trước tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, người bác đã cho Basba thụ giới Sadi. Sau hai năm lặn lội vất vả, cuối cùng bác cháu đã đến Lương Châu vào tháng 8 năm 1246. Sau khi gặp Sakya Pandita, Kuo Duan bị thuyết phục bởi trí tuệ, kiến ​​thức và đạo đức của ông, và hứa sẽ không tấn công Tây Tạng nữa, còn mời ông đến Mông Cổ để giảng dạy Phật giáo. Nhờ những nỗ lực của Sakya Pandita, Tây Tạng đã tránh được một kiếp nạn bách tính lầm than.

Kuo Duan đã xây dựng một ngôi chùa trắng cho Sakya Pandita bên ngoài thành phố Lương Châu, và mời ông giảng dạy Phật pháp cho các tín đồ Phật giáo địa phương. Basba luôn theo bên bác của mình, âm thầm dụng tâm tu học Phật Pháp, và được bác chân truyền. Năm 1251 Công nguyên, Sakya Pandita bị ốm nặng ở Lương Châu, trước khi viên tịch, ông đã truyền lại Pháp loa và y bát cho Basba, và chỉ định Basba làm giáo chủ đời thứ năm. Năm 1253, Ngài Basba gặp Hốt Tất Liệt ở núi Liupan, nhờ học thức uyên thâm, đức cao khiêm tốn mà được Hốt Tất Liệt tín nhiệm, ông cũng giảng Phật pháp cho Hốt Tất Liệt, Vương hậu Chabi cùng hoàng thân quốc thích, và làm lễ kim cương quán đỉnh. Hốt Tất Liệt đã hiến tặng 13 vạn hộ Tây Tạng, với những chiếc áo choàng, Cà-sa dát trân châu, làm lễ vật cúng dường cho lễ quán đỉnh. Hốt Tất Liệt và Basba đã kết quan hệ thí chủ và phúc ân, tôn vinh Basba làm Thượng sư.

Hốt Tất Liệt
Hốt Tất Liệt lên ngôi, tôn Basba làm quốc sư, giao ấn ngọc, cai quản Phật tử trong thiên hạ. (Phạm vi công cộng)

Vào năm thứ nhất thống nhất Trung Nguyên, Hốt Tất Liệt lên ngôi, tôn Basba làm quốc sư, giao ấn ngọc, cai quản Phật tử trong thiên hạ. Vào năm đầu tiên của triều đại nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt cho thành lập Tổng Phật viện, giao cho quốc sư Basba đảm nhiệm sự vụ, ban tặng trân châu chiếu thư. Năm đó, Basba và Chana Dorje trở về quê hương của họ sau một thời gian dài vắng bóng và ở lại Tây Tạng trong ba năm. Năm 1268, Basba đến kinh đô và được chào đón bằng nghi thức long trọng, ông đã dâng lên Hốt Tất Liệt bộ chữ Mông Cổ mới do chính ông sáng chế. Các ký tự Mông Cổ mới, còn được gọi là ký tự Basba, là dựa trên bảng chữ cái Tây Tạng mà chế định nên một bộ chữ vuông, viết theo hàng dọc, do 41 chữ cái tổ thành, có thể ghép thành chữ Hán, chữ Mông Cổ và các ngôn ngữ khác. Hốt Tất Liệt đã ban hành một sắc lệnh, tất cả các sắc lệnh và văn bản chính thức của địa phương đều phải sử dụng các ký tự Mông Cổ mới, và các ký tự Mông Cổ mới đã được quảng bá trên khắp đất nước. Năm 1270, Basba được tấn phong làm Đế Sư (Bậc thầy đế vương) vì công lao của ông trong việc tạo ra chữ cái. Danh xưng đầy đủ của ông được gọi là "Phổ Thiên chi hạ, đại Địa chi thượng, Tây Thiên tử, hóa thân Phật Đà, sáng chế văn tự, hộ trì quốc chính, tinh thông ngũ minh Pandita Basba đế sư”, còn gọi là Đế sư đại bảo Pháp vương, gọi tắt là Đế Sư.

Cuộc đời ngắn ngủi nhưng rực rỡ huy hoàng

Năm 1276, dưới sự hộ tống của thái tử Zhenjin, Basba trở về Tây Tạng Sakya. Năm sau, một đại hội Đại Pháp kéo dài mười bốn ngày được tổ chức tại Hou Zang Qumi (nay gần Tu viện Natang ở quận Kaze), do Thái tử Zhenjin chi trì bố thí, Basba giảng kinh truyền Pháp cho hơn 7 vạn tăng nhân, gia trì ban phúc, sử gọi là “Đại Pháp hội Qumi”. Tuy nhiên, người trẻ tuổi thành đạt Basba đột nhiên gặp bất hạnh. Năm 1280, Basba qua đời tại Tu viện Sakya ở tuổi 46. Hốt Tất Liệt vô cùng đau buồn, phong cho ông danh hiệu cao quý: Đại Nguyên Đế Sư. Danh hiệu "Đại Nguyên Đế Sư" bắt nguồn từ đó, sau này, chức vị Đại Nguyên Đế Sư đã được kế thừa bởi các thủ lĩnh của gia tộc Sakya. Hơn nữa, Hốt Tất Liệt còn ban hành sắc lệnh xây dựng các đền thờ Basba ở thủ đô và khắp nơi trên đất nước, đồng thời tạc tượng Basba để các tín đồ và khách hành hương đến chiêm bái. Năm 1320, Nguyên Nhân Tông đã ban hành chỉ dụ xây dựng điện thờ Basba ở nhiều nơi trên khắp đất nước để tưởng nhớ mãi mãi vị công thần này.

Cuộc đời của Basba ngắn ngủi nhưng huy hoàng, đầy ắp những huyền thoại. Với kiến ​​thức Phật học uyên thâm, ông đã đưa Phật giáo Tây Tạng từ cao nguyên tuyết phủ đến vùng đồng bằng Trung nguyên và có những cống hiến kiệt xuất cho sự phát triển văn hóa tôn giáo vào thời nhà Nguyên. Đồng thời, ông cũng truyền bá các kỹ xảo kiến ​​trúc Tây Tạng, nghệ thuật điêu khắc và một số lượng lớn các tác phẩm kinh điển của Phật giáo đến Trung Nguyên và Mông Cổ, đồng thời truyền bá nghệ thuật in ấn và hý kịch ở Trung Nguyên đến Tây Tạng, thúc đẩy giao lưu văn hóa dân tộc.

Thái Bình
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Thừa nguyện hạ thế, được Hốt Tất Liệt phong làm Đại Nguyên Đế Sư