Tiên tri mới nhất của Thần đồng Ấn Độ: Sát sinh tạo nghiệp lực to lớn dẫn đến thảm họa

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Trong video mới nhất vào ngày 3/12/2021, Thần đồng tiên tri Ấn Độ đã tiên đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong thời gian tới, bao gồm việc mưa lớn có nguy cơ vỡ đập, từ 14/12/2021 đến 4/2022 là thời kỳ nguy hiểm… và nêu ra nguyên nhân chấn động dẫn đến thảm họa của nhân loại.

Abhigya Anand, 15 tuổi được mệnh danh là Thần đồng tiên tri Ấn Độ, cậu sở hữu trí thông minh hơn người, 14 tuổi đã có bằng tốt nghiệp sau đại học, thông thạo 6 thứ tiếng và có niềm đam mê lớn trong việc nghiên cứu chiêm tinh học. Anand dựa vào thuật chiêm tinh để đưa ra các lời dự đoán về vận mệnh tương lai của thế giới.

Trong video mới nhất của mình vào ngày 3/12/2021, Anand nói rằng năm nay là năm Mặt Trăng hoạt động rất mạnh, cộng thêm một số thiên tượng khác tạo thành nhiều đám mây tối, từ đó trời sẽ liên tục đổ mưa. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người đang sống gần các con sông và đặc biệt là gần các đập nước.

Thảm họa vỡ đập

Anand nói rằng, Ấn Độ sẽ có những cơn mưa dữ dội và địa chấn xảy ra ở nhiều nơi, điều này sẽ làm hỏng các con đập, đặc biệt nhấn mạnh đến con đập Mullaperiyar Dam ở Bang Kerala, Ấn Độ.

Đồng thời Anand khuyên các nhà chức trách nên quan tâm đến sự an toàn của con đập, kiểm tra các chỉ số kỹ thuật để xem thử nó có còn an toàn hay không.

Anand dẫn chứng về con đập bị vỡ mang tên Thánh Francis ở Mỹ. Đây là một con đập nằm ở bang California, nó bị vỡ vào ngày 12/3/1928, thảm họa này được xem là một trong những sự cố công trình dân dụng tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Một số vết nứt và rò rỉ đã được quan sát thấy trong đập và các trụ của nó, nhưng người giám sát Mulholland đã bác bỏ những điều này và cho rằng nó là bình thường.

Tuy nhiên, không lâu sau, bức tường bê tông khổng lồ của con đập đã sụp đổ, khiến hàng tỷ gallon nước đổ xuống. Trận lụt sau đó đã giết chết vô số người và cuốn trôi hàng ngàn mẫu đất màu mỡ, cùng hơn 1.000 ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy.

Anand nói đây là bài học kinh nghiệm cho mọi người. “Mặc dù các nhà chức trách đã sử dụng các mô hình kỹ thuật hoặc công thức toán học để phân tích về sự an toàn của con đập nhưng đã thất bại và tai nạn khủng khiếp đã xảy ra”.

Anand nói rằng, Ấn Độ sẽ có những cơn mưa dữ dội và địa chấn xảy ra ở nhiều nơi, điều này sẽ làm hỏng các con đập, đặc biệt nhấn mạnh đến con đập Mullaperiyar Dam ở Bang Kerala, Ấn Độ. 
Anand nói rằng, Ấn Độ sẽ có những cơn mưa dữ dội và địa chấn xảy ra ở nhiều nơi, điều này sẽ làm hỏng các con đập, đặc biệt nhấn mạnh đến con đập Mullaperiyar Dam ở Bang Kerala, Ấn Độ. (Phạm vi công cộng)

Học hỏi kinh nghiệm của các nhà hiền triết cổ đại

Anand nhấn mạnh video này không phải để hù dọa mọi người mà mang tính cảnh báo vì sự việc này rất quan trọng và ảnh hưởng đến nhiều người.

Cậu chỉ ra rằng các thảm họa do thời tiết cực đoan gây ra là một hiện tượng không thể tiên đoán đối với nhân loại nói chung, nhưng điều này đã xuất hiện hàng ngàn năm qua. Mặc dù trong một thời gian dài nó không xuất hiện, nhưng gần đây các thảm họa thời tiết dường như quay trở lại. Anand tiết lộ rằng điều này mang tính chu kỳ, và nếu nghĩ rằng chúng ngẫu nhiên xuất hiện thì thật ngốc nghếch.

Cậu nói: “Chúng ta phải hiểu rằng chu kỳ của tự nhiên chi phối tất cả, nó có vòng tuần hoàn và mọi thứ diễn ra theo một trình tự sắp đặt trước”.

Có một lý thuyết cổ xưa cho rằng mọi sự đều tuân theo luật chu kỳ. Thật ra điều này rất rõ ràng, hãy nhìn vào sự thay đổi của ngày và đêm. Đời người cũng thế, bắt đầu từ khi sinh ra, lớn lên, rồi già yếu và chết đi. Nếu nhìn rộng hơn nữa, sự phát triển của quốc gia cũng như thế - được khai lập, phát triển lớn mạnh rồi suy thoái và cuối cùng là diệt vong. Thường vào cuối chu kỳ, thế giới sẽ trải qua những thảm họa rất lớn.

Các tai ương thiên nhiên sẽ gia tăng mỗi ngày một mạnh. Lúc đầu thiên tai sẽ xảy ra ở một vài nơi, nhưng về sau sẽ xảy ra ở khắp nơi. Dù xã hội có văn minh đến đâu, dù con người có khôn ngoan đến mấy, hay có chuẩn bị kỹ càng thế nào, họ cũng không thể chống lại những thiên tai này được.

Và nếu chúng ta không học được bài học từ quá khứ, thì sẽ phải học đi học lại những bài học này, khi thảm họa thiên nhiên giáng xuống theo chu kỳ. Vậy con người chúng ta có ngăn chặn được các thảm họa này không?

nhiều lời tiên tri của Anand không chỉ đã ứng nghiệm một cách chính xác, hơn nữa đối với nhiều người, đó thực sự là cảnh báo trước rất hữu ích về thiên tai. (Ảnh: Pixabay)

Nguyên nhân của mọi thảm họa

Anand chỉ ra rằng những tai họa mà nhân loại đang hứng chịu là do nghiệp lực của bản thân con người tự tạo ra, nếu không nhận ra sai lầm của mình mà cùng nhau sửa chữa, thì dù làm gì cũng không thể thay đổi được cục diện.

Cụ thể cậu nói: “Những thứ khác nhau đang ảnh hưởng đến thế giới ngày nay, chẳng hạn như mọi người đều ra sức ngăn chặn đại dịch, nhưng vẫn có những cái chết trên toàn thế giới… Tất cả là vì nghiệp lực của chúng ta. Nó không phải là một sự ngẫu nhiên, không có sự kiện nào xảy ra trên thế giới là ngẫu nhiên cả, nó là do nghiệp, là bởi vì chúng ta đã gây ra. Vậy nên chúng ta không thể trốn thoát, khi đã làm một việc gì đó thì sẽ có quả báo và không cách nào có thể thoát được.”

Thật ra, các tôn giáo xưa nay cũng chỉ ra rằng mỗi quốc gia đều có nghiệp quả riêng của mình. Những người được sinh ra hay sống trong cùng một quốc gia đều có mối liên hệ với nhau, hay cùng chung một cộng nghiệp.

Mọi người đều phải chịu trách nhiệm cũng như hậu quả cho việc làm của mình. Nghiệp quả quốc gia rất phức tạp và khó giải thích vì có nhiều nguyên nhân, tốt cũng như xấu. Quốc gia nào cũng có đủ mọi loại người với các hành động khác nhau. Có người xây dựng, có người phá hoại, có người tốt, có người xấu, do đó dù đã gieo nhân nhưng đôi khi quả không đến ngay mà tiềm ẩn một thời gian, nên nhiều người không tin vào luật Nhân quả. Tuy nhiên, đã gây nhân thì chắc chắn sẽ gặt quả, vì luật Nhân quả không bao giờ sai.

Anand nói rằng nếu muốn thấy đổi cục diện trên phạm vi lớn thì con người phải cùng nhau thay đổi, quay lại các giá trị truyền thống, trở nên từ bi và bác ái hơn với mọi người, động vật và với thiên nhiên.

Sát sinh mang đến tội nghiệp to lớn

Quay trở lại tiên tri vỡ đập ở Bang Kerala, Ấn Độ, Anand cho rằng điều này là do ‘nghiệp’. Kerala là bang thường xuyên tổ chức giết mổ động vật, đặc biệt là bò, và đây là lý do chính khiến vùng đất nơi đây u tối, bị nghiệp lực bao vây và sẽ dẫn đến tai họa trong tương lai.

Anand nói rằng đây là vùng đất của Thần, vì vậy người dân nơi đây phải sống theo các tiêu chuẩn mà Thần đặt ra, và Thần không cho phép bạo lực. Cậu nói: “Đã đến lúc chúng ta quay trở lại nền văn hóa của chính mình”.

Anand cho rằng việc sát sinh là rất độc ác, nguy hiểm, và nếu điều này tiếp tục thì chắc chắn con người sẽ bị ảnh hưởng không chỉ bởi một thảm họa mà là nhiều thảm họa nữa trong những tháng tới. Cậu nói: “Chúng ta cần thể hiện rằng chúng ta là một nền văn minh của nhân loại, chứ không phải là những con thú đang cố gắng tiêu diệt cuộc sống của những sinh vật khác”.

Anand nhấn mạnh: “Khoa học đã chứng minh được rằng động vật càng bị giết mổ nhiều thì sẽ sinh ra một thứ gọi là sóng đau, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến địa chấn trong khu vực. Vậy nên càng có nhiều người giết động vật thì càng có nhiều động đất.”

Ví dụ ở Nepal có một lễ hội tôn giáo mà hàng vạn động vật đã bị giết để tế Thần, có thể nói đây là lễ hội đẫm máu nhất trên thế giới, hàng nghìn con vật bị chém lìa đầu để hiến tế. Mỗi khi lễ hội này được tổ chức thì sẽ có một số thảm họa xảy ra với Nepal. Nó là một điều mà chúng ta đều có thể tra cứu thấy.

Thần đồng cho biết: “Vào năm 2014 họ cũng đã làm buổi lễ này, theo đó rất nhiều động vật đã bị tàn sát… Nỗi đau mà chúng phải chịu sẽ giáng lên thân những người hành ác. Chỉ khoảng 6 đến 7 tháng sau, nơi đây đã xảy ra trận động đất cướp đi sinh mạng của hơn 2.000 người, vô số tài sản bị phá hủy…”

Sau đó các nhà khoa học vào cuộc và đã phân tích điều này, cuối cùng đưa ra lý thuyết rằng hành động bạo lực và tàn sát động vật đã gây ra tác động này… Anand cho rằng giữa chúng có một mối liên kết rất mạnh.

Anand khuyên chúng ta nên tra cứu thông tin này, và nói: “ Ngoài ra tôi còn chắc chắn rằng, có một mối liên hệ chặt chẽ giữa việc giết mổ động vật và sự đau khổ của con người… Tôi không có ý nói đây là nguyên do duy nhất… tất nhiên nó còn có một số lý do khác, nhưng hoạt động giết mổ này đóng vai trò không nhỏ”.

Anand nhấn mạnh: “Khoa học đã chứng minh được rằng động vật càng bị giết mổ nhiều thì sẽ sinh ra một thứ gọi là sóng đau, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến địa chấn trong khu vực.
Anand nhấn mạnh: “Khoa học đã chứng minh được rằng động vật càng bị giết mổ nhiều thì sẽ sinh ra một thứ gọi là sóng đau, và điều đó sẽ ảnh hưởng đến địa chấn trong khu vực. (JOHANNES EISELE, FREDERIC J. BROWN / AFP qua Getty)

Cậu nói thêm rằng các quốc gia được gọi là đã phát triển cũng sẽ sớm phải đối mặt với cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên.

Hãy quay về truyền thống, sống tử tế với mọi người, động vật và thiên nhiên

Cuốn sách nổi tiếng “Muôn kiếp nhân sinh” đã đưa ra một luận điểm chấn động rằng dịch bệnh cũng do chính con người gây ra. Tại sao? Khi con người tàn sát, giết hại loài vật thì những con thú này phản ứng như thế nào? Hiển nhiên chúng không thể chống trả lại bằng cơ thể của loài thú, nhưng chúng có thể trở thành hàng triệu con vi trùng hay vi rút gây ra dịch bệnh, khi đó con người không thể phản ứng gì được. Hiển nhiên, nếu con người ăn thịt loài vật, thì sau đó loài vật sẽ ăn thịt lại con người. Khi con người tìm sự khoái lạc qua việc giết hại thú rừng và ăn thịt chúng, thì những con vi trùng, vi rút cũng sẽ tàn phá thân thể con người. Và cái vòng thù oán này sẽ tiếp tục, không bao giờ chấm dứt.

Nếu hiểu được luật Chu kỳ và Nhân quả thì sẽ thấy mọi sự thay đổi, chuyển hóa không ngừng.

Về điều này Anand giải thích rằng: Hòa bình không chỉ là sự hài hòa giữa con người với nhau mà còn liên quan đến việc đối xử tốt với các loài động vật. Đồng thời con người cũng nên tránh tra tấn động vật, nếu không mẹ thiên nhiên sẽ giáng tội xuống nhân loại và chúng ta đã thấy điều đó.

Cậu khuyên mọi người nên dừng lại những điều tiêu cực bằng cách tránh gây hại cho mẹ thiên nhiên, tránh giết động vật, đồng thời chúng ta cũng phải giáo dục cho các thế hệ trẻ để chúng tránh sát sinh. Anand nói: “Sự việc này hữu ích đối với Trái Đất. Nếu không thì chúng ta trong quá trình phá hủy thiên nhiên thì cũng sẽ tự tiêu diệt chính mình.”

Mọi người đều có sức mạnh, số phận chỉ đóng 50% của những gì sẽ xảy ra với chúng ta trong tương lai, 50% còn lại chính là nghiệp. Nghiệp lực có tác động rất lớn đối với tương lai của mỗi người. Cụ thể Anand nói: “Những việc mà chúng ta đã làm sẽ phản ánh ngược lại, nó ảnh hưởng đến từng giây, từng phút, từng giờ trong cuộc đời của mỗi con người ở tương lai. Đó là kết quả của những việc mà chúng ta đã làm ở quá khứ và hiện tại”.

“Nếu một cộng đồng bắt đầu cùng nhau thay đổi, tôi chắc chắn bạn sẽ thấy cải biến tích cực. Bạn sẽ bắt đầu thể nghiệm được nó trong tâm trí của bản thân mình, cảm thấy nhẹ nhàng hơn, cảm thấy tâm tình hài hòa hơn….“

Cuối video Anand một lần nữa nhắn nhủ mọi người hãy quay lại các giá trị truyền thống tốt đẹp, sống tử tế, nhân hậu… đối xử tốt với tất cả mọi người, với động vật và thiên nhiên. Cậu nhấn mạnh đây là điều hết sức quan trọng cho sự sống còn của nhân loại.

Thanh Tâm
Theo Ngẫm Radio



BÀI CHỌN LỌC

Tiên tri mới nhất của Thần đồng Ấn Độ: Sát sinh tạo nghiệp lực to lớn dẫn đến thảm họa