Vì sao NASA vội vã cắt 2 phút truyền hình trực tiếp cuộc đổ bộ lên mặt trăng của Armstrong?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhà khoa học trong nhóm đứng đầu kế hoạch Apollo đưa con người lên mặt trăng sau gần 50 năm giữ bí mật, đã hé lộ những bí mật của kế hoạch, giải đáp các câu hỏi của mọi người như: Mục đích thực sự của kế hoạch Apollo là gì? 2 phút quan trọng bị cắt đó, có điều gì đã xảy ra với Armstrong và các phi hành gia?

2 phút bí ẩn

Ngày 21/12/1968, từ Trung tâm vũ trụ Kennedy bang Florida, Mỹ, phi thuyền Apollo 8 đã thành công bay vào không gian. Mục đích chủ yếu của kế hoạch lúc đó là bay quanh mặt trăng một vòng trước khi Armstrong đặt chân lên mặt trăng, mang ý nghĩa là để giúp Armstrong tìm đường. Mặc dù nhiệm vụ lần này không trực tiếp hạ cánh xuống mặt trăng nhưng đây là cơ hội đầu tiên trong lịch sử loài người có thể nhìn sâu vào phía sau của mặt trăng.

Khi đó, toàn bộ NASA đều vô cùng căng thẳng trước nhiệm vụ này. Bởi vì sau khi tàu con thoi đi vào phía sau của mặt trăng, mặt trăng chặn tín hiệu liên lạc giữa tàu vũ trụ và trung tâm kiểm soát mặt đất đặt ở Houston. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn thời gian đó, các phi hành gia chỉ có thể dựa vào chính bản thân họ.

Tuy nhiên khi Apollo chuẩn bị tiến vào phía sau mặt trăng, một phi hành gia đột nhiên kinh ngạc báo cáo về trung tâm kiểm soát rằng anh đã nhìn thấy điểm sáng bí ẩn ở mặt trăng.

Trung tâm hỏi lại: “Liệu nó có phải là đống lửa?”.

Phi hành gia đáp: “Nó có chút giống như lửa trại”.

Lúc đó, con người vẫn còn chưa đặt chân lên mặt trăng, và căn cứ theo lời của chuyên gia, trên mặt trăng không có không khí, điều này có nghĩa là cái mà phi hành gia nhìn thấy dù là ‘điểm sáng’ hay ‘lửa trại’ đều không thể tồn tại.

Nhưng vào thời khắc quan trọng này, liên lạc giữa Apollo 8 và Houston đột nhiên bị gián đoạn, và nguyên nhân không phải vì tàu vũ trụ muốn tiến vào phía sau mặt trăng, mà là vì tín hiệu không ổn định. Việc này khiến có người liên tưởng tới năm đó Apollo 11 cũng đột nhiên mất liên lạc 2 phút trong quá trình lên mặt trăng. Lúc đó nhiều người cảm thấy rất kỳ quái rằng, vì sao truyền hình trực tiếp trên mặt trăng lại đột nhiên bị gián đoạn, lẽ nào trên mặt trăng có bí mật nào đó không thể nói cho mọi người?

Tuy lúc đó sự việc này rất thu hút sự chú ý, nhưng 50 năm qua đi NASA vẫn chưa từng giải thích về vấn đề này.

Gầy đây, có người đã tìm ra được câu trả lời trong cuốn sách “Các nhà khoa học được người ngoài hành tinh lựa chọn” (Selected by Extraterrestrials). Tác giả của cuốn sách là William Mill Tompkins. Ông là một nhà khoa học rất có tiếng. Ban đầu tên lửa giai đoạn III của kế hoạch Apollo chính là do ông phụ trách thiết kế. Thực ra phòng kiểm soát hình tròn của NASA mà chúng ta thường thấy cũng là thiết kế của ông. Hiện tại, ông quả quyết nói rằng khi Armstrong hạ cánh trên mặt trăng không thấy tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh, mà thực ra đã chạm trán với hạm đội các vì sao khổng lồ.

Quan trọng là những điều Tompkins nói không phải vô căn cứ bởi vì trong sách, ông đã công bố hàng loạt chứng cứ để chứng minh tất cả, bao gồm cả 2 phút truyền hình trực tiếp quan trọng bị gián đoạn. Ông thậm chí đã đưa ra rất nhiều chứng cứ chứng minh “Kế hoạch Apollo” từ đầu tới cuối không phải chỉ muốn lên mặt trăng mà thôi.

Tấn công bất ngờ

7h18 phút tối ngày 24/2/1942, một radar hàng không mẫu hạm ở Thái Bình Dương bất ngờ phát hiện một số máy bay không xác định đang hướng về phía California với tốc độ rất nhanh. Do sự việc này mới xảy ra hơn 2 tháng sau sự kiện Trân Châu Cảng, nên đô đốc hải quân Marc Andrew Mitscher chưa dám có hành động đáp trả, ông lập tức phái 5 máy bay chiến đấu bay lên, đồng thời nhấc điện thoại đỏ chỉ sử dụng trong trường hợp cực đặc biệt và báo với đầu bên kia thông tin trên. Ngay sau đó, Nhà trắng đưa ra mệnh lệnh, tuyên bố toàn bộ Los Angeles bước vào trạng thái khẩn cấp.

Kỳ lạ là những chiếc máy bay xuất hiện trên radar lúc đó lại bí ẩn biến mất, dù máy bay chiến đấu tìm kiếm thế nào cũng không thấy. Vì vậy vào 10h23 phút tối, sau nhiều lần xác nhận, Bộ trưởng Hải quân Frank Knox đã gỡ bỏ trạng thái cảnh báo đối với Los Angeles. Khi đó rất nhiều cư dân Los Angeles đã vui mừng cho rằng có lẽ đó chỉ là sự cố radar.

Không ngờ tới 2h25 phút sáng, khi Los Angeles đang chìm trong giấc ngủ, còi báo động phòng không inh ỏi vang lên, bom phòng không phóng ra, mọi người bàng hoàng phát hiện ra có hàng chục máy bay kỳ lạ đang bay lượn quanh bầu trời Los Angeles. Ban đầu nhiều người cho rằng lần này Nhật Bản e là thực sự đã đánh đến. Hơn nửa giờ đồng hồ trôi qua, máy bay trên bầu trời Los Angeles hoàn toàn không có hành động tấn công nào, người dân mới dám bước ra ngoài xem, và trong đám đông này có Tompkins.

Hàng không mẫu hạm trên không trung

Tompkins nói rằng:

Tối hôm đó, gia đình tôi đều tận mắt chứng kiến máy bay không xác định trên bầu trời. Lúc đó chúng tôi lập tức biết rằng, thứ ở trên không đó chắc chắn không phải tới từ Nhật Bản, bởi vì ở đó ngoài một số máy bay nhỏ bay vòng vòng khắp nơi, ở độ cao hơn 2.000 m trên bầu trời Los Angeles xuất hiện một hàng không mẫu hạm khổng lồ. Tôi cho rằng những máy bay nhỏ kia chắc hẳn tới từ mẫu hạm đó.

Quân đội Hoa Kỳ cũng phát hiện ra nó nên mới tập trung đèn rọi vào nó và bắn rất nhiều pháo phòng không về phía nó. Bấy giờ tất cả người dân ở mặt đất đều chết lặng, nhưng không ai trong chúng tôi cảm thấy sợ hãi, thậm chí không có ai la hét. Tuy nhiên lục quân cho thấy rõ sự lo lắng. Khi đó những chiếc xe tải quân sự liên tục đi qua cửa nhà chúng tôi, pháp phòng không nã liên tiếp không dừng. Tới ba rưỡi sáng, pháo phòng không mới ngừng bắn ra vì mẫu hạm hàng không biến mất.

Hôm sau, sau khi chúng tôi tỉnh dậy, tất cả truyền thông đều đưa tin về sự việc. Họi gọi sự việc này là “Trận chiến Los Angeles”. Nhưng thực ra đây không phải là chiến tranh vì thứ ở trên bầu trời không hề chống trả gì, hơn nữa tôi cho rằng truyền thông dùng từ “Los Angeles” không chính xác bởi vì tối đó không chỉ có thành phố Los Angeles có thể nhìn thấy ‘vật thể đó’ ở trên bầu trời, thực ra toàn thể phía Nam California đều có thể nhìn thấy”. Vì vậy có thể thấy rằng vật thể này to đến thế nào.

Battle of Los Angeles LATimes.jpg
Trang B của tờ báo Los Angeles Times ngày 26-2-1942. (Wikipedia)

Theo quân đội Mỹ, mặc dù đêm đó họ đã bắn ra trên ngàn quả pháo phòng không nhưng họ không bắn trúng được bất kỳ máy bay nào. Tuy nhiên, theo lời của tác giả, thực ra quân đội Mỹ đã lừa dối người dân ở chỗ này. Sự thực là 10 tiếng sau trận chiến Los Angeles, hải quân Mỹ đã vớt từ dưới biển lên chiếc máy bay kỳ quái, thậm chí còn phát hiện trong đó 2 di cốt sinh vật. Tới lúc này hải quân Mỹ mới vỡ lẽ kẻ gây rối loạn bầu trời Los Angeles đêm hôm qua không phải là Nhật, thực ra nó không phải đến từ trái đất.

Kế hoạch Horizon

Theo tác giả, trận chiến Los Angeles là sự kiện lần đầu tiên xác định sự tồn tại của người ngoài hành tinh trong lịch sử nhân loại. Khi đó, sự kiện UFO Roswell bị rơi còn chưa xảy ra nên Mỹ không biết phải đối phó thế nào với mảnh vỡ máy bay trước mặt. Được biết Bộ trưởng hải quân bấy giờ - ông James Vincent Forrestal, đã đích thân đem báo cáo về phát hiện người ngoài hành tinh giao tới cho Tổng thống Franklin Roosevelt, và đã được Tổng thống ủng hộ, ông lập tức thành lập một bộ phận bí mật chuyên nghiên cứu về cấu tạo sinh mệnh của người ngoài hành tinh.

Nhưng lúc đó Mỹ không chỉ đơn giản muốn nghiên cứu thi thể người ngoài hành tinh, bởi trong cuộc chiến Los Angeles người ngoài hành tinh đã thể hiện đầy đủ khoa học kỹ thuật vô cùng tiến bộ của họ. Nếu họ thực sự có ý đồ xấu, nhân loại dường như không có khả năng chiến thắng.

Kết quả này khiến Mỹ không thể chấp nhận, nên khi thành lập kế hoạch, họ đã mời rất nhiều các nhà khoa học hàng đầu tham gia vào kế hoạch mới. Còn Tompkins cũng tham gia vào kế hoạch trong khoảng thời gian này, có điều so với các thành viên khác, ông không phải là nhà khoa học chuyên nghiệp, mà chỉ là một sinh viên đại học thông thường, nhưng bị Mỹ yêu cầu nghỉ học để tham gia vào kế hoạch. Lý do Mỹ đặc cách chỉ định Tompkins bởi vì ông có siêu năng lực đặc biệt.

Siêu năng lực

Năm 1935, khi đó Tompkins 12 tuổi cùng gia đinh từ Hollywood chuyển tới Long Beach thuộc bang California. Đây là địa điểm nghỉ mát nổi tiếng của Mỹ, và thành phố có 45 km bờ biển nên mỗi khi tới kỳ nghỉ, bên bờ biển luôn chật người. Ngoài đường biển tuyệt đẹp, thành phố này còn có cảng hàng hoá tự nhiên, thông thường có thể thấy tàu thương mại và hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ. Vào các kỳ nghỉ, cha của Tompkins thường đưa cậu tới đây đi dạo, nếu đúng vào lúc hải quân mở cho tham quan tàu chiến, họ sẽ lên thuyền tham quan, nhưng do trên tàu có những máy móc đặc biệt, nên các khách đến xem đều không được phép chụp ảnh, khu vực tham quan có các hạn chế rất nghiêm khắc.

Tuy nhiên, không hiểu sao sau vài lần tham quan Tompkins lại đột nhiên dựa vào trí nhớ vẽ ra bản đồ chi tiết tàu chiến, thậm chí còn vẽ phối cảnh và chỉ dựa vào những hình vẽ trên giấy, làm ra mô hình tàu chiến hoàn thiện. Đặc biệt, các mô hình này dù về tỷ lệ hay chi tiết đều giống hệt như tàu thật.

Hiện tại Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles vẫn có thể chiêm ngưỡng mô hình tàu chiến mà Tompkins làm năm đó. Chi tiết các mô hình còn có cả vị trí bãi đậu thủy phi cơ, vị trí pháo phòng không, còn có cả vị trí súng phụ. Việc chế tạo mô hình phức tạp như thế cần phải có bản vẽ chuyên nghiệp. Trong khi đó, Tompkins mới 12 tuổi lại có thể làm ra mô hình này mà không qua đào tạo chuyên nghiệp nào, hơn nữa cũng không có bản thiết kế của quân đội.

Trước khả năng xuất sắc của con, cha của Tompkins rất vui sướng, ông đã bày các mô hình của con tại cửa hàng của mình. Dần dần, thông tin về việc Tompkins có thể chế tạo mô hình được nhiều người biết đến, còn có kênh truyền thông tới mời phỏng vấn. Thậm chí, có kênh truyền thông còn coi Tompkins là ‘máy ảnh sống’, sở hữu công năng đặc biệt chỉ cần nhìn một lần là nhớ.

Cậu thiếu niên Tompkins và mô hình tàu sân bay của mình. (Chụp video)

Điều khiến mọi người ngạc nhiên là sau thông tin về Tompkins, cha cậu bị quân đội giam giữ. Nguyên nhân là mô hình của Tompkins không chỉ đã đánh dấu vị trí pháo đài, mà còn thể hiện rõ radar tàu chiến. Và đây là điều tuyệt mật, khi đó ngoài nhân viên quân sự ra, không ai được biết về radar tàu chiến. Vì vậy, quân đội Mỹ cho rằng cha của Tompkins rất có thể là gián điệp. Sau nhiều lần điều tra nghiêm mật, quân đội Mỹ cuối cùng mới tin những mô hình này đều là do Tompkins chế tạo ra sau khi tới tham quan tàu chiến. Và quân đội Mỹ đã coi Tompkins là một nhân tài, chiêu mời cậu vào hải quân, phong cho quân hàm bậc ba.

Tới sau khi trận chiến Los Angeles xảy ra, cậu đột nhiên nhận được lệnh khẩn cấp tới trạm Không quân Hải quân Đảo Bắc ở San Diego. Lúc đó, cậu hoàn toàn không ngờ rằng đơn vị của mình thực sự đang lên kế hoạch làm thế nào để rời khỏi trái đất.

Trạm Không quân Hải quân Đảo Bắc

Trạm Không quân Hải quân Đảo Bắc là căn cứ công nghiệp hàng không vũ trụ lớn nhất của Mỹ, chủ yếu để bảo dưỡng máy bay của hàng không mẫu hạm Mỹ. Năm ấy, những người đứng đầu đã đột nhiên điều động Tompkins tới đó. Tompkins chỉ đơn giản nghĩ cấp trên chuyển mình tới đó để sửa chữa máy bay. Nhưng điều khiến Tompkins kinh ngạc là sau đó cấp trên - thiếu uý hải quân Rico Botta, muốn Tompkins tới đó học lái máy bay, thậm chí còn sắp xếp cho Tompkins tới trường học bay.

Theo Tompkins, sau khi có tư cách trở thành phi công, ông đã bay gần như tất cả các máy bay trên đường băng hải quân, còn tham gia vào các dự án tiên phong. Tới năm 1946, sau khi Thế chiến II kết thúc, ông mới vinh quang giải ngũ khỏi quân đội. Vừa mới ra khỏi quân đội, ông liền về làm cho công ty hàng không Lockheed.

Đây là công ty chuyên chế tạo máy bay quân dụng, và được nhiều người biết đến nhất là các ‘skunk works’ (công xưởng chồn hôi). Nó được gọi là ‘skunk works’ bởi vì khi đó bên cạnh Lockheed có một nhà máy nhựa, mỗi ngày nhà máy này bốc lên mùi rất khó chịu đến nối khiến các nhân viên ở Lockheed phải đeo mặt nạ phòng độc đi làm, nên ngoại giới gọi vui là ‘skunk works’. Nhưng chớ coi thường nó bởi vì đây là một trong những xưởng sản xuất máy bay chiến đấu cốt lõi nhất của Mỹ. Ví dụ như máy bay chiến đấu rất nổi tiếng P-38 trong thời kỳ thế chiến II và máy bay trinh sát chiến lược ‘chim đen SR-71’ trong thời kỳ chiến tranh lạnh… đều là sản phẩm chế tạo của Lockheed.

Tompkins nói rằng 4 tháng sau khi ông vào công ty, một hôm quản lý của ông bỗng nói với ông rằng, Phó chủ tịch công ty hàng không Douglas hy vọng ông có thể giúp chế tạo mô hình thuyền buồm ‘Endymion’, nếu ông có thể chế tạo thành công sẽ nhận được phần thưởng lớn 3.500 USD.

Khi đó Tompkins rất hoang mang vì ông chỉ là một nhân viên bình thường, tại sao lại được một phó chủ tịch của công ty khác yêu cầu chế tạo mô hình. Mặc dù yêu cầu bất ngờ, nhưng Tompkins vẫn chế tạo ra mô hình. Kỳ lạ là sau khi tạo xong mô hình, ông nhận được thông báo tuyển dụng của công ty Douglas, yêu cầu ông lập tức tới báo cáo cho Douglas ở Santa Monica, và giám đốc của công ty ban đầu cũng thúc giục ông nhanh chóng lên đường sang công ty mới.

Tompkins gia nhập cùng nhóm các chuyên gia của công ty Douglas. Sau đó ông mới hiểu ra tất cả, hoá ra từ sau các bài báo của truyền thông về việc ông tự học làm mô hình, nhất cử nhất động của ông đều bị giám sát chặt chẽ và sắp xếp đặc biệt. Tất cả những điều này đều vì Kế hoạch ‘Horizon’.

Kế hoạch bí ẩn của Bộ quốc phòng

Năm 1951, lúc đó Tompkin vẫn còn chưa biết rõ tình hình. Sau khi tới công ty Douglas, về cơ bản công ty Douglas cũng giống Lockheed, đều là công ty chuyên sản xuất máy bay chiến đấu của quân đội Mỹ. Dù hai công ty là doanh nghiệp tư nhân, nhưng duy trì một mối quan hệ ‘rất tốt’ với chính phủ, tới mức bạn là nhân viên của Douglas, nhưng địa điểm đến làm việc của bạn rất có thể là Lầu Năm Góc. Năm đó, nơi làm việc của Tompkins rất có thể là ở đó.

Theo lời ông, năm đó, sau khi sang công ty Douglas, lập tức được sắp xếp vào Cơ quan dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng. Đây là bộ phận của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu vũ khí bí mật mới. Cấp trên của Tompkins còn nói với ông rằng, từ giờ ông sẽ có quyền truy cập vào rất nhiều thông tin mật được phân loại cấp độ Q. Chính phủ Mỹ căn cứ theo các cấp độ bí mật khác nhau phân ra 5 loại quyền hạn: mức độ bảo mật thấp nhất (confidental), cấp bí mật (secret), cho phép L, tuyệt mật (top secret), và cấp độ cao nhất cho phép Q (đây là cấp độ Tompkins được phép tiếp cận. Điều này có nghĩa là ông có quyền hạn truy cập tất cả tài liệu mật.

Được biết khi nhân viên có quyền truy cập cấp độ Q bị bắt, rất có thể nhấn chìm nước Mỹ, bởi vì kẻ bắt cóc có thể thông qua quyền hạn của nhân viên đó truy cập vào kho thông tin bí mật tối cao của Mỹ. Vì vậy, người có quyền cấp độ Q đều sẽ có được ‘sự bảo hộ đặc biệt’.

Căn cứ theo tài liệu mới nhất, trong năm 2021, số người có quyền cấp độ Q là trên 92.000 người. Vì cấp độ Q thuộc về bí mật tối cao, nên Tompkins còn được yêu cầu ký hiệp định bảo mật. Điều đáng chú ý là vì các cấp độ bí mật khác nhau, nên thời gian bảo mật cũng khác nhau. Đây cũng là lý do vì sao trong cuốn sách này, độc giả thường có cảm giác lời của tác giả như chỉ nói một nửa bởi có những bí mật mà thời hạn chưa tới.

Năm 1956, trung tướng lục quân Arthur Gilbert Trudeau đề xuất một cái tên là Kế hoạch Horizon. Kế hoạch này hiện đã được chính phủ Mỹ thừa nhận. Mục đích của kế hoạch này là cải thiện khả năng phòng thủ của Trái đất trước các mối đe dọa từ không gian. Nguyên là sau khi Mỹ phát hiện ra sự tồn tại của người ngoài hành tinh, họ luôn suy nghĩ nếu người ngoài hành tinh có ý đồ không tốt, thì trái đất sẽ ra sao.

Arthur Trudeau.jpg
Trung tướng lục quân Arthur Gilbert Trudeau đề xuất một cái tên là Kế hoạch Horizon. (Miền công cộng)

Có người có thể cho rằng, nếu người ngoài hành tinh tấn công trái đất, thì con người sẽ không thể thắng được. Và lúc đó, nước Mỹ cũng nghĩ như vậy, nên họ từ đầu đến cuối đều không nghĩ tới việc đánh thắng được người ngoài hành tinh. Thực ra, họ chỉ nghĩ rằng Khi khủng hoảng đến, có thời gian để cho những ‘nhân vật quan trọng’ rút lui, còn việc rút lui ‘tới đâu’ thì tác giả không nói rõ, nhưng có những phỏng đoán cho rằng đó là những cơ sở vật chất trú ẩn như căn cứ ngầm.

Để kế hoạch Horizon thành công, lục quân đã phân kế hoạch thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu: Thiết lập căn cứ trên mặt trăng và sao Hoả. Giai đoạn thứ hai sẽ mở rộng căn cứ tới các hành tinh khách trong hệ Mặt trời hoặc trên vệ tinh. Giai đoạn thứ ba sẽ rời khỏi hệ Mặt trời đến chòm sao Centaurus (Bán Nhân Mã), cách trái đất 4,5 năm ánh sáng. Đây là chòm sao gần trái đất nhất.

Tompkins chính là một nhân vật quan trọng phụ trách giai đoạn thứ nhất.

Căn cứ 2.000 người

Năm 1956, ở Nevada của Mỹ vừa mới xây dựng căn cứ bí mật sâu 30m dưới lòng đất, nó tổng cộng được chia làm 11 tầng. Nghe nói mỗi tầng có các mục đích sử dụng khác nhau, có tầng nghiên cứu công nghệ sinh học mới nhất, có tầng lại nghiên cứu vũ khí bí mật và đương nhiên có cả nghiên cứu người ngoài hành tinh. Kế hoạch Horizon của Tompkins cũng được thực hiện tại tòa nhà này. Mỹ gấp rút phân bổ 6 tỷ USD, kỳ vọng vào tháng 12 năm 1966 đưa 12 phi hành gia lên mặt trăng. Nhiệm vụ của họ là trở thành nhóm cư dân đầu tiên trên mặt trăng, chuẩn bị kỹ càng hơn cho các nhiệm vụ tiếp theo.

Vì chi phí của mỗi chuyến phát phóng lên mặt trăng đều rất cao, và Hoa Kỳ hy vọng rằng chương trình có thể được thực hiện càng sớm càng tốt, nên các nhà khoa học tham gia kế hoạch đều cần tối đa hoá lợi ích mỗi lần thực hiện nhiệm vụ. Tompkins là kỹ sư chịu trách nhiệm lập kế hoạch, trong kế hoạch của ông, có hoả tiễn sau khi lên mặt trăng trực tiếp được sử dụng làm căn cứ, bên trong để cất giữ vật tư, vật dùng sinh hoạt và vũ khí chống lại người ngoài hành tinh. Theo lời ông Tompkins, giai đoạn đầu của của toàn bộ kế hoạch, Mỹ dự kiến muốn đưa 2.000 phi hành gia di dân lên mặt trăng.

Ngoài việc lên kế hoạch đặt cơ sở sớm ban đầu, ông còn hoạch định các mục tiêu xây dựng căn cứ trong giai đoạn giữa và sau. Trong giai đoạn xây dựng giữa kỳ, quân đội Mỹ sẽ bắt đầu mở rộng căn cứ, tạo ra đài thiên văn, y tế tiên tiến, trung tâm Nghiên cứu Thuốc, trồng thực phẩm, cơ sở chế biến, khoáng vật quan trọng, nhà máy thu gom và chế biến, trung tâm giải trí mặt trăng, và quan trọng nhất là hệ thống hỗ trợ cuộc sống như không khí, nước, điện.

Trong tác phẩm của mình Tompkins tự hào nói rằng, mọi người có thể tin được không, những kế hoạch này đều đã được lập ra 13 năm trước khi Armstrong đặt chân lên mặt trăng. Hơn nữa ban đầu khi chúng ta có kỹ thuật hoàn thành được kế hoạch này. Thực ra kế hoạch Apollo ban đầu chỉ là một hạng mục trong kế hoạch Horizon. Còn nhiệm vụ mục tiêu ban đầu không phải đơn giản là lên mặt trăng cắm lá cờ, lấy ít đất đem về. Điều con người muốn làm là thuộc địa hóa mặt trăng, nhưng sau này đã phát hiện ra mặt trăng từ lâu đã không phải của con người.

Mặt trăng không phải của chúng ta

Vào tối lúc 8h30 ngày 21/12/1968, Tompkins đang phác thảo sơ bộ kế hoạch chiến tranh vũ trụ với thượng tướng hải quân Bob Shelton, bỗng nhiên thư ký của Tompkins xông vào phòng họp, sắc mặt căng thẳng. Nguyên do là khi Apollo số 8 vừa đang đi quanh mặt trăng, các phi hành gia nhìn thấy ‘ánh sáng kỳ lạ’ trên mặt trăng.

Trung tâm kiểm soát mặt đất hỏi lại: “Liệu nó có phải là đống lửa?”.

Phi hành gia đáp: “Nó có chút giống như lửa trại”.

Theo Tompkins, lý do tại sao cuộc trò chuyện này đột nhiên bị gián đoạn là các phi hành gia sau đó đã xác định, điểm sáng ở trên mặt trăng không phải là lửa trại, mà là thành phố. Tompkins nhận được thông tin đã ngay lập tức đến một trong hàng chục khu vực an ninh cấm ở Los Angeles để họp khẩn cấp. Cấp trên của ông rất khó chịu và lớn tiếng: “Người ngoài hành tinh hóa ra đã ở trên mặt trăng”.

Đáng chú ý là trong quá trình tìm kiếm tư liệu, trên trang web của Nasa đã phát hiện ra hình ảnh thành phố hình tam giác khổng lồ do Apollo 8 chụp được. Đây có thể là hình ảnh ban đầu các phi hành gia đã nhìn thấy.

Sau khi Apollo 8 xác định trên mặt trăng thực sự có người ngoài hành tinh, Nasa đã mở hàng loạt các cuộc họp, cuối cùng quyết định kế hoạch Apollo sẽ tiếp tục như bình thường. Nhưng họ không ngờ rằng sau quyết định này, NASA đã nhận được cảnh cáo của người ngoài hành tinh.

Cảnh cáo của người ngoài hành tinh

Ngày 20/7/1969, sau khi trải qua 3 ngày bay, nhóm của Armstrong cuối cùng cũng chuẩn bị đặt chân lên mặt trăng. Lúc đó có khoảng 600 triệu người trên toàn thế giới đang ở trước TV theo dõi sự kiện mang tính thời khắc lịch sử này. Đúng lúc tất cả mọi người đang chú ý xem truyền hình trực tiếp, hình ảnh trên TV đột nhiên bị gián đoạn.

Khoảng 600 triệu người trên toàn thế giới đang ở trước TV theo dõi sự kiện đổ bộ lên mặt trăng. (Chụp video)

Khi đó nhiều người cho rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người đặt chân lên mặt trăng nên tín hiệu khó tránh khỏi việc không ổn định.

Thế nhưng Tompkins lại nói với chúng ta rằng, nguyên nhân dẫn tới sự gián đoạn này là do nhóm của Armstrong đã nhìn thấy có phi thuyền khổng lồ trên mặt trăng. Khi đó, Armstrong không hề biết trên mặt trăng có người ngoài hành tinh, thậm chí đã buột miệng nói: “Chúa ơi, trên này có rất nhiều phi thuyền, họ ở trên mặt trăng đã luôn quan sát chúng ta”.

NASA vốn đã biết trên mặt trăng có người ngoài hành tinh, nhưng họ không nói với nhóm của Armstrong. Sự thật là ban đầu Mỹ thậm chí đã lựa chọn một nơi mà họ cho rằng sẽ ít có nguy cơ đụng phải người ngoài hành tinh hơn. Như mọi người đã biết, cuối cùng, người ngoài hành tinh đã thực sự trực tiếp lái phi thuyền tới bên cạnh Apollo 11. Vì vậy, cuộc đổ bộ lên mặt trăng phải bị gián đoạn.

Không chỉ có quá trình đặt chân lên mặt trăng mới chạm trán với người ngoài hành tinh, theo Tompkins, sau khi tàu đổ bộ mặt trăng hạ cánh, Armstrong đã nhìn thấy 6 phi thuyền khổng lồ tại xung quanh miệng núi lửa lớn, và ông lập tức tới gần quan sát, dùng máy ảnh 360 độ chụp hình. Sau này, Cục tình báo trung ương xếp những bức ảnh đó vào hàng tuyệt mật. Đây rất có thể là lý do vì sao nhóm của Armstrong trông không vui vẻ tại cuộc họp báo. Bởi vì ở trên mặt trăng họ đã phát hiện ra người ngoài hành tinh, nhưng phải che giấu công chúng.

Đáng chú ý là sau khi Armstrong chụp các bức ảnh, người ngoài hành tinh đã dùng phương pháp đặc biệt truyền đạt cảnh cáo tới nhóm của Armstrong: “Nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ lần này của các anh, chụp những bức ảnh, nhặt những hòn đá về nhà, sau đó đừng quay lại nữa”.

Sau khi người ngoài hành tinh đưa ra cảnh cáo, NASA đã phải gián đoạn các nhiệm vụ tiếp theo lên mặt trăng. Còn tác giả Tompkins, sau 46 năm giữ im lặng, khi đã 92 tuổi, ông đã lựa chọn viết sách để công bố về cảnh tượng kinh ngạc năm đó mà nhóm của Armstrong đã nhìn thấy. Bởi vì ông nhận ra rằng, mọi người trên trái đất đều có quyền được biết sự thực năm đó trên mặt trăng.

Minh An
Theo Malianjie



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao NASA vội vã cắt 2 phút truyền hình trực tiếp cuộc đổ bộ lên mặt trăng của Armstrong?