Vì sao những người thợ Đôn Hoàng vượt qua nghìn năm cô đơn sáng tạo ra kỳ tích

Giúp NTDVN sửa lỗi

Du khách từng đến thăm các bức bích họa tuyệt đẹp và tác phẩm điêu khắc linh thiêng, trang nghiêm trong hang động Đôn Hoàng, chắc chắn sẽ không khỏi bàng hoàng. Mọi người nhất định sẽ đặt câu hỏi, các kiệt tác tinh xảo của nghệ thuật Phật giáo được tạo ra và hình thành như thế nào?

Những người thợ chạm khắc làm thế nào để vượt qua nỗi cô đơn năm này qua năm khác, ngày này qua ngày khác để tạo ra một tác phẩm nổi danh thế giới? Hiện tại, chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong bản nhạc "Đôn Hoàng" của Đoàn nghệ thuật Shen Yun biểu diễn vào năm 2017.

Bản nhạc kể về câu chuyện của một nghệ nhân điêu khắc tượng Phật trong một hang động ở Đôn Hoàng. Trong lúc mê man mệt ngủ, ông đã nhìn thấy Thần tích hàng nghìn tượng Phật, và các Phi Thiên xung quanh sống dậy bay lên. Chính vì khung cảnh kỳ diệu và tráng lệ làm cho những người thợ thủ công nhận được nguồn sáng tạo không ngừng.

Nguồn gốc của kỳ tích Đôn Hoàng

Đôn Hoàng được bao quanh bởi sa mạc Gobi, nó là một thị trấn ở biên giới giao thông đến các khu vực phía Tây, Trung Á và Châu Âu. Khoảng 2000 năm trước, Đôn Hoàng thuộc lãnh thổ của nhà Hán, và trở thành con đường huyết mạch về tơ lụa cũng như một trong những cửa ngõ chính để Phật giáo du nhập vào Trung Quốc.

Nằm cách Đôn Hoàng 25 km về phía đông nam có hang Mạc Cao, còn được gọi là Động Ngàn Phật, từng là nơi để các hành giả thiền định tu luyện. Hiện có hơn 700 hang động (gồm có 492 hang động nghệ thuật), 45.000 mét vuông tranh tường và hơn 2.400 bức tượng sơn màu. Tượng Phật lớn nhất cao khoảng 33 mét, tương đương tòa nhà 10 tầng, còn tượng Phật nhỏ nhất là 2 cm. Người ta xem đây là Thánh địa nghệ thuật Phật giáo lớn nhất và phong phú nhất còn tồn tại trên thế giới.

Các tác phẩm điêu khắc trong mỗi hang Mạc Cao đều tập trung vào một bức tượng Phật khổng lồ, xung quanh là nhiều bức tượng Bồ Tát và các vị Thiên binh Thiên tướng. Những bức tranh tường màu sắc rực rỡ mô tả khung cảnh Thiên đàng, có các Tiên Nữ bay lượn, Pháp vương Thiên giới và Đức Phật uy nghiêm, và một số tác phẩm vẽ cảnh địa ngục kinh hoàng đáng sợ.

Những ai đã từng đến Đôn Hoàng đều không khỏi sửng sốt trước những tác phẩm điêu khắc linh thiêng và trang nghiêm của Hang Mạc Cao (Shutterstock)

Tương truyền, vào năm 366, một nhà sư tên là Lạc Tôn đã băng qua sa mạc Gobi đến Đôn Hoàng. Vào buổi tối, ông dừng chân nghỉ ngơi, đột nhiên ông nhìn thấy trên bầu trời đầy các vị Thần và các vị Phật tỏa ra ánh sáng vàng kim, kèm theo những bản nhạc Thiên giới tuyệt mỹ. Ông vô cùng xúc động trước cảnh tượng này. Lạc Tôn quyết định đi vào một hang động gần đó, sử dụng khả năng hội họa và điêu khắc của mình để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.

Kể từ đó, ngày càng có nhiều người tu hành và thợ thủ công đến với Thánh địa xa xôi này. Tất cả họ đều cảm nhận được chỉ dụ của Thần. Khoảng 1.000 năm sau đó, họ liên tục tạo ra nhiều bức tranh tường, tượng và các tác phẩm tinh xảo khác trong hang động.

"Đôn Hoàng" khiến vô số người sửng sốt

Ngoài những kiệt tác nghệ thuật ở hang Mạc Cao chưa từng thấy từ trước đến nay, có thể ở đó có nguồn năng lượng khổng lồ mà nó tỏa ra rửa sạch tâm hồn mỗi du khách, khiến người ta quên đi mọi muộn phiền, lo toan của thế gian. Những khán giả trực tiếp nghe bản giao hưởng của Shen Yun "Đôn Hoàng" tại nhà hát, cũng bày tỏ rằng, họ rất cảm động, thậm chí có người nói: "Tôi cảm thấy như có điện, nhưng không rõ là gì, hoặc có thể là kết nối với một ký ức lâu đời".

中國甘肅莫高窟千佛洞。(Marcin Szymczak/Shutterstock)Động Ngàn Phật - Đôn Hoàng(Marcin Szymczak/Shutterstock)

Ngài D.F. Giám đốc Nghệ thuật của Shen Yun là tác giả của tác phẩm "Đôn Hoàng" được đăng trên trang chính thức của Shen Yun.

Sau phần dạo đầu hoành tráng, bản nhạc mô tả khung cảnh luyện công yên tĩnh trong một hang động lạnh lẽo và tối tăm, kèm theo đó là tiếng nước chảy tí tách. Xung quanh một nghệ nhân có rất nhiều bức bích họa cao to, và ông vừa hoàn thành một bức tượng Phi Thiên bay lượn có kích thước như người thật.

Giai điệu trầm bổng của tiếng sáo, cùng với tiếng mõ và tiếng chuông ngân vang, thể hiện bức tranh các nhà sư trong chùa đang tụng kinh gõ mõ. Cùng sự bổ sung đầu tiên cây kèn Cor mang đến âm thanh trầm mạnh, giúp cho tâm trạng của người thợ thủ công tươi sáng lên.

Sau đó, đàn Nhị của Trung Quốc, một nhạc cụ phương Đông hai dây với hàng ngàn năm lịch sử, mang đến một giai điệu du dương giúp giãi bày tâm sự. Người thợ thủ công mệt mỏi đã sớm chìm vào giấc ngủ. Dàn nhạc liền thay đổi phong cách chơi nhạc, dùng âm thanh của đàn Hạc và đàn Tỳ Bà, khiến các bức tượng Phi Thiên quanh người thợ thủ công sống lại.

Các Tiên nữ Phi Thiên bay lượn xung quanh các tác phẩm điêu khắc cùng với một điệu múa uyển chuyển, kèm theo giai điệu của cây đàn Tỳ Bà truyền thống.

Trong số tất cả các loại nhạc cụ, không phải ngẫu nhiên mà cây đàn Tỳ Bà được dùng để đệm cho các Tiên nữ bay lượn ở Đôn Hoàng. Đàn Tỳ Bà thường thích hợp nhất vì nó thể hiện các động tác múa tay nhẹ nhàng của các Tiên nữ.

Trong các đoạn sau, đàn Tỳ Bà và đàn Nhị được đối chiếu với các nhạc cụ khác để tạo nên một quan niệm nghệ thuật cổ điển. Người chế tạo nhạc cụ đã sử dụng gỗ để chế tạo ra các nhạc cụ Trung Quốc. Sự kết hợp giữa nhạc cụ phương Đông và phương Tây phản ánh văn hóa thịnh vượng của người Trung Quốc cổ đại.

Với việc càng lúc càng nhiều nhạc cụ khác tham gia, tất cả các bức bích họa và tượng xung quanh người thợ thủ công như sống lại. Trong tiếng nhạc du dương, các Tiên nữ từ trên trời bay lượn xuống, khiến người thợ thủ công trở nên phấn khích.

Lúc này, một bức tranh vĩ đại và lộng lẫy có một không hai được trưng bày trước mặt nghệ nhân. Đó là bức một ngàn vị Thần và vị Phật ngồi trên tòa sen, phát ra hàng ngàn ánh sáng vàng kim, đả xuất ra những thủ ấn tay tuyệt vời, và triển hiện ra ánh sáng ngôn ngữ của Thiên quốc.

位於甘肅省肅南的「馬蹄寺石窟群」中,北涼時期的金塔寺石窟中心矗立一座「方形柱體」的涼州石窟樣式佛塔,也叫塔廟窟。圖為金塔寺的中心塔柱。(公有領域)Cột tháp trung tâm của Kim Tháp Tự. (Phạm vi công cộng)

Sau khi nhìn thấy những cảnh tượng của Thần và Phật, người thợ thủ công càng có thêm niềm tin vững chắc hơn, ông chỉ cần có niềm tin, sẽ không cảm thấy cô đơn ngay cả trong đau khổ.

Vào giây phút cuối cùng, người nghệ nhân nhận ra rằng, nguồn cảm hứng sáng tạo và tất cả khả năng của mình là do Thần, Phật ban tặng.

Người xưa tin rằng, trên đầu ba thước có Thần linh, Thần Phật luôn ở bên cạnh những đệ tử của các Ngài. Những người có tín ngưỡng, có sứ mệnh thiêng liêng thì nên chia sẻ những thần tích đã chứng kiến.

Mọi việc chúng ta làm ở thế tục chẳng phải là tu luyện đó sao, phải trải qua trăm cay nghìn đắng tôi luyện. Mục đích của Thiên thượng là rèn luyện con người trở thành một người siêu phàm.

Thuần Chân
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao những người thợ Đôn Hoàng vượt qua nghìn năm cô đơn sáng tạo ra kỳ tích