Vì sao người xưa nói: ‘Trong nhà có 3 loạn, con cháu khó giàu sang’?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi nói đến văn hóa truyền thống, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bài thơ cổ đặc sắc được lưu truyền qua các thời đại, bởi vì có rất nhiều bài thơ nổi tiếng mà gia đình nào cũng biết. Thơ cổ là một bộ phận rất quan trọng trong văn hóa truyền thống, được lưu truyền qua bao nhiêu thế hệ, nhưng có một phạm trù văn hóa truyền thống còn được truyền bá rộng rãi hơn cả thơ, đó là ca dao, tục ngữ.

Có lẽ khi nhắc đến những câu tục ngữ, nhiều người cảm thấy rất thân quen, bởi vì những câu tục ngữ ấy đã ở bên chúng ta khi chúng ta lớn lên. Giống như chúng ta thường nghe các cụ già trong nhà nói: “Ma đao bất ngộ khảm sài công”, có nghĩa rằng mài đao không sợ lầm công đốn củi, phàm là mọi việc đều cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo mới có thể đạt được hiệu quả, ví như “sự bán công bội” vậy.

Hay dân gian còn có câu:Ăn xong đi trăm bước, sống đến chín chín năm. Những câu tục ngữ được lưu truyền qua bao đời, như đã dưỡng thành một quan niệm sống của biết bao thế hệ, nhiều người không cần phải suy xét nhiều đến nội dung của câu nói, mà chỉ đơn giản làm theo, thực hành theo những lời “tổ tiên dạy”.

Trên thực tế, những câu tục ngữ dân gian không hoa mỹ như những câu thơ cổ, nhưng lại là những câu thể hiện rõ nhất trí tuệ của người dân lao động xưa, cũng như kinh nghiệm sống và ước nguyện của người dân lao động.

Tất nhiên, với sự phát triển của thời đại, một số câu nói được coi là “câu cửa miệng” của người xưa đã tụt hậu với thời đại này và không phù hợp để sử dụng. Nhưng vẫn có nhiều câu tục ngữ dù đã có từ rất lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị và có sức truyền cảm hứng cho mọi người.

Trong bài viết này, tác giả muốn chia sẻ với bạn đọc một câu tục ngữ cổ xưa vẫn còn nguyên giá trị: Gia trung hữu tam loạn, tử tôn yếu phú nan” - Trong nhà có 3 loạn, con cháu khó giàu sang.

Vậy, câu tục ngữ này có nghĩa là gì? Tôi tin rằng sau khi đọc nó, mọi người sẽ có thể cảm nhận được bằng trực giác rằng tổ tiên của chúng ta thực sự có trí tuệ tuyệt vời.

Nhà bếp bừa bộn

Dân gian có câu: “Dân dĩ thực vi thiên” có nghĩa rằng, dân lấy miếng ăn làm trọng, nhất là vào thời cổ đại, khi đó công nghệ sản xuất còn kém xa so với thời hiện đại nên đối với người dân việc được ăn uống đầy đủ là ưu tiên hàng đầu. Và “đồ ăn” đương nhiên không thể tách rời một nơi, đó là nhà bếp.

Trong mỗi gia đình, gian bếp là nơi tụ họp ăn uống của cả gia đình, nếu nơi này lộn xộn sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của cả gia đình.

Sự lộn xộn ở đây một mặt đề cập đến việc sắp xếp các vật dụng khác nhau không ngăn nắp, mặt khác là việc sắp xếp lộn xộn các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn.

Việc sắp xếp lộn xộn các vật dụng sẽ trực tiếp làm cho toàn bộ căn bếp trở nên bẩn thỉu, không ngăn nắp, trong trường hợp này rất dễ sinh sôi các loại vi khuẩn. Nếu để các nguyên liệu lộn xộn, việc bảo quản thức ăn cũng sẽ không được tốt, sẽ làm nguyên liệu thực phẩm bị hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn, có thể gây bệnh.

Đương nhiên, những bữa ăn được chế biến trong một môi trường như vậy rất dễ khiến các thành viên trong gia đình không được khỏe sau khi ăn. Vào thời cổ đại, hầu hết mọi người đều sống bằng lao động chân tay, trong trường hợp này nếu sức khỏe không tốt, gia đình làm sao có thể trở nên giàu có?

Mặc dù người xưa không nhất thiết phải biết "vi khuẩn" và "phản ứng hóa học gây bệnh", nhưng kinh nghiệm sống lâu dài của họ đã cho phép họ phát hiện ra những điều này. Đây không phải là hiện thân của trí tuệ của tổ tiên chúng ta sao?

Phòng học bừa bộn

Thời xưa người dân bình thường khó có cơ hội đọc sách, cho nên đại đa số người dân đều không có thư phòng. Tuy nhiên, đối với những gia đình giàu có sẽ có thư phòng riêng, tầm quan trọng của thư phong chắc chắn là rất cao.

Vậy tại sao sự bừa bộn trong phòng học lại ảnh hưởng đến thế hệ trẻ? Trên thực tế, có thể dùng một câu nói quen thuộc để giải thích: “Một nhà không quét, sao có thể quét được thiên hạ?”, muốn thành đại sự thì cần bắt đầu làm từ việc nhỏ.

Thế hệ trẻ học trong thư phòng, nếu phòng học bừa bộn, một mặt sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng đọc sách, mặt khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ đọc sách của các em. Việc đọc sách phải là một việc có tổ chức tốt, sự hỗn loạn trong học tập sẽ khiến thái độ học tập của con trẻ trở nên cẩu thả, không nghiêm túc, không coi trọng việc học tập, ít tìm tòi, sáng tạo và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi cử của họ sau này.

Danh xưng giữa họ hàng lộn xộn

Ở thời hiện đại, rất nhiều người không quá để ý đến quan hệ họ hàng, dù sao bây giờ giao thông phát triển, việc đi lại cũng trở nên dễ dàng, gặp gỡ nhiều người, tự nhiên nhiều người không cảm thấy mối quan hệ họ hàng rất đáng quý.

Nhưng vào thời cổ đại, nhiều người có thể chưa bao giờ rời khỏi nơi họ sinh ra và hầu hết người thân của họ đều ở gần nơi họ sinh sống.

Vì vậy, người ngày nay khi gặp khó khăn, rất nhiều người sẽ lựa chọn tìm đến những bạn bè để nhờ giúp đỡ, nhưng ở thời cổ đại, người luôn bên cạnh giúp đỡ chính là những người họ hàng. Người xưa trong gia đình có thể tồn tại nhiều thế hệ cùng sinh sống, hay gia tộc có mối liên hệ khá chặt chẽ, con cháu họ hàng có thể không ít, nên việc ghi nhớ tên anh em họ hàng hay vai vế trong gia tộc cũng không phải dễ.

Trong trường hợp này, nếu tên người thân bị nhầm lẫn, chắc chắn sẽ khiến người thân cảm thấy rằng bạn không quan tâm đến anh ấy, không tôn trọng anh ấy. Nếu thường xuyên nhầm lẫn, người thân sẽ dần trở nên ngại giúp đỡ.

Có câu “một sào ba cọc, anh hùng ba giang”, con người dù tài giỏi đến đâu cũng cần có sự hỗ trợ của người khác mới làm nên chuyện lớn.

Theo Vương Hòa - Aboluowang

Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Vì sao người xưa nói: ‘Trong nhà có 3 loạn, con cháu khó giàu sang’?