9 thứ không được cho vào lò vi sóng, nhiều người mắc sai lầm ngay từ đầu, quá nguy hiểm!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cho dù bạn đang hâm nóng thức ăn thừa hay rã đông thực phẩm, chỉ cần cho những thứ này vào lò vi sóng và bạn sẽ có thể giải quyết những vấn đề này chỉ sau vài phút. Lò vi sóng được ví như “ảo thuật gia” trong thế giới bếp núc!

Có một đoạn video trên Internet về việc hâm nóng nho trong lò vi sóng đã trở thành một chủ đề nóng hổi. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trong các thí nghiệm rằng, khi cho hai quả nho vào lò vi sóng, một ánh sáng quang điện sẽ được phát ra.

Khi hâm nóng chiếc bánh mì kẹp thịt, chúng ta đang mong chờ một bữa ăn thịnh soạn thì đột nhiên nhìn thấy chiếc bánh mì kẹp thịt của mình tự động bốc cháy trong lò vi sóng.

Lò vi sóng rất tiện lợi nhưng nhiều người chúng ta ít chú ý đế phương pháp làm nóng của lò vi sóng, nên dễ gây nguy hiểm nếu chúng ta không để ý và cho các vật dụng hay thực phẩm không phù hợp vào.

Phương pháp làm nóng độc đáo của lò vi sóng

Các dụng cụ nhà bếp thông thường như bếp lò tạo ra nhiệt và truyền nhiệt vào thức ăn để đạt được hiệu quả làm nóng.

Tuy nhiên, bản thân lò vi sóng không tạo ra nhiệt mà sử dụng magnetron của chính nó để chuyển đổi năng lượng điện thành vi sóng làm rung chuyển các phân tử thực phẩm, các phân tử này dao động nhanh với tốc độ 2,45 tỷ lần mỗi giây giúp hâm nóng thức ăn.

Do phương pháp làm nóng này khá đặc biệt nên chúng ta không được cho một số thứ vào. Nó có thể làm hỏng lò vi sóng, gây cháy hoặc các tai nạn mất an toàn khác. Vậy những thứ không được cho vào lò vi sóng là gì?

1. Trứng

Phương pháp làm nóng truyền thống là từ ngoài vào trong, trong khi phương pháp làm nóng của lò vi sóng là làm nóng đều mọi thứ. Điều này khiến việc hâm nóng trứng trong lò vi sóng rất nguy hiểm.

Bởi vì bên trong quả trứng sẽ nở ra nhanh hơn vỏ trứng khi đun nóng và sẽ sinh ra rất nhiều hơi nước bên trong quả trứng. Hơi nước này không có nơi nào thoát ra ngoài và sẽ gây nổ, khiến trứng văng tung tóe trong lò.

2. Bộ đồ ăn bằng kim loại

Mặc dù kim loại ổn định, chịu nhiệt và không bắt lửa trong điều kiện bình thường nhưng phương pháp làm nóng độc đáo của lò vi sóng có thể khiến các phân tử kim loại rung động dữ dội, khiến bộ đồ ăn bằng kim loại tự bốc cháy.

3. Giấy thiếc

Không được phép cho bất kỳ loại kim loại nào vào lò vi sóng và vì giấy thiếc có chứa kim loại nên cũng không được cho vào lò vi sóng.

4. Túi giấy

Bất kỳ đồ vật bằng giấy nào cũng không nên cho vào lò vi sóng, ngay cả kim loại cũng có thể tự bốc cháy trong lò vi sóng thì giấy lại càng dễ cháy hơn thế?

5. Hộp sữa

Hầu hết các hộp sữa đều được làm bằng giấy, nhựa, thậm chí được lót bằng giấy thiếc, đây là các chất liệu bị đưa vào danh sách đen và bị cấm sử dụng trong lò vi sóng.

6. Hộp nhựa

Hầu hết các loại nhựa đều không thích hợp để hâm nóng trong lò vi sóng. Loại nhựa duy nhất có thể cho vào lò vi sóng là Polypropylene. Nếu bạn không chắc chắn vật dụng của bạn có được làm bằng chất nhựa này không thì vì lý do an toàn, không nên làm nóng hộp nhựa trong lò vi sóng, trừ khi chúng được ghi trên bao bì là có thể hâm nóng bằng lò vi sóng.

7. Hoa quả mọng nước

Một số loại trái cây có chứa ion muối sẽ tạo ra điện trường mạnh dưới sự rung của lò vi sóng như nho, việt quất, cà chua bi... Nếu cho vào lò vi sóng, những loại trái cây này có khả năng phát nổ.

8. Ớt

Hâm nóng ớt sẽ không gây hại nhưng khi bạn mở cửa lò vi sóng, các chất thải ra từ ớt cay có thể gây kích ứng mắt và bỏng rát cho người.

9. Đóng nắp hộp kín

Khi đun nóng chất lỏng, hãy sử dụng hộp đựng có miệng rộng. Và tránh đựng trong hộp kín, do nhiệt sinh ra sau khi hâm nóng thức ăn sẽ khiến áp suất trong hộp đựng quá cao, dễ dẫn đến tai nạn cháy nổ và gây bỏng.

Khi hâm nóng thực phẩm đóng gói, hãy nhớ dùng kim hoặc đũa chọc thủng gói trước để tránh bị vỡ, bắn tung tóe, làm ố thành lò hoặc gây thương tích cho người.

10. Không có gì trong lò vi sóng

Để lò vi sóng chạy mà không có vật gì bên trong đó cũng có thể gây ra tai nạn. Vì không có gì để hấp thụ vi sóng nên khi lò phát vi sóng tần số cao, lò vi sóng sẽ tự hấp thụ chính những vi sóng này và bốc cháy.

Biên tập viên nhắc nhở mọi người rằng dù đồ gia dụng có dễ sử dụng đến đâu thì bạn vẫn cần chú ý bảo trì hàng ngày, nếu không hãy cẩn thận kẻo chúng bất ngờ “đình công”!

Phương pháp bảo trì lò vi sóng hàng ngày

1. Hãy để lò vi sóng đúng vị trí

Nên đặt lò vi sóng ở nơi bằng phẳng, cách xa nguồn lửa và vòi nước, các mặt bên của lò vi sóng nên đặt ở nơi thoáng gió, cách tường 5cm để tạo điều kiện cho nhiệt lượng tỏa ra.

2. Kiểm tra dòng điện

Lò vi sóng sử dụng điện, vì vậy hãy cẩn thận với tất cả các thiết bị điện. Thường xuyên kiểm tra dây nguồn vi sóng và khu vực xung quanh. Nếu phát hiện hư hỏng, hãy ngừng sử dụng để tránh đoản mạch dây hoặc rò rỉ vi sóng.

3. Giữ sạch sẽ

Đừng vội đóng lò vi sóng sau khi sử dụng mà hãy dùng khăn ẩm lau sạch để bên trong lò luôn sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là các khe hở ở cửa lò và khoang trong lò. Nếu cặn thức ăn rơi vào đó, nó dễ bị cacbon hóa, gây ra phản xạ vi sóng và làm cháy lò khi phát vi sóng.

Mọi người cần chú ý tới những điều ở trên và không nên cho những thứ không phù hợp vào lò vi sóng, để lò vi sóng trở thành trợ thủ đắc lực trong cuộc sống của chúng ta chứ không phải là mối nguy hiểm tiềm ẩn về an toàn cho gia đình.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Viện nghiên cứu thực phẩm

Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

9 thứ không được cho vào lò vi sóng, nhiều người mắc sai lầm ngay từ đầu, quá nguy hiểm!