Ai thả con ma ngủ vào cô bé - Chứng bệnh hôn trầm ngủ gật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây cô bé rất buồn ngủ, mí mắt như có sức nặng ngàn cân đang đè xuống, không mở mắt ra được. Như vừa nói, chỉ cần một giây là bị ma ngủ lôi đi, như con sâu ngủ vớ được gối êm, lập tức ngủ bất tỉnh nhân sự. Cả ngày hôn trầm trong giấc ngủ, càng ngày càng nặng, thành tích học tập rơi rớt suốt 4 tháng liền, phải làm sao đây?

Giới thiệu: Thy thuc Đông Y Ôn Tn Dung nhiu năm đm mình trong Đông y, hàng ngày tiếp xúc vi nhng bnh nhân muôn hình muôn v đến cha bnh, ngoài vic cha bnh, bà còn phân tích t nông cn đến thâm sâu cho bnh nhân, tìm ra ct lõi ca ngun bnh.

Sách “Bát din đương phong - Tuyt x phùng sinh” là trước tác th 8 ca bà, thu lc 37 câu chuyn sinh đng trong quá trình cha bnh, thp lên mt ngn đèn trí hu sáng sut cho thế nhân đang đau đn trong bnh tt và thng kh trong bin kh cuc đi.

Bác sĩ Ôn Tn Dung hin là Giám đc Phòng khám Đông y Minh Hu thành ph Đài Trung, Đài Loan.

Cô bé mắc chứng bệnh hôn trầm ngủ gật

Một phần ba thời gian của đời người là dành cho ngủ, ‘Ai là người vô ưu mà đi vào giấc ngủ?’ Ngủ thế nào? Từ lúc tỉnh táo đến lúc buồn ngủ, rồi từ từ chìm vào giấc, say sưa giấc nồng, gáy o o, dần dần nhập mộng, làm cho người mất ngủ trông thấy mà thèm.

Đồng hồ sinh học mà Ông Trời định ra là: Mặt trời mọc thì dậy làm, lặn thì nghỉ ngơi. Nếu mặt trời đã lên quá ngọn tre, nắng trưa rọi cửa mà vẫn mê đắm muốn ngủ, là chuyện gì vậy?

Đôi vợ chồng mới cưới, kết tinh của tình yêu đã hình thành niềm vui trong bụng người vợ, chưa từng biết rằng quá trình mang thai lại gian nan như thế. Sau khi thụ thai là nôn ọe, là xuất huyết âm đạo, thường đến bệnh viện phụ sản để an thai cầm máu.

Hai vợ chồng cẩn thận nâng niu suốt 9 tháng, chưa tới kỳ sinh nở thì âm đạo xuất huyết, phải đến bệnh viện an thai. Khi đủ ngày đủ tháng, cuối cùng thì một cô bé xinh xắn oe oe chào đời, cả nhà hân hoan. Bà ngoại sắm lễ dâng hương, cảm tạ Thần linh đã phù hộ cho cô cháu gái bình an.

Cô bé thông minh lanh lợi như một Thiên Thần nhỏ, bình an hạnh phúc trưởng thành, lúc nào cũng vui vẻ. Thấm thoắt cô bé đã 9 tuổi. Thế mà tay chân đang linh lợi của cô bỗng nhiên chậm dần, lên lớp thì ngủ gật, lực học cùng thành tích cũng trượt dốc.

Cha mẹ cũng hiểu rõ, không để ý đến thành tích học tập, chỉ cần cô bé vui tươi khỏe mạnh là được. Hơn nữa cô bé không có bệnh gì, thân thể cũng không thấy chỗ nào khó chịu. Mãi đến lúc thầy giáo ở trường gọi điện về nói cô bé thường đột nhiên ngủ thiếp đi, lúc này cha mẹ mới bắt đầu lo lắng.

Nói là lo lắng, nhưng cũng không đưa con đi khám bệnh. Họ quan sát con gái, thấy hình như không nghiêm trọng như lời thầy giáo nói, người cha bảo cứ để quan sát xem sao, thoáng chốc một năm đã trôi qua. Mỗi người chúng ta dường như chỉ là một con rối bị thời gian giật dây.

Gần đây cô bé rất buồn ngủ, mí mắt như có sức nặng ngàn cân đang đè xuống, không mở mắt ra được. Như vừa nói, chỉ cần một giây là bị ma ngủ lôi đi, như con sâu ngủ vớ được gối êm, lập tức ngủ bất tỉnh nhân sự. Cả ngày hôn trầm trong giấc ngủ, càng ngày càng nặng, thành tích học tập rơi rớt suốt 4 tháng liền, phải làm sao đây?

Người cha thận trọng đôn đáo đi hỏi bác sĩ, cuối cùng mang con gái từ miền Bắc (Đài Loan) tới phòng khám của tôi (ở Đài Trung). Cô bé có gương mặt tròn trịa rất đáng yêu, mỗi tội hai mắt nhắm hờ như hai sợi chỉ, cứ như có thể sụp xuống bất cứ lúc nào. Khuôn mặt vô cảm, thậm chí như trì độn, hỏi không đáp lời, như không hiểu tôi đang nói gì.

Vì tình hình nghiêm trọng của dịch viêm phổi Covid-19, cảnh báo cấp ba, khám bệnh không được bỏ khẩu trang, chủ yếu dùng hỏi thăm và bắt mạch. Khi người cha thuật lại bệnh tình thì cô bé bỗng nhiên mở mắt, tôi vội quan sát: Không phải ngái ngủ mà là thất thần, như thể bị mất hồn vậy, trong đồng tử còn có một hình ảnh.

Tôi lập tức cảnh giác, đây không phải là hội chứng sinh lý thèm ngủ thông thường, mà rất có thể là can nhiễu từ không gian khác. Kẻ nào đã lấy trộm thần khí của Thiên Thần nhỏ?

Tôi hỏi cô bé: ‘Bác giúp con châm cứu nhé?’

Cô bé vẫn ngây ngô như không hiểu tôi nói gì.

Châm một kim thăm dò, khi châm xuống huyệt Bách Hội, nếu có chút phản ứng của mắt thì còn cứu được. Nếu vẫn thất thần, không có phản ứng, thì khó cho tôi rồi, đã vượt khỏi phạm vi chữa trị của tôi.

Tôi nhẹ nhàng nói: ‘Này cô bé đáng yêu, bác giúp con làm chiếc ăng-ten trên đầu nhé, làm em bé có cái ăng-ten, rất hay đó! Được không?’

Nói xong, tôi bảo với cha cô bé: ‘Bệnh này châm cứu sẽ có hiệu quả rất tốt, cho cô bé thử châm cứu nhé?’

Cha cô vội gật đầu, đứng bên động viên con. Nhân lúc hai cha con co kéo, tôi nhanh tay châm một kim vào huyệt Bách Hội. Cô bé hỏi: ‘Bác sĩ à, bác đã châm chưa?’

Tôi giơ ngón tay cái nói: ‘Con rất dũng cảm, con còn không biết là mình rất dũng cảm đó, con là em bé có cái ăng-ten, đúng không?’

Tôi vừa nói vừa quan sát ánh mắt của cô bé, cảm tạ Trời Đất, trong mắt vẫn còn thần sắc. Nhân lúc cô bé đang hiếu kỳ, tôi hỏi nhanh: ‘Chúng ta lại châm nữa nhé, trông càng thêm đáng yêu đó, được chứ?’

Cô bé không cự tuyệt, không đợi cô trả lời, tôi liền châm huyệt Bản Thần. Nếu chậm trễ thì e là cô bé không muốn châm nữa.

Các bậc tiên hiền cho rằng, phần đầu là nơi ở của nguyên thần, chữ ‘Bản’ là chỉ cái gốc của ‘Khí’, vật chất trong huyệt Bản Thần là khí thiên tiên. Khi cô bé còn trong bụng mẹ, hai lần bị động thai xuất huyết, liệu có động vào huyệt Bản Thần không?

Tôi nói với người cha, lần sau sẽ chính thức châm cứu, thời cơ rất quan trọng, không thể chần chừ. Phải ghi nhớ: ‘Trong vòng nửa năm, cô bé không được tới đám tang, không đi thăm bệnh nhân nặng, không tới âm miếu, không tới miếu của bà ngoại. Buổi tối ra ngoài, phải về nhà trước 9 giờ. Buổi sáng và buổi tối, khi trời tối chớ vận động bên ngoài, không ăn uống đồ lạnh, đồ ăn có tính hàn’.

Châm cứu chữa trị

Để đề thăng dương khí bị hãm, châm huyệt Bách Hội. Tỉnh não khai khiếu, châm Đỉnh Trung tuyến, từ huyệt Bách Hội xuyên sang huyệt Tiền Đình, Ngạch Trung tuyến, từ huyệt Thần Đình hướng sang huyệt Ấn Đường, hai tuyến trước trán, khoảng từ huyệt Đầu Lâm Khấp hướng sang Đồng Khổng, ba tuyến bên trán, từ huyệt Bản Thần thấu sang đuôi mắt, đồng thời bổ thận.

Nguyên là cần châm huyệt Tâm Dũ, tim là gốc của sinh lực, là chỗ biến hóa của thần khí, là mặt trời của dương khí. Châm huyệt Tam Âm Giao để kiện Tỳ, ích Thận, thư Gan, điều hòa cân bằng âm dương, hiệu quả rất tốt. Nhưng do để tiện cho châm cứu trong tình hình dịch bệnh, nên châm tất cả ở vùng đầu, để họ nhanh chóng có thể về nhà. Châm một tuần một lần, nhưng cha mẹ cô bé nóng lòng, không quản tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, một tuần hai lần đưa con đến châm cứu.

Bác sĩ Đông y Ôn Tần Dung và cuốn sách "Bát diện đương phong - Tuyệt xứ phùng sinh" của bà. (Tổng hợp)

Dùng thuốc điều trị

Do nghi là có âm khí can nhiễu từ không gian khác đối với cô bé, nên cách trị không chiểu theo bệnh lý thông thường để kê đơn, mà dùng thuốc Đông y bào chế sẵn để điều trị.

Dùng thang Ma Hoàng, Phụ Tử, Tế Tân tác động theo kinh mạch Thiếu Âm, thèm ngủ là bệnh từ Thiếu Âm. Ma Hoàng làm toát mồ hôi, có tác dụng trợ giúp tuyến thượng thận, làm hưng phấn thần kinh trung khu. Lỗ chân lông, gọi là Huyền Phủ, 'huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn' (Tạm dịch: là chỗ hết sức huyền diệu, là cửa của những diệu kỳ), cũng gọi là Quỷ Môn, Ma Hoàng làm toát mồ hôi, làm dương khí đi ra bề mặt da, bảo vệ bên ngoài, vì thế Ma Hoàng thang còn được gọi là Hoàn Hồn thang.

Dùng hai thang trị đờm hỏa nhiễu loạn thần minh, cũng trị cả đờm thấp, cơ thể nặng nề, mệt mỏi.

Dùng Cam Thảo, Tả Tâm thang, Cam Thảo có tác dụng sinh biểu bì, đuổi âm tà.

Ba ngày sau cô bé được mẹ đưa đến, tôi kinh ngạc thấy mắt cô bé đã mở to tròn. Cô bé nguyên có đôi mắt đẹp, sáng trong, cô cười với tôi rồi rất dũng cảm tiếp nhận mũi kim châm.

Cô bé tự biểu đạt rằng, uống thuốc xong thấy miệng nóng lên. Đó là hiện tượng hồi phục dương khí, tôi bảo người mẹ dùng thêm mật ong phối hợp. Cô bé uống đến ngày thứ ba, không cần dùng mật ong, miệng cũng không thấy nóng nữa. Sau đợt châm cứu, bệnh buồn ngủ giảm hẳn. Mẹ cô bé thấy công hiệu rõ rệt như vậy, nên cũng tới để châm cứu chữa chứng mất ngủ.

Tôi dặn dò cặn kẽ cách dùng thuốc, buổi sáng, buổi chiều không cần uống thuốc. Sau bữa tối uống một gói thuốc, trước khi đi ngủ một tiếng thì uống hai gói thuốc. Người mẹ nghe có phần chưa hiểu, yêu cầu tôi nói lại lần nữa. Ai ngờ cô bé đứng bên đã thuộc lòng, nói lại không sai một chữ. Tôi và mẹ cô bé đều ngạc nhiên nhìn cô, Thiên Thần nhỏ thông minh lanh lợi đã quay lại rồi.

Như vậy sau bốn lần châm cứu, cô bé đã hoàn toàn hồi phục, lanh lợi hoạt bát như xưa, thần thái vui vẻ. Cha mẹ chưa yên tâm, nên vẫn đưa cô bé đến duy trì bảo dưỡng thêm hai tháng nữa.

(Tuyển từ cuốn "Bát diện đương phong - Tuyệt xứ phùng sinh" của Lương y Ôn Tần Dung/ Nhà xuất bản Bác Đại - Đài Loan)

Ôn Tần Dung - Epoch Times
Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Ai thả con ma ngủ vào cô bé - Chứng bệnh hôn trầm ngủ gật