Bài học giáo huấn: Kẻ đệ tử muốn giết Phật

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Trong quá trình 49 năm truyền Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni, đương nhiên đã gặp rất nhiều gian khổ, một trong số đó bất ngờ tới từ đệ tử của Ngài. Đặc biệt tồi tệ hơn nữa là người này đã nhiều lần cố lấy mạng của Đức Phật Thích Ca để nhằm thay thế Ngài, thậm chí có lần kẻ này đã dùng tà thuyết để chia rẽ tăng đoàn trong một thời gian. Ông ta là em họ của Đức Phật - Đề Bà Đạt Đa. Tại sao Đề Bà lại dám chống lại Đức Phật?

Truy cầu thần thông

Đề Bà Đạt Đa là em họ của Phật Thích Ca. Cha của Thích Ca Mâu Ni, Tịnh Phạn vương, là con trai cả của Sư Tử Giáp vương, ông có ba người em trai, mỗi người có hai người con trai. Đề Bà Đạt Đa là anh trai của A Nan. Ông có vóc dáng cao lớn, tướng mạo đường đường. Khi còn trẻ, các hoàng tử được học nhiều kỹ năng khác nhau, và ông thường tranh tài với Thái tử Thích Ca.

Sau khi Thích Ca khai ngộ, Ngài trở về quê hương thành Ca Tỳ La Vệ. Cảm hóa ân đức của Đức Phật và với sự khuyến khích của Tịnh Phạn vương, mọi người đã theo Phật xuất gia, trong đó có anh em A Nan và Đề Bà Đạt Đa.

Trong mười hai năm đầu, Đề Bà Đạt Đa nghiêm túc tu hành. Trong “Xuất diệu kinh” có ghi lại: ông ấy “trong mười hai năm, ngồi thiền nhập định, tâm không thay đổi, và đã tụng 60.000 bộ kinh Phật”. Trong “Đại Đường Tây Vực ký” do cao tăng Huyền Trang viết, có ghi lại rằng “phòng đá lớn, Đề Bà Đạt Đa đã nhập định ở đây!”

Phật Tử, Tu Sĩ, Đạo Phật, Thiền, Giác Ngộ, Tôn Giáo
Trong “Xuất diệu kinh” có ghi lại: ông ấy “trong mười hai năm, ngồi thiền nhập định, tâm không thay đổi, và đã tụng 60.000 bộ kinh Phật”.

Tuy nhiên, ông đã không chính ngộ quả vị, cũng như không tu xuất thần thông. Điều này chắc chắn khiến Đề Bà Đạt Đa, một người hay tranh cường háo thắng, cảm thấy rất mất mặt.

Theo kinh Pháp Cú, ở một nơi gọi là Kiêu Thưởng Di, Tăng đoàn nhận được nhiều lợi dưỡng và sự kính trọng. Mọi người mang những vật phẩm cung dưỡng, họ bước vào nơi tăng đoàn ở và hỏi: “Thích Tôn ở đâu? Trưởng lão Xá Lợi Phất ở đâu? Trưởng lão Mục Kiền Liên ở đâu? Trưởng lão Đại Ca Diếp ở đâu?”, nhưng không ai hỏi: "Trưởng lão Đề Bà Đạt Đa ở đâu?”. Điều này khiến Đề Bà Đạt Đa rất ghen tị.

Đề Bà Đạt Đa thỉnh cầu Phật Thích Ca Mâu Ni dạy mình thần thông. Ông nghĩ rằng, sở dĩ Đức Phật và các đại đệ tử được cung kính và cung dưỡng là nhờ có thần thông. Nhưng lời thỉnh cầu này đã bị Đức Phật từ chối. Đức Phật Thích Ca đã khuyên ông nên tu luyện “không” và trừ bỏ các chấp trước vào tự ngã và danh lợi tình. Ngài nhấn mạnh rằng đây mới là căn bản của sự giác ngộ.

Đề Bà Đạt Đa không cam tâm, lại thỉnh cầu Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và các vị A La Hán khác, nhưng không ngờ câu trả lời của họ đều giống với câu trả lời của Đức Phật.

Đề Bà Đạt Đa không bỏ cuộc, ông tìm gặp lại người em trai A Nan của mình. A Nan được biết đến là người hiểu biết sâu rộng. Ông phục vụ bên cạnh Đức Phật Thích Ca và là người có một trí nhớ rất tốt, hễ khi nghe Thích Tôn giảng Pháp liền có thể nhớ luôn. Với tính cách ôn hòa, A Nan không hiểu rõ về động cơ cầu xin dạy thần thông của anh trai, vì vậy A Nan đã dạy cho Đề Bà Đạt Đa từng Pháp tu tập thần thông mà mình nghe được.

Tự tâm sinh ma

Đề Bà Đạt Đa như có được báu vật, đã đến vùng núi hoang dã để luyện tập chăm chỉ, và quả thực đã tu xuất ra thần thông. Chẳng bao lâu, ông ta một mình đến xứ Ma Yết Đà, và thể hiện nhiều phép thuật biến hóa trước mặt Thái tử A Xà Thế, khiến Thái tử sùng bái, thậm chí còn ca tụng ông ta là “bậc thầy của Đức Phật, tài đức xuất chúng”, khiến Đề Bà Đạt Đa không khỏi tự mãn.

Đức Phật từng là Thái tử, nhưng Ngài đối xử bình đẳng với tất cả các đệ tử, Ngài từng nói: “Các đệ tử theo Phật xuất gia không phân biệt đẳng cấp xuất thân, tất cả đều bình đẳng”. Thế nhưng một số đệ tử của dòng họ Thích Ca lại vẫn tự cảm thấy ưu việt, thậm chí còn cho rằng sau khi Phật nhập diệt, tăng đoàn cần được tăng nhân thuộc dòng họ Thích Ca dẫn dắt.

Với thân phận cao quý trước khi xuất gia, cùng với trí thông minh, học thức và thần thông, Đề Bà Đạt Đa được rất nhiều tăng chúng tôn sùng, còn ca ngợi là “thế gia vọng tộc xuất gia, thông minh, có thần lực lớn, dung mạo đoan chính”. Thậm chí một số đệ tử dòng họ Thích Ca của Phật Đà còn chạy sang phía Đề Bà Đạt Đa.

Tu Sĩ, Đạo Phật, Tôn Giáo, Thiền, Phật Thủ, Brown Thiền
Đề Bà Đạt Đa được rất nhiều tăng chúng tôn sùng, còn ca ngợi là “thế gia vọng tộc xuất gia, thông minh, có thần lực lớn, dung mạo đoan chính”.

Thái tử A Xà Thế còn xây dựng một tăng viện tráng lệ cho Đề Bà Đạt Đa ở gần thành Vương Xá, mỗi ngày gửi tới 500 nồi nấu những món ăn ngon.

Trên thực tế, đối với người tu hành, sự ca tụng của người khác nên được xem như khảo nghiệm, để kiểm tra xem có vì thế mà sinh ra tâm hoan hỷ, hay thậm chí tự kiêu hay không. Bởi vì đây đều là những biểu hiện của chấp trước vào tự ngã và danh lợi tình, nhưng Đề Bà Đạt Đa không hề có ý thức về những điều này, chẳng những vui vẻ đón nhận mọi sự tán dương, sùng kính và cúng dường, mà càng ngày càng trở nên tự cao, thậm chí còn nói: “Đám đông vây quanh”, ta thật “không khác gì Như Lai”. Vậy là phiền phức tới, những chấp trước lẽ ra phải dần dần trừ bỏ, thì lại nổi mạnh trong tâm, thậm chí còn nghĩ mình cao hơn Phật.

Ông ta chỉ trích khắp nơi rằng Thích Ca Mâu Ni ngày càng già yếu, tăng đoàn thu nhận toàn những người vô dụng làm đệ tử, nếu không cải thiện từ căn bản thì sẽ sớm bị diệt vong. Ông ta nói rằng chỉ có mình mình mới có thể làm người kế thừa của Đức Phật.

Đức Phật không để tâm

Phật Thích Ca không muốn để ý tới những loại ồn ào này. Một hôm, Đức Phật và các đệ tử của Ngài đang đi trên đường, bỗng thấy Đề Bà Đạt Đa và một số tuỳ tùng tiến tới, Đức Phật liền tránh ra. A Nan có vẻ không vui, hỏi Đức Phật: “Tại sao Ngài lại tránh Đề Bà Đạt Đa? Lẽ nào Ngài sợ anh ta ?”

Đức Phật nói: “Ta không sợ hắn, nhưng cần gì phải gặp, tranh biện với kẻ ngu. Trong lòng hắn hiện đầy ác niệm, giống như chó dữ, càng để ý tới hắn, hắn lại càng vui”.

A Nan vẫn không thể hiểu được cách làm của Đức Phật, nhưng cũng không có cách nào khác. Trên thực tế, cách tốt nhất để đối phó với kẻ tự cao, tự đại, tự tâm sinh ma này là phớt lờ hắn, khiến hắn cảm thấy rằng không ai chú ý đến mình, và bản thân không có gì đặc biệt, thì ngọn lửa tự phụ trong lòng hắn sẽ dần dần bị dập tắt. Những lời khen ngợi, chú ý và tâng bốc vô tri đó, chính là ngòi nổ và chất xúc tác, khiến những kẻ đó trở nên kiêu căng và ngạo mạn.

Bởi vì suy nghĩ của Đề Bà Đạt Đa không chính, chẳng bao lâu thần thông của ông ta biến mất. Tuy nhiên, điều này đã không làm ông ta thanh tỉnh lại.

Ông ta tìm đến Thích Ca Mâu Ni và yêu cầu Đức Phật giao tăng đoàn cho ông ta lãnh đạo. Vậy Đức Phật sẽ làm gì?

‘Đạm thóa si nhân’

Phật Thích Ca Mâu Ni từ chối thẳng và nói với Đề Bà Đạt Đa: “Xá Lợi Phất trí huệ đệ nhất, Mục Kiền Liên thần thông đệ nhất, ta đều không giao quyền lãnh đạo tăng đoàn cho họ, lẽ nào có thể giao cho ngươi ‘đạm thoá si nhân’. Ý nghĩa chữ ‘đạm thoá si nhân’ là kẻ ngu bị nhổ nước bọt. Được biết, Đề Bà Đạt Đa từng dùng thần thông biến mình thành hình tượng cậu bé, chơi đùa cùng Thái tử A Xà Thế. Khi đó Thái tử nhổ nước bọt vào trong mồm Đề Bà, nhưng ông ta cũng không quan tâm.

Câu nói đó của Thích Ca Mâu Ni rất nặng. Thực ra trong nhiều lần luân hồi ở các kiếp trước, Đề Bà Đạt Đa đã có vô số lần tật đố và hãm hại Thích Tôn. Đối với những tổn hại về lợi ích, danh tiếng, thậm chí là sinh mệnh, Phật Đà đều không oán, không hối tiếc mà nhẫn, nhưng nếu liên quan tới lợi ích của đại chúng, khi gặp những tà kiến, tà thuyết làm lệch hướng của chúng sinh, Ngài đều đứng ở góc độ cứu giúp và bảo hộ chúng sinh để tiêu diệt cái ác, thể hiện rõ điều ngay chính, không bao giờ buông xuôi. Khi nghe những lời quở trách công khai này, liệu Đề Bà Đạt Đa có thanh tỉnh ra không?

Làm Phật chảy máu

Đề Bà Đạt Đa không hề tỉnh, ngược lại còn quá xấu hổ biến thành phẫn nộ, bắt đầu phát động hành động phản Phật, thậm chí còn nói ‘ta lấy Như Lai mà hại nó’. Ông ta biết Thái tử A Xà Thế rất tin tưởng mình, nhưng quốc vương của nước Ma Yết Đà - Tần Bà Sa La vẫn tín phụng và sùng kính Phật Đà. Quốc vương biết A Xà Thế sớm tối hỏi han Đề Bà, còn cung dưỡng 500 nồi thức ăn, bản thân ông cũng sớm tối hỏi thăm Phật Đà còn cung dưỡng 700 nồi thức ăn. Đề Bà Đạt Đa cảm thấy rằng, nếu muốn lật đổ Phật Đà, đầu tiên nhất định phải lật đổ vua Tân Bà Sa La. Vì vậy ông ta xúi giục Thái tử A Xà Thế, nói rằng họ cần khai sáng một thế giới mới, cần đưa nước Ma Yết Đà kiến lập thành một quốc gia lý tưởng, cần có vị vua mới và Phật mới. Ông ta xúi bảo Thái tử soán vị, cần giam cầm cha mẹ của Thái tử cho tới chết.

Quốc vương và hoàng hậu liên tục niệm Phật. Phật liền hiển hiện và thuyết Pháp cho họ, đưa họ lên Trời siêu độ. Sau khi A Xà Thế lên ngôi vua, nghe theo lời của Đề Bà Đạt Đa, đã phái sát thủ đi mưu hại Phật Thích Ca Mâu Ni. Không ngờ, những tên sát thủ tới trước mặt Phật, liền bị lực lượng từ bi sáng như nhật nguyệt của Đức Phật cảm hoá. Chúng vứt dao đi, từng tên quỳ gối trước Phật và quy y.

Vì sao đệ tử đệ nhất thần thông của Phật Thích Ca vẫn không thoát kiếp nạn bị ném đá đến chết?
hông ngờ, những tên sát thủ tới trước mặt Phật, liền bị lực lượng từ bi sáng như nhật nguyệt của Đức Phật cảm hoá. Chúng vứt dao đi, từng tên quỳ gối trước Phật và quy y. (Ảnh: wikipedia)

Đề Bà Đạt Đa thấy kẻ khác làm không được, bèn đích thân ra tay. Ông ta mai phục tại vách đá trên con đường núi Thích Tôn thường đi qua, khi Phật đi qua, ông ta đẩy tảng đá to xuống, ý định đè chết Phật Đà. Nhưng khi tảng đá tới đỉnh đầu của Thích Tôn, liền nứt tách ra làm đôi và rơi ra, chỉ có mảnh đá vụn nhỏ rơi vào chân của Phật, làm xước da và chảy máu. Trong suốt quá trình hại Phật, đây là một lần duy nhất Đề Bà Đạt Đa làm bị thương Phật. Đây cũng là sự kiện ‘làm Phật chảy máu' nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo.

Dùng sức người không thành, Đề Bà Đạt Đa liền nghĩ cách dùng sự trợ giúp của động vật, cho rằng súc sinh không hiểu được việc của con người, nhất định sẽ không bị Phật cảm hoá. Ông ta liền mượn Thái tử A Xà Thế một con voi to, ý đồ đợi Đức Phật đi ra ngoài hồng Pháp, bố thí, ông ta sẽ chuốc say con voi và thả nó ra để hại chết Phật. Ngày hôm đó, khi Phật Đà dẫn các đệ tử tới thành Vương Xá bố thí, khất thực. Bỗng nhiên một con voi lớn điên cuồng xông tới phía trước, các đệ tử hoảng sợ và bỏ chạy. Duy chỉ có A Nan không bỏ chạy, ông lấy thân mình đứng về phía trước che cho Đức Phật. Phật Thích Ca nói với A Nan: “Không có chuyện người đã thành tựu đại hạnh thành Phật lại bị bạo lực bên ngoài hãm hại tới chết”.

Khi Đức Phật nói, con voi say đã lao sang một bên, thấy Phật Đà thì hai gối mềm ra và quỳ xuống. Nó cung kính, nhẹ nhàng lấy mũi hít hít đôi chân Phật, trở nên vô cùng ngoan ngoãn. Điều này khiến nhiều người được trải nghiệm sức mạnh vĩ đại của Đức Phật, quy y Phật Pháp. Đề Bà Đạt Đa lại lần nữa thất bại.

Sát hại A La Hán

Đề Bà Đạt Đa nhiều lần hãm hại Phật đều bất thành, hơn nữa còn mất lòng người, bị dư luận lên án kịch liệt, Đề Bà vô cùng khó chịu. Một hôm, ông ta tới giảng đường nơi Phật thuyết Pháp, không hề rửa sạch chân dính bùn, ầm ĩ xông vào bên trong, làm bẩn ghế ngồi. Liên Hoa Sắc, tôn giả đã chính đắc A La Hán quả, quở trách ông ta vì sao không tuân theo giới luật của Phật, cần rửa chân trước khi bước vào điện đường. Đề Bà Đạt Đa đột nhiên nổi cơn lôi đình, với một nắm đấm đã đánh chết Liên Hoa Sắc. Sau khi sẩy tay sát hại Liên Hoa Sắc, Đề Bà Đạt Đa rất lo sợ rằng bản thân sẽ phải chịu nhân quả báo ứng mà bị hạ địa ngục. Ông ta lùi lại một bên và ngồi xuống, khuôn mặt đầy lo lắng. Lúc đó, một người ngoại đạo là Phú Lan Na Ca Diếp đến gần và nói: “Làm gì có kiếp sau, báo ứng. Ngài tự xưng vương, tôi sẽ là người đầu tiên ủng hộ Ngài”. Và trong tâm Đề Bà Đạt Đa liền khởi lên tà kiến cắt đứt tất cả thiện căn.

Phá hoại sự hoà hợp của tăng đoàn

Để tập hợp người và tự xưng vương, Đề Bà Đạt Đa mưu đồ chia rẽ tăng đoàn, tự đề ra ngũ pháp khổ hạnh, phô trương bản thân là người nghiêm khắc hơn trong giữ giới luật, tu hành khắc khổ hơn, muốn cưỡng chế mọi người tuân thủ, qua đó làm loạn tăng chúng và các tín đồ. Một hôm, lợi dụng khi Đức Phật và các đệ tử đều ở giảng đường, ông ta liền đem theo vài tuỳ tùng tiến vào, lớn tiếng nói: “Phật Đà! Gần đây trong khi thiền định tôi ngộ ra rằng, làm người Sa Môn, đầu tiên cần mặc quần áo quét phân; thứ hai là không được uống sữa và muối; thứ ba không được ăn cá thịt; thứ tư cần khất thực hoá duyên, không nên yêu cầu mọi người cung dưỡng; thứ năm cần thiền tọa tu hành ở ngoài trời, không nên ở phòng xá. Nếu có thể tuân theo ngũ pháp của ta sẽ có thể bớt ham muốn, biết đủ và đạt được Niết bàn nhanh hơn. Tôi muốn đưa ngũ pháp này để mọi người tuân theo. Ý của Ngài thế nào?”

Phật Thích Ca Mâu Ni - Phần 10: Hàng phục Rồng độc, Ca Diếp cầu độ [Radio]
Đề Bà Đạt Đa mưu đồ chia rẽ tăng đoàn, tự đề ra ngũ pháp khổ hạnh, phô trương bản thân là người nghiêm khắc hơn trong giữ giới luật, tu hành khắc khổ hơn, muốn cưỡng chế mọi người tuân thủ, qua đó làm loạn tăng chúng và các tín đồ.(Ảnh: Miền công cộng)

Đề Bà Đạt Đa nói xong dương dương tự đắc, nhưng lại bị Đức Phật từ chối. Theo “Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tì Nại Da phá tăng sự” và các ghi chép kinh thư Phật giáo khác, Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử của Ngài ăn thịt, và những khổ hạnh đó đều là những gì Đức Phật Thích Ca đã trải qua. Ấn Độ trước kia có một giáo phái cổ đặt rất nặng vào khổ hạnh. Ban đầu Đức Phật Thích Ca tu luyện cũng tu khổ hạnh trước, nhưng phát hiện ra hiệu quả thu được rất ít. Trong khi đó giữ giới và thiền định trong "giới, định, huệ" mà Ngài truyền sau khi khai ngộ, mặc dù khổ cực nhưng là vì mục đích vứt bỏ chấp trước, phản bổn quy chân. Còn đặt nặng vào khổ hạnh thì trái lại, hoàn toàn là cố chấp. Hơn nữa, làm theo một bộ phương pháp khác mà không tuân theo tu luyện Phật Pháp không phải là việc nhỏ.

Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng rằng Phật Như Lai nhiều như cát sông Hằng, có bao nhiêu Như Lai là có bấy nhiêu Phật Pháp nhưng từ trên xuống dưới đều quán thông, có thể độ con người tới thế giới của Phật. Còn một người thường có vắt óc nghĩ ra thứ gì đều cách Phật Pháp hơn cả 10 vạn 8 nghìn dặm, chứ đừng nói tới việc có bản sự độ con người tới thế giới của Phật. Nhưng đối với những người mới, có hiểu biết về Phật giáo còn hạn chế, điều này có ảnh hưởng can nhiễu rất lớn. Vì vậy Phật Thích Ca nói rằng muốn theo pháp này sẽ hoại Phật Pháp, nếu thụ trì pháp này thì sẽ có nạn. Vì vậy, Ngài căn dặn liên tục các đệ tử rằng đây chính là người ở địa ngục.

Tuy nhiên, những thứ có vẻ đường hoàng này lại mê hoặc các tăng nhân mới, thậm chí có người cho rằng vì Thích Tôn ghen tị với Đề Bà mới luôn có thái độ phản đối. Vì vậy, tăng đoàn chia rẽ làm hai. Một số người bị hấp dẫn bởi khẩu hiệu khổ hạnh của Đề Bà đã gia nhập vào với nhóm của ông ta. Với sự tiền hô hậu ủng của những người này, Đề Bà Đạt Đa đã tới núi Già Da khiến giáo đoàn Phật giáo vốn luôn hoàn bình, không tranh chấp bị chia rẽ. Ngoài tăng đoàn của Thích Tôn, xuất hiện một tăng đoàn khác, trong Phật giáo gọi là ‘phá hòa hợp tăng’.

Tuy nhiên, Phật Thích Ca Mâu Ni khoan dung với những người mới xuất gia, Ngài phái đại đệ tử Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên lên đường truy tìm họ để khuyến thiện, và đã thành công khiến một số người trong đó nhận rõ ra Đề Bà Đạt Đa đang loạn Pháp. Những người này đã quay trở lại tu luyện chính Pháp, sám hối trước Phật Thích Ca Mâu Ni.

Mười móng tay độc

Đề Bà Đạt Đa không duy trì được tăng đoàn của mình, nó ngày càng lụn bại một cách tuyệt vọng, nhưng bản tính ác của ông ta vẫn không thay đổi. Có người khuyên ông ta nên hối cải với Thích Tôn. Bỗng nhiên ông ta loé lên một ý nghĩ, giấu chất cực độc trong mười móng tay, ý đồ tấn công Thích Tôn. Nhưng khi ông ta giơ ra mười ngón tay, vồ Đức Phật, bỗng nhiên dưới đất xuất hiện một cái hố to với ánh lửa hừng hực, nuốt chửng lấy ông ta. Ông ta đã nghe và tin tà thuyết ngoại đạo, lại không tin thiện ác báo ứng, giờ bị giáng vào địa ngục, phải chịu báo ứng.

Theo ghi chép của “Xuất Diệu Kinh”, ông ta ở trong địa ngục trường kiếp chịu khổ, bị lửa thiêu đốt, xương cốt tứ chi từng mảnh điêu tàn, đầu bị gậy sắt đánh nát, bị voi lớn dẫm nát như bột.

Cũng có kinh Phật nói rằng, cũng may là trước khi Đề Bà Đạt Đa bị rơi vào địa ngục, trong lòng hối hận, miệng niệm ‘Nam Mô’, nhưng hai chữ ‘Phật Đà’ chưa niệm thì đã bị rơi thẳng vào địa ngục. Nhưng vì cuối cùng Phật tính của ông ta cũng hiển lộ, Phật Thích Ca lại cấp cho ông ta cơ duyên một lần nữa được tu luyện sau khi hoàn trả tội nghiệp. Nó cho thấy tầm quan trọng của từ bi và thiện niệm của Phật.

Khi pháp sư Huyền Trang triều Đường tới Ấn Độ cầu Pháp, từng có ghi chép về việc giáo phái của Đề Bà Đạt Đa vẫn còn tồn tại. Như vậy ngũ pháp khổ hạnh của Đề Bà năm đó có thể đã lưu truyền trên nghìn năm, cho thấy con người thế gian thật mê.

Đặc biệt, thời đại ngày nay của chúng ta đã tới thời kỳ mạt Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói tới. Những tà thuyết và tà kiến không tin Thần Phật, không tin nhân quả đã xuất hiện khắp nơi. Điều trông mong của Đức Phật Thích Ca đối với thời kỳ mạt pháp là sự cứu độ của Chuyển Luân Thánh Vương. Nhưng bài học của những người đi trước, dù là ở thời đại nào đều có tác dụng cảnh báo và khai sáng cho người có tâm.

Minh An
Theo Wenshidaguanyuan



BÀI CHỌN LỌC

Bài học giáo huấn: Kẻ đệ tử muốn giết Phật