Bài văn “Lỗ Đề Hạt đánh Trấn Quan Tây” đã viết gì khiến ĐCSTQ phải loại bỏ khỏi sách giáo khoa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo báo Epoch Times số ra ngày 27 tháng 5 năm 2016, Trung Quốc tiến hành xóa bỏ bài “Lỗ Đề Hạt đánh Trấn Quan Tây” trong sách giáo khoa trung học, với lý do các quan chức đưa ra là ‘không phù hợp với xã hội hài hòa hiện đại’.

“Đánh Trấn Quan Tây” kể về Lỗ Trí Thâm trượng nghĩa ra tay, giải cứu cha con họ Kim bị tống tiền làm nhục, đánh chết đồ tể Trấn Quan Tây. Lỗ Trí Thâm đứng hàng thứ 13 trong 108 vị anh hùng Lương Sơn, ứng với sao Thiên Cô Tinh. Nguyên là Đề Hạt dưới trướng của Kinh Lược Tướng Công Vị Châu - một chức quan trong quân đội vùng Sơn Tây, tục gọi là Lỗ Đạt. Lỗ Đạt là người khảng khái đại lượng, căm ghét kẻ ác, bộc trực hào sảng, nhưng cũng có nét tinh tế riêng.

“Đánh Trấn Quan Tây” lấy từ hồi thứ 3 trong ‘Thủy Hử truyện’ - một trong tứ đại danh tác Trung Hoa. Câu chuyện kể về 108 vị anh hùng lấy ‘Nghĩa’ làm lẽ sống, thay Trời hành đạo, hiển dương chính nghĩa. Họ cùng chung mục tiêu trừ tận gian thần loạn đảng cùng lũ tham quan ô lại, thậm chí đề xuất “Sát khứ đông kinh, đoạt liễu điểu vị” (đánh tới kinh đô, đoạt lấy vương vị). Dưới tình thế áp bức bất công như vậy, các hảo hán Lương Sơn tạo phản là hành vi chính nghĩa. Trong văn hóa truyền thống, các hảo hán chịu khổ chịu nhục đó chính là những thần tượng cứu tinh của bách tính.

Trung Quốc ngày nay là lúc cần nhất một hoàn cảnh xã hội công bằng chính nghĩa. Nơi công cộng đông người, người già bị ngã chẳng ai nâng, khi phụ nữ bị trêu chọc không người lên tiếng, ngay con trẻ bị xe cán bẹp dí cũng không ai màng, người ta kinh sợ mà kêu: Giới hạn đạo đức của người Trung Quốc đâu mất rồi? “Kiến nghĩa dũng vi” (thấy việc nghĩa liền ra tay), các nam nhi Trung Hoa chính nghĩa đi đâu hết?

Kỳ thực, điều ĐCSTQ sợ nhất là bách tính ‘đoạt mất ngôi cao’, nên từ khi kiến lập chính quyền đã ra sức hủy diệt văn hóa truyền thống, làm đảo điên đen trắng đúng sai, làm bách tính trở thành người câm kẻ điếc, để ĐCSTQ dễ bề duy trì ách thống trị tà ác. Đặc biệt thời Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, gông cùm, lục soát, cướp bóc, cưỡng gian, đánh chết không sao, mổ sống lấy nội tạng… gây tội ác tột cùng, người ta đều không lên tiếng! cho nên ĐCSTQ muốn tạo ra một hoàn cảnh: người già ngã xuống không ai đỡ, nữ bị cưỡng gian chẳng người màng. Nếu ai ai cũng có tinh thần nghĩa hiệp của Lỗ Đạt, thì ĐCSTQ kia đã sớm lụi tàn!

Chúng ta cùng xem Lỗ Đạt đã đánh Trấn Quan Tây như thế nào.

Vào thời Bắc Tống, hảo hán Cửu Văn Long Sử Tiến đi tới Vị Châu, có quen với Lỗ Đề Hạt của Tiểu Chủng Kinh Lược Phủ, hai vị có khí tiết tương đồng, rủ nhau đi uống rượu. Trên đường gặp vị hảo hán Đả Hổ Tướng Quân Lý Trung, thế là cả ba người cùng đi vào tửu quán.

Sau vài ba chén, đang lúc cao hứng thì nghe thấy phòng bên có tiếng khóc tức tưởi. Lỗ Đạt nóng nảy hất tung chén đĩa xuống sàn, tửu bảo vội chạy lại xin lỗi. Lỗ Đạt nói: “Là ai đang khóc bên kia, làm nhiễu loạn cuộc rượu của huynh đệ chúng ta? Gọi người đó ra đây!”

Chốc lát, tửu bảo mang tới hai người: một thiếu nữ tuổi chừng 18, mắt lệ đong đầy, theo sau là một người già tuổi chừng 60, trong tay cầm cái phách (nhạc khí gõ nhịp). Lỗ Đạt bảo họ ngừng khóc, kể rõ ra sự tình.

Nguyên là hai cha con họ Kim, con gái tên Kim Thúy Liên, là người Đông Kinh (Trịnh Châu). Cùng mẹ cha tới Vị Châu nương nhờ thân hữu, ai ngờ thân thích đã chuyển đi Nam Kinh. Bà mẹ lâm bệnh qua đời ở đó, hai cha con chẳng biết xoay sở ra sao, đành lưu lại tửu lầu hát xướng kiếm cơm qua ngày. Ở cầu Trạng Nguyên vùng ấy có một người xưng Trịnh Đại Quan, mệnh danh là “Trấn Quan Tây” (trấn giữ cửa phía Tây), thấy Kim Thúy Liên có chút tư sắc, liền tìm người ép mối lấy về làm thiếp, còn viết một văn tự ba nghìn quan tiền để làm lễ, nhưng sau đó nuốt lời một cắc không đưa. Kim Thúy Liên về làm thiếp được ba tháng thì bị vợ cả của Trịnh quan đuổi đi, lại còn truy đòi tiền đặt lễ. Cha con họ đâu có nhận được chút tiền nào, nay đào đâu ra mà trả. Đành vất vưởng nơi tửu lầu ca xướng qua ngày, đã thế thu nhập mỗi ngày đều bị nhà kia lấy đi hơn nửa, mấy hôm nay nhà hàng ít khách, không kiếm được tiền, sợ người ta đến đòi tiền hành hạ. Hai cha con nghĩ tới khổ nhục mà chẳng biết kêu ai, nên nức nở khóc than.

Lỗ Đạt nghe xong nói: “Hừm! Ta biết thằng Trịnh Đại Quan Nhân này, nguyên nó là một tên đồ tể mổ lợn! là kẻ bắt nạt! để ta đi giết hắn!”

Sử Tiến, Lý Trung ôm chặt lấy Lỗ Đạt, năm lần bảy lượt khuyên can.

Lỗ Đạt lấy hết tiền bạc mang theo, cùng Sử Tiến, Lý Trung gom lại được 15 lạng bạc, đưa tất cho cha con Kim Thúy Liên, để họ sáng hôm sau lên đường về Đông Kinh.

Về nhà, Lỗ Trí Thâm càng nghĩ càng bực, cơm chẳng thèm ăn, nằm ngủ vẫn ôm giận. Sớm hôm sau, Lỗ Đạt tới chỗ trọ của cha con ông Kim, giục họ mau rời đi. Tiểu nhị nhà trọ ngăn lại nói: “Lão Kim nợ tiền Trịnh Đại Quan, nên giao cho tiểu nhân đây trông coi họ.

Lỗ Đề Hạt bảo: “Tiền của tên đồ tể đó, ta sẽ đích thân trả, ngươi buông ra cho họ về quê mau!

Tiểu nhị kia đâu muốn buông tha. Lỗ Đạt nổi giận, nắm chặt nắm tay đấm thẳng mặt tiểu nhị, làm cho tiểu nhị tóe máu mồm, bồi tiếp một quyền làm rụng hai răng cửa. Tiểu nhị lồm cồm bò dậy chạy tọt vào trong trốn, ai còn dám ra cản đường nữa. Cha con ông Kim vội vàng rời khỏi nhà trọ nhanh chóng lên đường.

李德君:魯提轄為啥不給討饒的鄭屠調解機會
Tranh "Lỗ Trí Thâm đại náo rừng Dã Trư" ở hành lang Di Hòa Viên. (Miền công cộng)

Lỗ Đạt lo tiểu nhị đuổi theo ngăn cản hai cha con nên lấy một cái ghế đẩu, ngồi canh ở đó hai canh giờ. Dự tính họ đã đi xa mới đứng dậy, đi tới cầu Trạng Nguyên, tới quán bán thịt của tên đồ tể họ Trịnh. Trịnh Đồ vội ra nghênh tiếp, lấy nghế mời Lỗ Đạt ngồi.

Lỗ Đạt bảo: “Ta thừa lệnh Kinh Lược Tướng công: muốn 10 cân thịt nạc, thái nhỏ, không được dính tí mỡ nào”.

Trịnh Đồ nói: “Được rồi, chúng bay mau chọn ra 10 cân thịt ngon ra đây”.

Lỗ Đề hạt bảo: “Không cần bọn họ động tay làm bẩn thịt, ngươi phải đích thân làm!

Trịnh Đồ khúm núm: “Ngài nói phải, để tiểu nhân tự thái”.

Nói rồi, Trịnh Đồ tới phản thịt, lọc lấy 10 cân, thái nhỏ cẩn thận.

Tiểu nhị kia cầm khăn ôm đầu, chạy tới báo với Trịnh Đồ chuyện cha con ông Kim, thấy Lỗ Đề Hạt ngồi chặn ở đó, không dám tới gần, chỉ đứng nhìn từ xa.

Trịnh Đồ cắm cúi thái thịt cả giờ đồng hồ, xong dùng lá sen bọc lại nói: “Đề Hạt, tôi cho người mang đi nhé?

Lỗ Đạt bảo: “Mang cái gì! Chờ đấy, cần thêm 10 cân mỡ, không dính tí nạc nào, cũng thái thật nhỏ”.

Trịnh Đồ nói: “Rõ rồi, nhưng sợ trong phủ dùng làm nhân bánh, mỡ băm dùng làm gì?”

Lỗ Đạt trừng mắt quát: “Tướng công giao cho ta như vậy, ai dám hỏi?”

Trịnh Đồ đáp: “Chắc có việc cần dùng, tiểu nhân làm ngay đây”.

Trịnh Đồ lại chọn 10 cân mỡ béo, cẩn thận thái nhỏ, lấy lá sen gói lại. Thời gian mất cả buổi sáng.

Tiểu nhị kia đâu dám đến gần, ngay cả những người muốn mua thịt cũng không dám đến gần.

Trịnh đồ nói: “Tôi cho người mang đến phủ nhé?”

Lỗ Đạt nói: “Cần thêm 10 cân sườn sụn, cũng thái nhỏ, không dính tí thịt nào”.

Trịnh đồ cười: “Ông không phải đang cố ý trêu chọc tôi chứ?

Lỗ Đạt nghe xong đứng bật dậy, tay cầm hai bọc thịt, trừng mắt nhìn Trịnh đồ: “Là ta muốn trêu ngươi đó!”

Hai bọc thị bay thẳng mặt Trịnh Đồ tung tóe như ‘mưa thịt’, Trịnh Đồ nổi giận, không nén nổi nghiệp hỏa vô minh trong tâm, vồ lấy con dao lọc thịt sắc nhọn trên phản lao ra. Lỗ Đề Hạt sớm đã liệu trước, lùi ra ngoài đường.

Hàng xóm chục người xung quanh, không một ai dám vào khuyên can. Người qua đường hai bên cũng dừng chân cả lại, tiểu nhị kia cũng sợ ngây ra.

Trịnh Đồ tay phải cầm dao, tay trái định túm lấy Lỗ Đạt, bị Lỗ Đề Hạt chộp cứng lấy tay trái, tung một cước thẳng bụng dưới làm hắn ngã lăn ra đất. Lỗ Đạt bước lên dậm lên ngực hắn, giơ nắm đấm to như cái bát quát: “Tên đồ tể chó má này, cũng dám xưng là ‘Trấn Quan Tây’ sao, ngươi đã ức hiếp Kim Thúy Liên như thế nào?

Lỗ Đạt đánh xuống một quyền thẳng mũi, máu me be bét, mũi vẹo sang bên, nát bươm mặt mày. Trịnh Đồ không cự lại được, dao nhọn bị rơi sang một bên, miệng cố nói cứng: “Đánh hay lắm!”

Lỗ Đạt quát: “Thằng cướp gái này! Còn dám ứng khẩu!

Lỗ Đạt ại tiếp một đấm làm Trịnh Đồ lòi mắt ra ngoài, trông thật thê thảm. Người xung quanh đều sợ run, không ai dám đến khuyên can.

Trịnh đồ chịu không nổi bèn van xin tha mạng. Lỗ Đạt quát lớn: “Hừm! Nếu người dám đánh với ta đến cùng thì ta sẽ tha cho! Nếu hôm nay chỉ xin tha mạng thì ta không tha cho đâu!”

Lỗ Đạt lại đánh thêm một quyền vào đúng huyệt thái dương, chỉ thấy Trịnh đồ nằm thẳng cẳng, miệng thở hắt ra, không chút động đậy.

Lỗ Đạt giả vờ bảo: “Ngươi còn giả chết, ta còn đánh!”

Thấy mặt hắn nhợt nhạt dần, Lỗ Đạt thầm nghĩ: “Ta chỉ muốn đánh hắn một trận, ai ngờ ba đấm mà hắn chết.Ta sẽ bị quan bắt tội, không người đưa cơm, chi bằng nhanh chân rời khỏi nơi này”.

Lỗ Đạt liền rảo bước, ngoái lại chỉ vào thi thể Trịnh đồ nói: “Ngươi cứ giả chết, ta và ngươi sẽ dần hiểu nhau!”

Ông vừa mắng vừa nhanh chân đi xa. Hàng xóm cùng người nhà Trịnh Đồ không ai dám cản trở.

Lỗ Đề Hạt về tới nhà, vội gom chút bạc vụn cùng y phục, cầm theo cây gậy cao ngang lông mày rồi nhanh chân đi về cửa Nam, một mạch thoát đi.

Để trốn tránh quan quân truy bắt, Lỗ Đạt chạy tới Ngũ Đài Sơn xuất gia tị nạn, pháp danh Lỗ Trí Thâm. Ông không chịu nổi quy định thanh tịnh của Phật môn, nên uống rượu ăn thịt, bị phương trượng phạt chuyển đến chùa Đại Tướng Quốc ở Đông Kinh trông coi vườn rau, cũng tại đây, ông đã nhổ bật cây Dương Liễu, uy danh vang xa, đồng thời kết huynh đệ với giáo đầu của 80 vạn cấm quân - Lâm Xung. Sau này ông cùng Dương Chí, Võ Tòng chiếm núi Nhị Long làm đại đầu lĩnh ở đó. Lên Lương Sơn ông làm Tổng đại tướng Bộ quân. Sau khi mất, ông được hoàng đế truy phong danh hiệu: Nghĩa Liệt Chiếu Kỵ Thiền Sư.

Theo Đường Thanh - Epochtimes

Thái Bình biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bài văn “Lỗ Đề Hạt đánh Trấn Quan Tây” đã viết gì khiến ĐCSTQ phải loại bỏ khỏi sách giáo khoa?