Bằng chứng sự thật về nguồn gốc loài người bị che đậy hơn trăm năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Grand Canyon ở Mỹ không chỉ là hẻm núi có cảnh quan ngoạn mục nhất trên trái đất, mà rất có thể còn ẩn chứa những bí mật về các nền văn minh cổ đại và thậm chí là nguồn gốc của loài người.

Bí mật của hẻm núi lớn Grand Canyon

Ngày 5 tháng 4 năm 1909, trên trang nhất của The Arizona Republic - tờ nhật báo quan trọng nhất ở Arizona, Hoa Kỳ có một bài viết có tựa đề "Cuộc thám hiểm Grand Canyon", tựa đề tuy không có gì đặc biệt nhưng nội dung của bài viết lại vô cùng thú vị và bất ngờ. Bài báo hơn 2.000 từ này cho biết: Một nhà sử học và nhà thám hiểm có tên Kinkald đã có một khám phá gây chấn động thế giới tại khu vực Grand Canyon ở Arizona.

Quay trở lại một năm trước, Kinkald đi thuyền gỗ từ Green River ở Wyoming dọc theo Colorado đến một thị trấn nhỏ ở Arizona tên là Yuma. Kinkald là nhân viên của Viện Smithsonian - một trong những viện bảo tàng và nghiên cứu thiên nhiên lớn nhất ở Hoa Kỳ, tổ chức này có hơn 20 thư viện, 9 trung tâm nghiên cứu và 19 bảo tàng, như Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ nổi tiếng, Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ, Bảo tàng Viện Smithsonian và Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ.

Các bảo tàng này đều là tài sản thuộc Viện Smithsonian, vì vậy có thể nói Viện Smithsonian là một trong những tổ chức quan trọng nhất về khoa học tự nhiên cận đại ở Hoa Kỳ.

Tòa nhà trụ sở Viện Smithsonian. (Wikipedia)

Mục đích chuyến đi của Kinkald là để khám phá tài nguyên khoáng sản ở Grand Canyon. Ông say mê những hồ nước và ngọn núi tuyệt đẹp dọc đường đi. Thời đó không có máy ảnh cầm tay, việc chụp ảnh vẫn còn rất bất tiện, nhưng dọc đường ông vẫn vừa đi vừa chụp rất nhiều bức ảnh khác nhau.

Sau khi thuyền đi vào sông Colorado, hành trình của Kinkald bắt đầu chậm lại. Hơn 100 năm trước, sông Colorado rất dồi dào, nước ở đây chảy xiết, nó chảy qua phần thấp nhất của Grand Canyon, chảy qua Arizona rồi đổ ra Thái Bình Dương ở Vịnh California. Sau khi chiếc thuyền gỗ của KinKald tiến vào Grand Canyon, đầu tiên, con thuyền dừng lại ở một địa điểm, Kinkald không đề cập cụ thể địa điểm này là gì, nhưng đây là một địa điểm rất quan trọng trong toàn bộ câu chuyện.

Kinkald lên bờ và bắt đầu cuộc khảo sát của mình. Ông rất bận rộn với công việc thu thập các mẫu đá, chụp ảnh thực vật và đo đạc địa tầng. Sau khi đã mệt, ông ngồi trên một tảng đá để nghỉ ngơi. Trong lúc nghỉ ngơi, ông cũng không để mình được nhàn rỗi, vừa ăn một chiếc bánh sandwich vừa cầm trên tay chiếc kính viễn vọng và quan sát xung quanh. Chà, ông đột nhiên nhìn thấy một nơi kỳ lạ như thế này.

Trên một vách đá trên bờ cao khoảng 450 mét so với mặt đất có một lối vào hang động, kiểu hang động này tất nhiên rất phổ biến ở Grand Canyon, nhưng điều kỳ lạ ở chỗ dường như ở lối vào hang động này còn có những bậc thang. Điều này khơi dậy sự tò mò của Kinkald, chẳng lẽ còn có con người sinh sống trên vách đá này. Thế là Kinkald quyết định một mình leo lên vách đá này, cửa hang nhỏ đến mức chỉ một người mới có thể đi qua. Sau khi vào hang, Kinkald đã sốc trước những gì nhìn thấy, không nói nên lời.

Bài viết trên tờ The Arizona Republic viết:

Sau khi vào hang, có một đường hầm dốc xuống rộng khoảng 3 mét, dài 15 mét. Sau đó, đường hầm bắt đầu chia thành hai nhánh trái và phải, tạo thành hình chữ Y. Ngã rẽ này có đặt một bức tượng giống với Đức Phật phương Đông. Hai nhánh bên trái và bên phải lại phân thành thành vô số nhánh nhỏ khác, giống như một cái bản đồ hình cây vậy. Trên mỗi nhánh cây có hàng trăm căn phòng thông nhau, diện tích mỗi căn phòng không quá lớn, tương đương với một căn phòng hiện đại.

Đầu cuối của các nhánh cây dẫn đến một đại điện, có thể dung nạp hàng trăm người. Bên cạnh đại điện có một điện thờ riêng biệt, tại đây, trên tường đá có vô số hốc theo phong cách phương Đông, bên trong có những bức tượng tương tự như tượng Phật phương Đông, một số bức tượng tay cầm hoa sen, một số bức tượng Phật có vô số cánh tay. Tất cả các bức tượng đều được chạm khắc tinh xảo và được bảo tồn nguyên vẹn.

Từ đại điện, Kinkald tiếp tục đi sâu xuống, và phát hiện con đường lại chia thành hai nhánh. Một nhánh dẫn đến một tòa nhà hình tròn trông giống như một nhà kho mái tròn hiện đại, cao khoảng 4 mét, chất liệu trên tường rất giống với xi măng mà con người sử dụng ngày nay. Trên đỉnh bức tường có hai chiếc móc kim loại. Kinkald suy đoán rằng trước đây có thể đã có một chiếc thang được treo ở đó, nhưng lúc đó không có thang nên ông không thể lên kiểm tra.

Kinkald càng đi sâu hơn, nhưng điều kỳ lạ là ông không hề cảm thấy ngột ngạt, không hề bị thiếu oxy, cũng không ngửi thấy mùi gì đặc biệt, mà chỉ cảm thấy một luồng không khí đều đặn thổi về phía mặt của ông.

Nhánh còn lại dẫn vào sâu trong hang. Tại nơi sâu nhất của hang có một căn phòng, đây cũng là căn phòng lớn nhất trong quần thể hang động này. Dưới ánh đèn pin, Kinkald nhìn thấy một cảnh tượng khiến ông dựng tóc gáy, bên trong những hốc tường được khoét trên vách dày đặc những xác ướp. Khi nhìn kỹ hơn, ông thấy tất cả các xác ướp đều được bọc trong vải đay và vỏ cây, một mùi hăng xộc thẳng vào mũi Kinkald khiến ông choáng váng.

Mặc dù lúc này ông không được khỏe nhưng tâm trạng của ông vẫn rất tốt. Tại điểm dừng chân đầu tiên của cuộc thám hiểm, ông đã tìm thấy một kho báu khổng lồ như vậy. Trong hang động, ông còn phát hiện ra loại kim loại màu xám tương tự như bạch kim, cùng với đồ trang sức bằng vàng, đồ gốm cổ và đồ chạm khắc trên đá cực kỳ giống phong cách Ai Cập cổ đại.

Đây là nội dung đại khái của bài viết trên tờ báo The Arizona Republic. Ngay khi bài báo được đăng tải, cả bang Arizona đã chấn động và bàn tán sôi nổi. Thư từ bay về tòa báo như những bông tuyết, đường dây điện thoại của tòa báo luôn luôn ở trạng thái bận rộn, độc giả đều muốn biết hang động này nằm ở đâu và muốn khám phá nó.

Vài ngày sau, nhân lúc tin tức còn nói hổi, tờ báo The Arizona Republic đã đăng bài báo thứ hai về hang động này. Tuy nhiên, họ vẫn kín tiếng về vị trí của hang động, chỉ nói một cách mơ hồ rằng, hang động nằm trong khu bảo tồn do chính phủ chỉ định, nghĩa là công chúng không thể tiếp cận, rồi quay sang nói về các văn vật trong hang động.

Bài viết này viết:

Một chuyên gia tên Jordan đã nghiệm chứng rằng, có những chữ tượng hình bí ẩn được khắc trong hang động này. Chúng chắc chắn không phải là ký tự bản địa, mà giống với chữ tượng hình thời Ai Cập cổ đại. Ngoài ra, những xác ướp mà ông Kinkald phát hiện ra đều đã được xác định là nam giới. Vì thế Jordan đoán rằng, cung điện khổng lồ dưới lòng đất này có thể là một doanh trại, hơn nữa là một doanh trại khổng lồ, có thể chứa khoảng 50.000 người.

Nhưng các chuyên gia vẫn tiếp tục nghiên cứu lý do tại sao những văn vật giống với văn vật của người Ai Cập cổ đại, lại xuất hiện trong hang động ở Grand Canyon của Bắc Mỹ. Độc giả thì càng tò mò hơn, doanh số bán báo của The Arizona Republic tăng vọt, bán được nhiều hơn bình thường 20%.

Tin giả hay sự thực bi che giấu

Đúng lúc mọi người đang háo hức chờ đợi kết quả giám định của chuyên gia, thì mọi chuyện đột nhiên kết thúc. Bởi vì chính Viện Smithsonian đã đứng lên phủ nhận rằng: Chúng tôi không có nhân viên nào tên là Kinkald, đừng nghe những lời vô nghĩa của anh ta, và chúng tôi cũng không có chuyên gia nào tên là Jordan.

Điều quan trọng nhất là họ khẳng định họ chưa bao giờ tìm thấy văn vật thời Ai Cập cổ đại trong bất kỳ hang động nào ở Grand Canyon. Nói cách khác, The Arizona Republic đã đăng hai tin giả chưa được kiểm chứng nhằm thu hút sự chú ý.

Hầu hết độc giả đều cảm thấy thất vọng về chuyện này, nhưng một số lại cảm thấy nhẹ nhõm, bởi vì hai bài viết này không hề đề cập đến vị trí của hang động, và họ cũng đã đến Grand Canyon rất nhiều lần, và chưa bao giờ thấy hang động nào có bậc thang cả. Vì vậy, khi nói đến tin giả, điều này cũng phù hợp nhất với nhận định ngay từ ban đầu của họ.

Tuy nhiên, ngay khi mọi chuyện dường như đã lắng xuống, thì có người lại cảm thấy có gì đó không ổn. Bởi vì những đồ trang sức bằng vàng, đồ gốm và tác phẩm điêu khắc bằng đá mà Kinkald tìm thấy trong hang động, đột nhiên xuất hiện trong một bảo tàng thuộc Viện Smithsonian ở Washington DC, và trong kho tài liệu của Viện Smithsonian luôn ghi chép về một người tên là D.S. Jordan.

Người tên D.S. Jordan này không phải là một người bình thường, ông là tiến sĩ y học, cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Stanford, đồng thời là một trong những nhà ngư loại học quan trọng nhất trong những năm đầu của Hoa Kỳ. Tên và tên đệm của ông được viết tắt là D.S., và tên của vị chuyên gia giám định văn vật trong hang động tại Grand Canyon được The Arizona Republic đề cập, hoàn toàn trùng khớp với họ tên của ông (Davis Starr Jordan).

undefined
David Starr Jordan , chủ tịch sáng lập của Đại học Stanford, nhà ngư học, hiệu trưởng trường Đại học Stanford. (Miền công cộng)

Các tài liệu lưu trữ cho thấy Giáo sư Jordan và Viện Smithsonian đã cộng tác trong 30 năm từ 1880 đến 1910, và Kinkald làm việc dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Jordan.

Nhiều năm sau đó, kênh Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ thậm chí còn điều tra và tìm ra các bằng chứng xác thực. Hóa ra Kinkald từng phục vụ trong lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Sau khi nghỉ hưu, ông trở thành nhân viên của Viện Smithsonian, và đã làm việc ở đó được 30 năm. Vì vậy, việc Viện Smithsonian bác bỏ tin tức liên quan không chỉ phủ nhận Kinkald là nhân viên của mình, mà còn phủ nhận toàn bộ phát hiện của Kinkald. Ít nhất thì sự phủ nhận nhân viên này đã được chứng minh là lời nói dối.

Với cả nhân chứng và vật chứng, một số độc giả ban đầu nghĩ rằng câu chuyện khám phá của Kinkald là tin giả, thì giờ đây đã bắt đầu tự hỏi: Có phải Viện Smithsonian đang che giấu điều gì hay không?

Một nhà khảo cổ học tên là J.O. Kinnaman đã theo dõi hai bài báo của tờ The Arizona Republic, và thực sự tìm thấy một phần nhỏ hiện vật tại Viện Smithsonian. Sau đó, ông kết luận rằng, các văn vật giống thời Ai Cập cổ đại được tìm thấy, và hang động có bậc thang ở Grand Canyon đều có thật. Từ những manh mối được tiết lộ trong bài báo thứ hai của tờ The Arizona Republic, ông suy luận rằng, hang động có lẽ nằm ở khu vực có tên là Marble Canyon trên thượng nguồn sông Colorado.

Tại Grand Canyon quả thực có rất nhiều khu vực hạn chế do chính phủ Hoa Kỳ phân định, khách du lịch bình thường không thể vào, lý do chính phủ đưa ra là để bảo vệ môi trường tự nhiên. Khu vực Marble Canyon, thực sự là một khu vực hạn chế được chính phủ chỉ định. Mặc dù Marble Canyon được bao quanh bởi hai đường cao tốc 89 và 89A, nhưng giữa đường cao tốc và sông Colorado có vô số ngọn núi, từ đường cao tốc sẽ không thể quan sát được gì. Vì vậy, cho đến tận bây giờ, vị trí của hang động được đề cập trong hai bài báo hồi đó chỉ có thể có trong tưởng tượng của mọi người.

Sau đó, có một câu hỏi lớn đó là, nếu thực sự phát hiện ra hang động Ai Cập cổ đại tại Grand Canyon của Hoa Kỳ, vậy thì đó là một phát hiện lớn đối với lĩnh vực nhân chủng học và khảo cổ học, Viện Smithsonian che đậy vấn đề này là có động cơ gì?

Trước câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải tìm ra một câu hỏi khác: Nếu người Ai Cập cổ đại thực sự đã đến định cư ở Grand Canyon, thì họ đến được đó như thế nào. Có một số cách giải thích, và chúng ta sẽ nói về chúng từng cái một theo chỉ số tưởng tượng từ thấp đến cao.

Người Ai Cập cổ đại đã đến Grand Canyon như thế nào?

Phiên bản câu chuyện có chỉ số tượng tưởng thấp nhất là: Người Ai Cập cổ đại đã phát hiện ra lục địa Bắc Mỹ trước Columbus khoảng 3.000 năm. Nhà nghiên cứu truyền thông Jim Bailey đưa ra thời điểm là năm 1500 trước Công nguyên.

Người cai trị Ai Cập cổ đại lúc bấy giờ là một nữ Pharaoh tên là Hatshepsut, vốn là con gái của Pharaoh Thutmosis I thuộc Vương triều thứ 18 của Ai Cập. Theo tập quán kết hôn với họ hàng gần của triều đại Ai Cập cổ đại nhằm duy trì dòng máu thuần khiết, Hatshepsut đã kết hôn với người em cùng cha khác mẹ của mình là Thutmosis II, và trở thành vương hậu.

undefined
Nữ Pharaoh Hatshepsut. (Wikipedia)

Kết quả là người em trai ốm yếu của bà đã qua đời sau ba năm lên nắm quyền, Hatshepsut không có con, nên đã chọn một hoàng tử trẻ trong số họ hàng của em trai mình lên nắm quyền, và trở thành Thutmose III. Còn bà thì buông rèm nhiếp chính. Nhưng bà không thể kiên nhẫn, nên đã trực tiếp phế truất ngôi vị của Thutmose III, tự mình ngồi lên ngai vàng Pharaoh, với tư cách là nữ Pharaoh. Có thể nói, Hatshepsut chính là Võ Tắc Thiên phiên bản Ai Cập cổ đại.

Mặc dù nữ vương Hatshepsut đoạt quyền, nhưng là một Pharaoh, nên có trong tay quyền lực, bà quản lý toàn bộ đất nước một cách có trật tự và thịnh vượng. Nữ vương Hatshepsut cũng có tinh thần thám hiểm và đầy tính tò mò. Bà đặc biệt quan tâm đến thương mại quốc tế, và cử các đội thám hiểm đi khắp mọi nơi.

Vào thời điểm đó, Ai Cập có quan hệ thương mại thường xuyên với vùng Punt ở cực Nam Biển Đỏ. Vùng Punt này hiện nay là khu vực góc của châu Phi, và phần phía Nam của bán đảo Ả Rập. Ai Cập cổ đại và Punt trao đổi ngà voi, hương liệu, dược liệu và vàng với nhau.

Các cuộc thám hiểm đại dương của nữ vương Hatshepsut cũng di chuyển đến khắp mọi nơi, để tìm kiếm những vùng lãnh thổ mới. Vậy khả năng đi biển của người Ai Cập hơn 3.000 năm trước sẽ như thế nào?

Có thể nói năng lực đóng tàu của họ đã khiến người châu Âu thời Columbus phải xấu hổ. Bởi theo nghiên cứu hiện đại của các nhà Ai Cập học, dưới thời cai trị của nữ vương Hatshepsut, người Ai Cập đã có thể đóng được những con tàu có lượng choán nước hàng nghìn tấn. Bằng chứng là nữ vương đã cho xây dựng một ngôi đền ở Luxor, khiến các thế hệ sau này phải kinh ngạc. Ngôi đền này được gọi là Mortuary Temple of Hatshepsut.

A massive limestone temple towered over by cliffs of great height
Ngôi đền Mortuary Temple of Hatshepsut. (Wikipedia)

Hai bút tháp được dựng ở phía trước ngôi đền được xây dựng bằng đá cẩm thạch địa phương ở Luxor, bên trên có khắc chữ tượng hình ca ngợi công lao vĩ đại của nữ vương. Hai bút tháp này cao khoảng 60 mét, rộng 20 mét, tổng trọng lượng vượt quá 1.500 tấn.

Sau cái chết của nữ vương Hatshepsut, khi đó, Thutmose III đã trưởng thành, và vẫn lo âu về việc mình đã bị phế truất, nên đương nhiên Thutmose III sẽ không thể để những thành tựu của Hatshepsut được lưu lại. Vì hai bút tháp trước đền quá chướng mắt ông nên chúng đã bị tháo dỡ và vận chuyển đi.

Theo ghi chép của tài liệu lịch sử, bút tháp được chất lên một con tàu, và vận chuyển từ thượng nguồn sông Nile đến nơi nó được cất giấu ở hạ lưu. Con tàu đó có thể chở một chiếc cột nặng 1.500 tấn, vậy thì, trọng tải của nó thậm chí có thể sánh ngay với một tàu chở hàng cỡ nhỏ ngày nay. Trong khi soái hạm Santa Maria của Columbus năm 1492 chỉ có tải trọng 80-100 tấn, chỉ đơn giản là một chiếc thuyền tam bản nhỏ.

undefined
Bản sao soái hạm Santa Maria của Columbus. (Wikipedia)

Vì người Ai Cập cổ đại có thể đóng một con tàu lớn hơn soái hạm của Columbus, nên chỉ cần họ có bản hải đồ phù hợp, họ có thể thực hiện cuộc hành trình tới vùng biển xa, thậm chí là vượt đại dương.

Người cổ đại cách đây 3.000 năm có thể đã sở hữu một số kiến ​​thức mà sau này đã bị thất lạc. Vì vậy, ông Bailey tin rằng người Ai Cập cổ đại vừa có động lực vừa có khả năng khám phá ra châu Mỹ. Bản đồ tuyến đường trên biển mà ông Bailey đề xuất là như thế này:

Hạm đội thám hiểm của người Ai Cập cổ đại đi về phía Nam dọc theo Biển Đỏ, băng qua Ấn Độ Dương, và đi về phía Đông dọc theo đường xích đạo, đi qua các đảo Nam Thái Bình Dương, băng qua Thái Bình Dương, đến Vịnh California ở Bắc Mỹ, rồi ngược dòng dọc theo sông Colorado. Sau đó, người Ai Cập cổ đại định cư ở Grand Canyon, và trở thành những người nhập cư đầu tiên ở Bắc Mỹ.

Người cổ đại hàng ngàn năm trước đã có thể vượt đại dương, trên thực tế, câu chuyện của ông Bailey chỉ là tưởng tượng, các nhà sử học bình thường cũng không dám nghĩ như vậy. Nhưng thậm chí vẫn còn có ý tưởng kỳ lạ hơn.

Câu chuyện do nhà Ai Cập học tên là Stephen Mehler kể lại vô cùng kỳ ảo. Ông cho rằng người Ai Cập cổ đại đã đến Grand Canyon. Nhưng đó không phải là một cuộc di cư quy mô lớn, mà chỉ là một nhóm nhỏ. Họ đem tới Bắc Mỹ văn hóa và văn vật của Ai Cập cổ đại, nhưng họ còn có một nhiệm vụ quan trọng hơn là liên lạc với những người Hopi vốn sống ở Grand Canyon.

Trong Thần thoại của mình, người Hopi kể rằng, nền văn minh nhân loại đã trải qua sự luân hồi của bốn thế giới:

  1. Thế giới thứ nhất tên là Tokpela, bị hủy diệt bởi thảm họa hỏa hoạn;
  2. Thế giới thứ hai tên là Topka, bị hủy diệt bởi thảm họa băng hà;
  3. Thế giới thứ ba được gọi là Kasskara, bị chìm xuống biển do chiến tranh.

Người Hopi khi đó đang sống ở thế giới thứ tư, là thời kỳ văn minh thứ tư của nhân loại. Trong số những người Hopi đã trải qua những trận thiên tai tàn khốc trước đây, chỉ có những nhà hiền triết có phẩm chất đạo đức ưu tú mới có thể sống sót. Họ được các chòm sao trên bầu trời dẫn đường đến Grand Canyon ở Arizona, định cư trong hang động dưới lòng đất của Grand Canyon, và lặng lẽ chờ đợi ngày tận thế.

Mehler suy đoán rằng, có thể kiến ​​thức mà các thầy tế Ai Cập cổ đại lưu giữ có liên quan đến người Hopi. Nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập cổ đại và nguồn gốc của loài người có thể liên quan đến người Hopi. Vì vậy, họ đã cử một nhóm nhỏ vượt đại dương đến để tìm hiểu về ngày tận thế từ người Hopi.

Mặc dù vậy, hai phiên bản câu chuyện trên đều không được Viện Smithsonian chấp nhận, họ khẳng định không có hang động Ai Cập cổ đại ở Grand Canyon. Vậy nên, quay lại vấn đề quan trọng nhất, Viện Smithsonian phủ nhận sự tồn tại của hang động Ai Cập cổ đại ở Grand Canyon là vì động cơ gì?

Về chuyện này, các cư dân mạng có trí tưởng phong phú đã đưa ra hai lý do:

Đầu tiên là thuyết âm mưu trần trụi, đó là vì viện này được quản lý bởi một ban giám đốc, nên một số người hoài nghi cho rằng, một hoặc một số ông chủ lớn trong ban giám đốc có thể đã nhắm vào kho báu trong hang động, và muốn biển thủ chúng, nên họ đã ngăn chặn tin tức và phủ nhận sự tồn tại của hang động của người Ai Cập cổ đại.

Suy đoán này ác ý và quả thực cũng đầy sơ hở, bởi vì ban giám đốc của Viện Smithsonian do Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm, và có 17 thành viên, bao gồm các thẩm phán Tòa án Tối cao, quan chức liên bang, và công dân bình thường. Đồng thời, trong chính phủ liên bang có cơ quan giám sát tương ứng, muốn hối lộ ban giám đốc và toàn bộ cơ quan giám sát để biển thủ các bảo vật của Ai Cập cổ đại là chuyện rất khó thực hiện được. Cũng không có ai có thể cung cấp bằng chứng cho thấy thành viên ban giám đốc đã nhận hối lộ. Cho nên về cơ bản thì suy đoán này không thể giải thích được rõ.

Lý do thứ hai đáng suy ngẫm hơn, bởi vì giới nhân chủng học và khảo cổ học truyền thống tin rằng, người dân châu Mỹ đã đến đây như thế này:

Hơn 10.000 năm trước, một nhóm người châu Á đã đến Bắc Mỹ qua eo biển Bering. Sau đó, thế hệ này qua thế hệ khác di cư chậm rãi về phía Nam. Trải qua hàng ngàn năm, dấu chân của họ lan rộng khắp Bắc và Nam Mỹ, từ đó hình thành nên những người Mỹ bản địa mà chúng ta biết ngày nay, bao gồm cả người Inuit sinh sống ở vùng cực lạnh.

Cho đến khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ vào năm 1492, người châu Âu mới bắt đầu di cư tới châu Mỹ. Nhưng giờ đây lại thấy khả năng người Ai Cập cổ đại lại bất ngờ xuất hiện và đến châu Mỹ trước Columbus gần 3.000 năm, điều này hoàn toàn lật đổ những kết luận kinh điển của các khảo cổ học và nhân chủng học.

Vì vậy, các nhà chức trách thuộc các lĩnh vực khác nhau trong Viện Smithsonian đã gạt bỏ ý kiến bất đồng, và nhất trí phủ nhận thẳng thừng. Họ không muốn để những suy luận lan rộng ra xã hội, và ý tưởng bay bổng của Mehler, thậm chí còn liên quan đến Thần thoại của thổ dân Bắc Mỹ, liên quan đến nền văn minh thời tiền sử, đồng thời kết nối nó với văn hóa Ai Cập cổ đại, trực tiếp làm lung lay các giá trị cốt lõi của Viện Smithsonian - Thuyết tiến hóa. Điều này lại càng không thể chấp nhận được, nên họ cần phải phủ nhận.

Nếu nhân chứng và vật chứng đã xác thực, và một hang động của người Ai Cập cổ đại thực sự đã được phát hiện tại Marble Canyon, vậy thì lý do gì khiến Viện Smithsonian liều mạng phủ nhận chuyện này?

Có lẽ chúng ta sẽ chỉ biết được lý do thực sự sau khi chính Viện Smithsonian tiết lộ câu chuyện bên trong. Nhưng trước tiên, một chuyện cần phải xảy ra, đó là những thứ được phát hiện ở Marble Canyon cần phải được trưng bày trước công chúng.

Wenzhao
Tâm Nguyên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bằng chứng sự thật về nguồn gốc loài người bị che đậy hơn trăm năm