Biết tiêu tiền khôn ngoan quan trọng hơn học cách kiếm tiền

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người giàu thực ra không có gì đặc biệt, họ chỉ là biết học hỏi từ những thất bại và học cách đối mặt với thực tế của xã hội. Cuốn sách dưới đây sẽ phân tích thái độ của người giàu đối với công việc, đầu tư, các mối quan hệ và tiền bạc, để bạn có thể giảm thiểu sai lầm và đi đường vòng trong quá trình tích lũy tài sản. Đồng thời đạt được ba thứ quý giá đó là "thời gian", "con người" và "tiền bạc". Tất cả những yếu tố này là chìa khóa giúp bạn có được tự do về cả tài chính lẫn thời gian.

Học cách tiêu tiền

Nhiều người thường nhầm tưởng rằng nếu bạn biết cách kiếm tiền thì bạn có thể trở nên giàu có. Nhưng đây thực sự là một quan điểm sai lầm.

Ví dụ: Trước khi đổ nước vào bể, bạn nên kiểm tra xem đáy bể có lỗ thủng không. Vì nếu có lỗ hổng, thì dù có đổ bao nhiêu nước đi chăng nữa, thùng nước cũng không bao giờ đầy.

Nhiều người bỏ qua điểm này và lầm tưởng rằng chỉ cần kiếm tiền là giàu có, nhưng có người kiếm được nhiều tiền lại không thể giàu có.

Tiêu tiền phung phí cũng giống như uống nước muối, càng uống càng khát, càng muốn uống thêm.

Trong trường hợp đó, làm thế nào để chúng ta tiêu tiền một cách khôn ngoan?

Tôn chỉ, mục đích phải rõ ràng

Nói cách khác, bạn phải thiết lập một nguyên tắc rằng các khoản chi tiêu không được vượt quá thu nhập và bạn phải tự giải thích rõ ràng với chính mình mục đích tiêu tiền.

Ví dụ: nếu bạn có thu nhập hàng tháng là 18 triệu đồng, khi đi ngang qua một cửa hàng bách hóa, bạn nhìn thấy một bộ quần áo có giá gốc là 3,5 triệu đồng đang được giảm giá một nửa, nếu bạn mua thì chính là khoản ngoài dự tính. Vậy giá rẻ không có nghĩa là cần thiết.

Lấy một ví dụ khác, nếu bạn chất đầy các món ăn nguội vào giỏ hàng siêu thị và sau đó đăng ký trả góp ba tháng, điều này cũng không có nguyên tắc và mục đích rõ ràng. Rốt cuộc, các món ăn phụ không thể ăn trong ba tháng.

Vay tiền để mua một chiếc ví, một chiếc ô tô hoặc một chuyến du lịch xa xỉ không phải là một cách tiêu tiền lành mạnh.

Bạn càng tiêu nhiều tiền, bạn càng cảm thấy nghèo đi và bạn lại muốn tiêu nhiều hơn.

Nếu bạn mua chiếc váy đó một cách ngẫu hứng chỉ vì nó được giảm giá một nửa, và bạn sẽ không mặc nó thường xuyên. Tại sao? Bởi vì giảm giá quần áo thường là để thanh lý hàng tồn kho. So với chi phí sản xuất, chi phí hậu cần và lưu kho thực sự cao hơn. Nếu không bán kịp thời sẽ khó bán hơn bởi kiểu dáng lỗi thời và chi phí (nhân sự, quản lý, lưu kho,…) sẽ tăng lên gấp đôi.

Để nhanh chóng bán những bộ quần áo sắp hết thời và không bán chạy, các nhà sản xuất thà giảm giá để bán chúng. Nhưng cho dù loại quần áo đó rẻ đến mức nào, bạn sẽ không mặc chúng thường xuyên. Nhiều người có câu: “Của rẻ là ôi” Cuối cùng, bạn có thể cất bộ quần áo đó trong tủ thay vì lấy ra để mặc.

Ngoài ra, khi thu nhập hàng tháng là 18 triệu đồng, phí y tế cũng không nên vượt quá 10% tiền lương. Vậy rốt cuộc, quần áo mới cũng không thể giải quyết được nhiều việc phải lo khác. Trong khi đó bạn phải trả chi phí sinh hoạt, chi phí đi lại, chi phí ăn uống, thuế, tiền thuê nhà hoặc thế chấp, chăm sóc sắc đẹp và các chi phí khác.

Bạn cũng không cần phải bao biện cho việc mua sắm vô tội vạ của mình. Tháng tới, bạn vẫn sẽ đưa ra những lời bao biện khác. Tháng sau vẫn thế, thói quen xấu này cuối cùng sẽ dẫn đến chi tiêu vượt kiểm soát, khiến bạn thường xuyên lo lắng về nợ thẻ tín dụng và hóa đơn.

Điều tương tự cũng xảy ra đối với phí bảo hiểm vượt mức, khoản tiết kiệm thông thường và quỹ cá nhân. Trước tiên bạn phải biết cách kiểm soát chi tiêu.

美国理财:年过半百买房 是好主意吗?
Muốn tiết kiệm tiền thì trước tiên phải học cách kiểm soát chi tiêu. (Shutterstock)

Chi phí có thể được chia thành hai loại:

Đầu tiên là "chi phí cố định", tức là các chi phí thông thường hàng tháng, chẳng hạn như thuế, chi phí đi lại, tiền thuê nhà hoặc thế chấp, chi phí ăn uống, phí quản lý, phí bảo hiểm, tiền tiết kiệm thông thường, quỹ các loại, v.v. Chi phí cố định nên được kiểm soát trong phạm vi 50% thu nhập hàng tháng của bạn. Nếu bạn không biết chi phí cố định là gì, bạn có thể thử kiểm tra lại chi phí vài tháng trước, nếu nó liên tục phát sinh trong hơn ba tháng thì đó là chi phí cố định.

Bạn có thể sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến trên điện thoại thông minh của mình rồi tải xuống các chi tiết giao dịch và sắp xếp chúng thành một tệp Excel, để tiện theo dõi và sắp xếp chi tiêu sao cho hợp lý.

Ngoài ra, bạn không cần phải viết ra giá của mọi thứ một cách chi tiết. Ngày xưa, nhiều người ngay cả mớ rau cũng được ghi vào sổ sách vì rảnh rỗi. Nhưng trong xã hội hiện đại, ai cũng bận rộn nên việc ghi chi tiết từng thứ nhỏ nhặt thực sự không cần thiết.

Ứng dụng kế toán trên app có thể tự động tính phí thẻ tín dụng cho bạn, bạn có thể sử dụng nó để xem chi tiết các khoản chi hoặc bạn có thể chuyển toàn bộ nội dung sang tệp Excel. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng ngân hàng trực tuyến để xác nhận chi tiết giao dịch tài khoản, sau đó chuyển sang tệp Excel. Nếu tận dụng tốt hai phương pháp này, bạn có thể kiểm tra tình hình chi tiêu chi tiết hàng tháng mà không cần phải theo dõi từng tài khoản.

Sau khi xác nhận các mục chi tiêu cần thiết, nếu thu nhập hàng tháng của bạn là 18 triệu đồng nhưng chi phí cố định của bạn là 14 triệu đồng, bạn phải tìm cách giảm chi phí cố định xuống một nửa thu nhập hàng tháng là 9 triệu đồng. Cách dễ nhất là cắt giảm các chi phí không không cần thiết chẳng hạn như phí bảo hiểm, quỹ lặt vặt, mua sắm, v.v.

Sẽ không tốt nếu bạn miễn cưỡng trả phí không cần thiết và chọn tiếp tục thói quen cũ. Đây được gọi là hiệu ứng chi phí chìm, là hiện tượng trong đó một người miễn cưỡng chịu đựng tốn tiền dù biết đó là không cần thiết và cố chấp chịu những tổn thất trong tháng tiếp theo.

Mặc dù có vẻ như kiếm được nhiều tiền hơn sẽ giải quyết được vấn đề. Nhưng với cách chi tiêu bừa bãi này, cho dù bạn kiếm được bao nhiêu tiền thì chi phí cố định cũng sẽ tăng theo.

Ngoài ra, nếu phí đi lại chiếm tỷ trọng lớn trong khoản cố định thì nhiều người chọn cách mua xe đạp để đỡ tốn tiền xăng, nhưng thực sự đó là cách giải quyết không hợp lý. Bởi vì mục đích của việc làm đó chắc chắn không phải để giảm chi phí đi lại mà bạn chỉ là để kiếm cớ mua xe đạp mới.

Khi mua sắm, nhớ đừng dùng thẻ tín dụng trả góp không lãi suất. Trả góp bằng thẻ tín dụng này giống như vay một khoản ngắn hạn trong vòng 12 tháng. Hầu hết các sản phẩm áp dụng hình thức trả góp 0 đồng thực ra đều là những thứ phổ biến trên thị trường. Hơn nữa, lãi suất bằng 0 chỉ là chiêu trò tiếp thị, phí trả góp đã được tính vào giá sản phẩm, khi mua những sản phẩm đó là bạn đã thêm một khoản lãi suất trong đó rồi.

Thứ hai là "chi tiêu của người tiêu dùng". Về mặt kế toán, từ trái nghĩa của chi phí cố định là "chi phí biến đổi", có nghĩa là chi phí không cố định. Bất cứ ai kinh doanh, sổ sách dành cho chi phí cố định và chi phí tiêu dùng là không thể thiếu. Để thuận tiện, sau này chúng ta gọi chung là chi tiêu dùng. Bởi vì, “chi phí biến đổi” về mặt kế toán ít người dùng hơn và khó hiểu hơn.

Chi phí tiêu dùng để liệt kê đến các khoản chi tiêu không thường xuyên, chẳng hạn như quà tặng, đám cưới, quần áo, làm đẹp, thuế không thường xuyên, quà vặt hàng ngày, v.v. Nói một cách đơn giản, bất kỳ chi phí nào ngoài chi phí cố định đều là chi phí tiêu dùng.

Tiết kiệm khoản chi tiêu này dễ dàng hơn khoản chi phí cố định. Với thẻ tín dụng và chuyển khoản trên app, ai cũng có thể xác nhận thanh toán bất kỳ lúc nào. Ví dụ: nếu bạn đã tải xuống ứng dụng thanh toán trên điện thoại, bạn có thể kiểm tra số tiền tích lũy của thẻ tín dụng hoặc số dư tài khoản bất kỳ lúc nào và điều chỉnh chi tiêu của mình sao cho hợp lý.

Hãy thử tập tính toán chi tiêu trung bình hàng tháng trong khi kiểm soát hai khoản chi phí này. Thực hiện càng lâu càng tốt, vì chi phí của mỗi tháng có thể khác nhau. Ví dụ, đám cưới vào mùa xuân và mùa thu thường có chi phí cao hơn.

Khi bạn đã tính được chi phí trung bình hàng tháng của mình, hãy thử tăng số dư tài khoản của bạn trong khoảng thời gian ba, sáu và chín tháng.

Ví dụ: giả sử chi tiêu trung bình hàng tháng của bạn là 18 triệu đồng, bạn kiểm soát chỉ tiêu 50%. Và kể từ ngày kiểm soát chi tiêu, số dư tài khoản sau ba tháng phải là 27 triệu đồng, sau đó là 54 triệu đồng, 81 triệu đồng…v.v. Nếu tiếp tục duy trì thói quen này, bạn sẽ có thể kiểm soát chi tiêu của mình.

Sau khi bạn học cách kiểm soát chi tiêu của mình, tức là học cách tiêu tiền, bạn có thể tiết kiệm tiền cho dù bạn làm gì.

Một số doanh nhân nhầm lẫn tiền công ty với tiền cá nhân, đây cũng là một cách quản lý sai lầm. Bạn hãy ghi rõ mức lương hàng tháng, nhận lương từ công ty thì tính luôn lãi lỗ của công ty.

Nếu công ty bị lỗ, bạn phải tìm cách kiểm soát chi phí cố định của công ty và chi phí của người tiêu dùng. Nếu bạn tiếp tục thua lỗ, bạn nên tìm các phương pháp khác (như đóng cửa kinh doanh, v.v.) càng sớm càng tốt và đưa ra quyết định kịp thời.

Người mới luôn cho rằng kinh doanh quá đơn giản, cho dù lỗ ngày càng lớn, nhiều người vẫn ngây thơ chờ đợi “kỳ tích”. Nhưng quả thực đó là một cách “đốt” tiền không phanh.

Khi gặp tình huống như vậy, tôi khuyên bạn nên đọc kỹ Chương 5 "Thái độ trong kinh doanh" để chuẩn bị cho một khởi đầu mới. Nếu chúng ta không chuẩn bị trước và tiếp tục cầm cự trong tình trạng thua lỗ, khoản thâm hụt có thể tiếp tục trầm trọng hơn, thậm chí có thể làm liên luỵ đến người thân trong gia đình.

"Không có bữa trưa nào miễn phí cả." ─ Milton. Milton Friedman (Nhà kinh tế học)

J won - Epoch Times
Tuyết Nhi biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Biết tiêu tiền khôn ngoan quan trọng hơn học cách kiếm tiền