Bước đầu tiên trở nên giàu có: Học “quy tắc quản lý tài chính 6:3:1” mà người giàu hay áp dụng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với nhân viên có mức lương thấp hiện nay thật khó khăn trang trải cuộc sống, môi trường sống dường như không thể cải thiện được trong thời gian ngắn, vì vậy, nếu muốn tăng thu nhập, bạn chỉ có thể dựa vào nỗ lực của chính mình để thay đổi.

Có hai cách để thay đổi. Một là đầu tư vào chính bản thân để cải thiện hoàn cảnh ở nơi làm việc, phấn đấu là nhân viên tốt thì sếp sẽ tăng lương. Một cách khác là học cách đầu tư và quản lý chi tiêu tiền bạc tốt để giúp bản thân cải thiện cuộc sống!

Với hai phương pháp này, Tiến sĩ Selena đã quyết tâm thay đổi bản thân từ khi còn rất trẻ, từ một cô gái dạy nghề trở thành tiến sĩ ngành tài chính, và cô cũng đã khiến bản thân tốt hơn tại nơi làm việc!

Khi nói đến “tiết kiệm tiền”, bước đầu tiên giai cấp trung lưu sẽ học cách quản lý tiền, bước tiếp theo là học cách “tiêu tiền” hàng ngày.

Học cách tiêu tiền là biết sử dụng tốt số tiền đã kiếm được, bao gồm cả việc cân đối thu chi để đạt được tự do tài chính trong tương lai. Tiêu tiền hợp lý không phải là sống tằn tiện mà là phân bổ tốt số tiền bạn kiếm được một cách khôn ngoan, đầu tư vào bản thân để có thể làm ra tài chính và biết cách tích lũy hợp lý.

Trong các năm qua, Tiến sĩ Selena đã dạy cách quản lý tài chính trong câu lạc bộ tài chính tiểu tư sản do công ty thành lập, từ đó cô quan sát thấy hai hiện tượng, một là các cô gái bình thường chỉ biết tiết kiệm tiền và gửi vào ngân hàng hàng tháng, không biết cách đầu tư và quản lý tiền hợp lý; bộ phận khác là phụ nữ với mức lương hàng năm từ hơn 300.000 đến 400.000 Đài tệ (230 triệu đến 305 triệu VNĐ), họ chỉ thu xếp tiền để mua bảo hiểm với trị giá tầm 100.000 Đài tệ (76 triệu VND), và tất cả số tiền tiết kiệm được đều được đầu tư trong các công ty bảo hiểm.

Trên thực tế, cả hai phương pháp này đều không tốt lắm, điểm quan trọng trong việc thực sự học cách quản lý tiền là phân bổ thu nhập hàng tháng một cách thông minh.

Học đầu tư và quản lý tài chính không phải là kiến ​​thức khó, biết cách sống trong khả năng của mình và tìm ra sản phẩm tích lũy phù hợp với khả năng và ít chịu rủi ro nhất. Cho dù sau này bạn không trở nên giàu có thì ít nhất bạn cũng không trở thành người làm nghề với thu nhập bấp bênh.

Để diễn giải, chúng ta dùng câu nói nổi tiếng của Vương Vĩnh Khánh (chủ tịch hội đồng quản trị của Formosa Plastics Corporation) khi còn sống: “Mỗi đồng tiền bạn kiếm được, không phải là đồng tiền của bạn, mà mỗi đồng tiền bạn đã tiết kiệm được, đó mới chính là đồng tiền của bạn”.

Điều này cho thấy cách phân bổ thu nhập để đạt được sự cân bằng giữa tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư là một câu hỏi lớn.

Muốn đầu tư thì sợ không đủ tiền, muốn mua bảo hiểm lại lo bảo hiểm không đủ đảm bảo, vậy làm sao để có thể lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng hợp lý để cân đối quản lý và bảo vệ tài chính cùng một lúc? Chúng ta nên tận dụng tốt "quy tắc 6:3:1" để có thể dễ dàng lên kế hoạch cho những dự phòng kế hoạch hay rủi ro.

Cái gọi là “quy tắc 6:3:1” là chia tiền lương của bạn thành 10 phần bằng nhau, trong đó 6 phần bạn dùng cho chi phí sinh hoạt hàng ngày, 3 phần dùng để dành cho đầu tư vào bản thân hoặc quản lý tài chính, và phần cuối cùng được sử dụng cho việc lập kế hoạch bảo hiểm cơ bản. Hãy tìm hiểu phương pháp theo quy tắc này và bạn sẽ thấy rằng bạn có thể sử dụng tốt hơn số tiền khó kiếm được hàng tháng của mình!

Tống Vân - Aboluowang
Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bước đầu tiên trở nên giàu có: Học “quy tắc quản lý tài chính 6:3:1” mà người giàu hay áp dụng